Thi trắc nghiệm là gì? Tổng hợp thông tin về hình thức thi trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn có những thông tin cần thiết về cách thi đang được áp dụng và khá mới mẻ ở Việt Nam này.

1. Thi trắc nghiệm là gì?

Từ trắc nghiệm trong tiếng Hán có nghĩa như sau: trắc là đo lường, nghiệm là suy xét, chứng thực. Vậy thi trắc nghiệm là bài kiểm tra đo lường, chứng thực kiến thức của học sinh. Trắc nghiệm khách quan (tên tiếng Anh là Objective test) là phương pháp dùng để kiểm tra nhanh kiến thức, kỹ năng của người nào đó qua các câu hỏi đúng sai, câu hỏi lựa chọn đáp án A, B, C để đánh giá.

Đang xem: Khái niệm về trắc nghiệm là gì, trắc nghiệm khách quan trong Đánh giá

*

2. Các dạng bài thi trắc nghiệm hiện nay

Hiện nay, trong lĩnh vực giáo dục, cách thi trắc nghiệm được áp dụng khá phổ biến ở các kỳ thi, kiểm tra để đánh giá kết quả học tập, giảng dạy của người học đối với môn học nào đó ở các cấp học khác nhau hay kỳ thi tuyển chọn thí sinh cho các khóa học.

Phương pháp trắc nghiệm được chia làm 3 loại bao gồm: thi trắc nghiệm quan sát, trắc nghiệm vấn đáp và trắc nghiệm viết.

2.1. Hình thức trắc nghiệm quan sát

Cách trắc nghiệm quan sát là cách đánh giá dựa trên các thao tác, phản ứng vô thức, hành vi và kỹ năng thực hành, nhận thức của người học. Ví dụ như trong một tình huống nghiên cứu để đánh giá cách giải quyết vấn đề của người học.

2.2. Hình thức trắc nghiệm vấn đáp

Trắc nghiệm vấn đáp được dùng để đánh giá khả năng trả lời câu hỏi được nêu ra để kiểm tra trong một tình huống tự phát. Để xác định khả năng nhận thức của ai đó, hình thức thi này sẽ là sự tương tác giữa người hỏi và người trả lời. Chẳng hạn muốn xác định thái độ phản ứng khi phỏng vấn…

2.3. Hình thức trắc nghiệm viết

Đây là hình thức được dùng nhiều nhất vì thuận tiện với nhiều ưu điểm như dễ dàng thực hiện kiểm tra nhiều thí sinh cùng một lúc, cho phép thí sinh có nhiều thời gian để cân nhắc hơn trước khi trả lời cũng như có thể đánh giá thêm các loại tư duy khác ở mức cao hơn. Đồng thời, bản ghi rõ ràng có các câu trả lời của thí sinh cho người chấm và dễ quản lý mà không cần trực tiếp kiểm tra.

Trong cách thi trắc nghiệm viết, người ta chia ra làm 2 nhóm chính:

a. Nhóm các câu hỏi trắc nghiệm tự luận

Với nhóm câu hỏi tự luận, người học sẽ trả lời câu hỏi yêu cầu theo dạng mở. Nghĩa là thí sinh sẽ trình bày ý kiến trong bài làm để giải quyết những gì mà đề bài đặt ra. Ý kiến thường khá dài. Các kiểm tra trắc nghiệm này đã được sử dụng trong trường học từ khá lâu.

b. Nhóm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan hay gọi tắt là trắc nghiệm

Hình thức thi trắc nghiệm khách quan (Objective test) là dạng bài thi thường gồm rất nhiều câu hỏi. Trong đó, mỗi câu sẽ nêu ra một vấn đề với những thông tin được cung cấp để thí sinh trả lời ngắn gọn theo từng câu hỏi. Theo thói quen, hiện nay chúng ta vẫn gọi cách thi này là thi trắc nghiệm mà chúng ta sẽ hiểu ngầm là hình thức thi trắc nghiệm khách quan này.

Trong kiểu thi trắc nghiệm khách quan, có nhiều kiểu câu hỏi khác nhau mà bạn cần biết bao gồm:

•Loại câu ghép đôi (matching items) gồm 2 cột nhóm từ để các thí sinh ghép đúng từng cặp nhóm từ ở 2 cột với nhau để có câu trả lời đúng.

•Loại câu điền khuyết sẽ nêu một mệnh đề khuyết một bộ phận nào đó mà thí sinh phải đưa ra nội dung thích hợp để điền vào ô trống.

•Loại câu trả lời ngắn (short answer) sẽ gồm các câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn.

•Loại câu đúng sai (Yes/No questions): Đề bài đưa ra một nhận định yêu cầu thí sinh lựa chọn đáp án trả lời là đúng hay sai.

•Loại câu nhiều lựa chọn sẽ đưa ra một nhận định kèm theo 4,5 đáp án trả lời để thí sinh đánh dấu vào đáp án đúng hoặc tốt nhất.

Tóm lại, giữa các loại câu hỏi trắc nghiệm này, loại câu nhiều lựa chọn và câu đúng – sau sẽ trả lời đơn giản nhất. Câu hỏi nhiều lựa chọn được sử dụng nhiều hơn cả trong các kì thi. Vì vậy, các thi sinh nên biết rõ về đặc điểm của dạng câu hỏi này.

Loại câu trắc nghiệm lựa chọn gồm có 2 phần. Phần đầu là phần dẫn giúp nếu vấn đề với những thông tin cần thiết hay nêu một câu hỏi. Phần sau sẽ gồm các đáp án trả lời mà bạn cần đánh dấu chính xác vào đáp án đúng duy nhất. Các đáp án khác đưa ra có tác dụng “cân não” thí sinh. Vì vậy, để trả lời đúng, thí sinh cần có kiến thức chắc chắn mới có thể làm bài được.

Một câu nhiều lựa chọn NLC soạn tốt sẽ có những đáp án phụ gần với câu trả lời đúng để gây độ khó cho thí sinh khi trả lời.

Đây là những dạng bài thi trắc nghiệm được áp dụng phổ biến hiện nay, có trong các đề thi, bài kiểm tra mà học sinh đã được thực hành.

3. Những ưu điểm và nhược điểm của hình thức thi trắc nghiệm

Nếu bạn đã được làm quen với hình thức thi trắc nghiệm thì không thể bỏ qua những ưu điểm và nhược điểm của cách thi này.

*

3.1. Ưu điểm của hình thức thi trắc nghiệm

Thi trắc nghiệm hiện nay thể hiện được những ưu điểm hấp dẫn bao gồm:

Có thể ứng dụng CNTT vào quá trình chấm thi

Thi trắc nghiệm, thí sinh sẽ điền câu trả lời vào mẫu phiếu câu hỏi trắc nghiệm với các đáp án. Theo đó, máy tính sẽ tự động chấm bài mà không cần phải giáo viên chấm thi như lâu nay. Do đó, bài trắc nghiệm sẽ có kết quả khách quan hơn, nhanh hơn so với chấm bằng tay nên rất công bằng cho thí sinh. Đồng thời, máy tính casio sẽ tính toán những câu dễ và câu không quá khó nhanh hơn nhiều.

Tiết kiệm thời gian, chi phí khi triển khai

Thi trắc nghiệm sẽ có thời gian thi ngắn hơn, các cụm thi tập trung nên tiết kiệm nhiều chi phí công hơn cả.

Cho kết quả thi sớm hơn nhiều

Đặc biệt nếu chấm trên máy sẽ tự động làm mà con người chỉ cần bỏ bài thi vào để thực hiện. Trong khoảng 10 – 20 ngày sau, kết quả chấm thi trên toàn quốc đã có. So với cách thi tự luận mất nhiều thời gian chấm và phải huy động nhiều giáo viên trên cả nước, kết quả thi có khi phải hàng tháng mới có.

Kết quả thi công bằng, an tâm hơn

Với đáp án đúng sai rõ ràng nên thí sinh sẽ yên tâm hơn về kết quả thi của mình.

Điểm thi chia đều theo các câu

Điểm thi của bài trắc nghiệm đều có điểm là 0,2 điểm chia đều cho 50 câu. Trong khi đó, kiểu thi tự luận sẽ có các câu theo mức độ khó dễ khác nhau nên điểm cũng khác nhau.

Thứ tự tăng dần độ khó theo cấu trúc đề thi

Cấp độ khó của đề thi sẽ tăng dần từ câu 1 đến câu 50. Do đó, thí sinh nên làm theo thứ tự từ 1 đến 50 là thuận nhất, không nên bỏ qua câu hỏi nào.

3.2. Nhược điểm của hình thức thi trắc nghiệm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, hình thức thi trắc nghiệm vẫn còn tồn tại những nhược điểm như:

Giảm khả năng tư duy của người học

Thi trắc nghiệm, thí sinh chỉ cần tập trung vào kết quả chính xác mà không cần quan tâm đến các yếu tố khác như trình bày, tư duy cách làm ra sao so với hình thức thi tự luận khiến học sinh phải tự suy nghĩ độc lập giải quyết vấn đề. Đây là nhược điểm lớn nhất của hình thức thi này vì không thể biết quá trình tư duy làm bài của thí sinh.

Khó đánh giá năng lực thí sinh một cách khách quan

Để đánh giá năng lực thật sự của học sinh theo hình thức trắc nghiệm sẽ khó chính xác, thành tố may rủi. Mặc dù, kết quả đạt được do nhiều em có năng lực, làm bài theo kiến thức của mình nhưng cũng có nhiều em nhờ may rủi nên không hoàn toàn toàn công bằng cho các thí sinh khác.

Nội dung kiến thức có tính bao quát cao và rộng

Phạm vi kiến thức của bài thi trắc nghiệm thường rất rộng lớn, bao gồm tất cả kiến thức trong sách giáo khoa chứ không giới hạn kiến thức so với cách thi tự luận tập trung vào từng dạng và cách trình bày hơn. Còn thi trắc nghiệm không cần quan tâm nhiều đến cách trình bày.

Thời gian thi ngắn

Thi trắc nghiệm thường khiến thí sinh gặp áp lực về thời gian nhiều hơn trong khi đó, số lượng câu hỏi lớn, kiến thức rộng nên học sinh nào không học nhiều hiểu rộng, khó có thể làm hết bài thi.

Học sinh, giáo viên và cả phụ huynh áp lực hơn

Hình thức thi trắc nghiệm luôn được đổi mới để phù hợp với thực tế, khắc phục những tồn tại nên giáo viên cũng phải tìm cách đổi mới cách dạy, thay đổi cách kiểm tra, ôn tập và giáo án để học sinh nắm được kiến thức, hiểu bài, giải đề chính xác mà nhanh. Do đó, nếu không được hướng dẫn kỹ, học sinh sẽ không làm được bài.

Giáo viên lâu năm sẽ khó soạn đề

Vì là thế hệ trước, không ít giáo viên lâu năm không sử dụng tốt CNTT sẽ khó soạn đề hay thu thập các đề thi nên sẽ chậm hơn so với các thầy cô khác.

Xem thêm: Underscore Là Gì, Nghĩa Của Từ Underscore, Tra Tæ°Ì€ Underscore

4. Trình tự 5 bước làm bài trắc nghiệm

Khi bước vào phòng thi làm đề bài thi, các bạn cần lưu ý các trình tự dưới đây.

Bước 1:

Đầu tiên, các bạn nên tập trung làm các câu dễ trước, câu khó sau nhưng đừng mất quá nhiều thời gian cho câu dễ. Thông thường theo cấu trúc đề thi, câu dễ sẽ ở phần đầu trong khoảng từ câu 1 đến câu số 24 hoặc câu 30. Ngoài ra có ngoại lệ vì kiến thức của học sinh khác nhau có thể câu này dễ với học sinh này nhưng lại khó với học sinh kia và ngược lại nên có thể các bạn sẽ gặp câu dễ rải rác ở phần dưới của đề thi.

Để không phải rà đi rà lại, bạn nên đánh dấu các câu có thể làm nhưng nội dung trả lời dài nên để sau và có thể làm ngay khi có thời gian. Khi có câu trả lời, bạn đừng vội tô đáp án mà hãy để ở bước 3 sau khi đã kiểm tra lại chắc chắn câu trả lời cuối cùng.

Bước 2:

Ở bước này, các bạn sẽ tiến hành làm những câu đã đánh dấu ở bước 1 nhưng vì câu trả lời dài nên dành ở bước này. Bạn cần làm cẩn thận vì những câu hỏi dài thường đòi hỏi kiến thức, tư duy và sự vận dụng của người học cao hơn. Lưu ý có thể có bẫy.

Bước 3:

Các bạn kiểm tra lại đáp án đã trả lời ở các bước trên và tô vào bài thi. Để có đáp án cuối cùng chính xác nhất, bạn cần đọc kỹ lại câu hỏi, tránh sai lầm khi làm nhanh ở các bước trên. Nếu sửa lại đáp án, các bạn cần chắc chắn đáp án kia bị sai hoặc lỗi.

Bước 4:

Khi hoàn thành bước 3, bạn hãy tự trấn tĩnh bản thân bằng cách hít thở thật sâu trước khi thực hiện bước tiếp theo. Đây là bước gần cuối nên các bạn làm thêm được bao nhiêu hay đến đó với một tâm lý thoải mái. Ở bước 4, các em làm những bài khó này nếu hiểu hay đã từng gặp đề tương tự. Bạn hãy làm tới đâu tô tới đó.

Bước 5:

Lúc này thời gian không còn nhiều, chỉ còn khoảng 5 phút cuối cùng. Với những đáp án khó vượt khả năng của mình, các bạn hãy dùng kỹ năng khoanh bừa dựa vào yếu tố may rủi là chính. Để phát huy khả năng may rủi của mình, các bạn nên tìm hiểu các mẹo đánh bừa các môn để có kỹ năng cho mình.

Với 5 bước làm bài thi này, bạn sẽ hoàn thành bài thi tốt nhất trong khả năng của mình, để tránh mắc sai lầm không đáng có, đạt điểm thi cao nhất.

Gia sư lớp mới các môn học như Toán, Văn, Lý, Anh… liên tục được cập nhật tại gocnhintangphat.com đảm bảo phụ huynh sẽ cảm thấy hài lòng tuyệt đối.

5. Kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm đạt điểm cao

Để làm bài thi trắc nghiệm đạt điểm cao, bạn đừng bỏ qua những kinh nghiệm thiết thực cho mình dưới đây.

*

5.1. Đọc kỹ câu hỏi trong bài trắc nghiệm

Đọc đề thi trắc nghiệm, bạn cần đọc nhanh mà kỹ, không được phép đọc lướt, đọc cẩu thả bởi sẽ có nhiều bẫy nhỏ có trong đề thi mà chỉ có đọc kỹ mới giúp bạn nhận ra được. Ví dụ như bạn chọn câu trả lời không đúng trong các câu dưới đây. Nếu không đọc kỹ, bỏ sót chữ không là bạn đã trả lời sai và mất điểm câu này.

Vì vậy, bạn cần rèn luyện kỹ năng đọc nhanh mà chi tiết cho mình để không tốn nhiều thời gian, có thể bao quát toàn bộ câu hỏi. Bạn có thể đánh dấu những từ quan trọng trong đề để tránh sai sót khi làm bài.

5.2. Nhận diện câu hỏi dễ và khó nhanh nhất

Vì bài thi trắc nghiệm, các câu hỏi khó – dễ đều có điểm bằng nhau nên bạn không được dành nhiều thời gian cho câu hỏi nào mà cần làm câu hỏi dễ trước để lấy điểm đơn giản hơn.

Nguyên tắc là làm câu hỏi lý thuyết trước, câu bài tập sau, làm câu dễ trước, làm câu khó sau. Cố gắng không bỏ sót câu hỏi nào. Đề trắc nghiệm vào đại học, cao đẳng có khoảng 70 – 100 câu với thời gian làm 90 phút. Chia ra, bạn có chưa đầy 1 phút để tô đáp án một câu hỏi.

5.3. Đừng quá tập trung vào chi tiết mất thời gian

Vì mỗi câu hỏi đều có điểm ngang nhau nên bạn chỉ cần làm đúng theo yêu cầu của câu hỏi. Bởi thi trắc nghiệm có áp lực lớn về thời gian, chỉ có 90 phút để làm bài. Đây là thử thách mà bạn cần vượt qua nên phải làm khẩn trương, tiết kiệm thời gian bằng cách vận dụng kiến thức, kỹ năng của mình làm câu hỏi nhanh và chính xác nhất.

Bạn cần giải quyết bài toán câu hỏi nhiều và thời gian hữu hạn mà vẫn làm xong, đạt kết quả tốt nhất. Nếu câu nào bạn cũng viết ra nháp cẩn thận, chi tiết sẽ rất tốn thời gian. Bởi điểm của bài trắc nghiệm ở câu trả lời đáp án của bạn chứ không phải là cách làm. Vì vậy, bạn nên nhẩm trong đầu hoặc tốc kì viết ra nháp không cần bước giải, chữ đẹp gì hết chỉ cần ngắn gọn, dễ hiểu.

5.4. Tìm hiểu mẹo giải bài thi trắc nghiệm nhanh

Đây là cách giúp bạn trả lời những câu hỏi khó theo phương pháp phỏng đoán và loại trừ. Bởi những câu này, bạn không có kiến thức nên yếu tố may rủi là cần thiết.

Khi không chắc chắn về câu trả lời, bạn nên phỏng đoán theo logic và khoa học đôi khi tìm được câu trả lời đúng. Còn phương pháp loại trừ dùng khi bạn có thời gian để suy nghĩ nhưng có câu trả lời không chắc chắn. Bạn sẽ loại trừ các câu hỏi sai trước để tìm ra câu đúng. Loại được nhiều đáp án sai, câu trả lời của bạn có cơ may chính xác cao hơn.

5.5. Tạo thói quen dùng bút chì, tẩy và điền vào đáp án

Vào phòng thi trắc nghiệm, bạn nên mang theo vài bút chì để phòng khi bút gãy và cái gọt bút chì có thể dùng tới. Không gọt bút chì quá nhọn mà để hơi tù sẽ dễ dàng tô đáp án, không làm rách giấy thi. Tay phải cầm bút còn tay trái cầm tẩy. Bạn tô bút chì theo dáng thẳng đứng sẽ nhanh hơn. Dùng tẩy nếu nghĩ câu trả lời sai và điền lại.

Bạn chỉ tô vào 1 đáp án đúng, không tô vào 2 đáp án hay nhiều hơn. Không được gạch chéo hay đánh dấu cộng cho câu trả lời. Dò tìm câu trả lời, bạn dùng tay phải. Điền cẩn thận câu trả lời đúng, tránh điền nhầm dẫn tới sai kết quả như mình nghĩ.

5.6. Chú ý không bỏ đáp án trống

Khi làm bài thi trắc nghiệm, bạn cố gắng điền hết các câu hỏi, không quên điền đáp án của mình. Điều này giúp bạn có cơ hội đạt điểm cao nhất vì thi trắc nghiệm chưa áp dụng cách trừ điểm ngược khi trả lời sai. Vì vậy, bài thi của bạn còn cần yếu tố may mắn.

Đối với những câu khó mà bạn khoanh bừa cần tham khảo nguyên tắc, mẹo làm để lựa chọn kỹ lượng, thận trọng đạt độ chính xác cao hơn.

5.7. Thi trắc nghiệm không có cửa cho học tủ

Trong đề thi trắc nghiệm có rất nhiều câu hỏi với kiến thức rải khắp chương trình, không khoanh vùng nội dung trọng tâm cho các môn thi nên học sinh phải học toàn bộ kiến thức môn học.

Lúc này, bạn cần kỹ năng học đúng cách, không nhồi nhét vào đầu mà không hiểu rõ kiến thức sẽ khiến bạn dễ rơi vào tình trạng học sau quên trước. Do đó, học sinh cần có tư duy tổng quát mà nhạy bén, sắc sảo.

5.8. Đừng quên luyện tập làm trắc nghiệm nhiều

Trước kì thi, bạn nên luyện tập làm các đề thi trắc nghiệm nhiều ở nhà để nhận diện dạng câu hỏi trong đề thi và có các bước làm, phân bổ thời gian hợp lý, không phạm sai làm buổi thi.

Khi làm thử bài trắc nghiệm, bạn nên đánh giá những lỗi sai và lên cách sửa kịp thời. Đánh giá mức độ tiến bộ trong quá trình luyện tập.

5.9. Trước khi nộp bài cần xem lại cẩn thận

Bạn có thời gian vài phút để xem lại cẩn thận bài thi trước khi nộp bài để xem lại các lỗi có thể còn sót trong bài làm để sửa kịp thời. Đồng thời, gần sát ngày thi, bạn nên ôn tập lại chương trình học lại, xem lại những nội dung khó nhớ, nhớ lại những nội dung quan trọng. Đêm cuối cùng trước ngày thi, bạn tránh làm thêm những câu trắc nghiệm mới sẽ gây căng thẳng, hoang mang khi gặp câu quá khó.

Nói chung, hình thức thi trắc nghiệm được áp dụng nhiều trên thế giới hiện nay. Do nhà tâm lý Frederic Kelly nghiên cứu và áp dụng trong bài kiểm tra trí thông mình của quân đội Mỹ đầu tiên trong thế chiến thứ nhất, thi trắc nghiệm được sử dụng ở các quốc gia trên thế giới hay ở Việt Nam vẫn còn đó nhiều ý kiến ủng hộ và phê phán trái chiều khác nhau. Dù thế nào, trong các kỳ thi ở Việt Nam, hình thức thi này vẫn đang và sẽ được áp dụng với nhiều đổi mới và chỉnh sửa qua các năm. Vì vậy, các bạn học sinh nên nắm được những thông tin cần thiết cho mình.

Xem thêm: Các Mô Hình Wlan Là Gì ? Phương Thức Hoạt Động Mạng Wlan Tổng Quan Về Mạng Wlan

Trên đây chúng ta đã hiểu thế nào là thi trắc nghiệm và những thông tin về hình thức thi trắc nghiệm hiện nay để các bạn, đặc biệt là các em học sinh, phụ huynh tham khảo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *