Xét nghiệm Coombs (hay nghiệm pháp Coombs) là một kỹ thuật miễn dịch huyết học có vai trò quan trọng trong việc phát hiện các kháng thể không hoàn toàn có khả năng kết hợp với các kháng nguyên tương ứng trên bề mặt hồng cầu nhưng không có khả năng gây ngưng kết hồng cầu.

Đang xem: Test coombs là gì, kỹ thuật kháng globulin (nghiệm pháp coombs)

1. Xét nghiệm Coombs là gì?

Trong máu người tồn tại các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và các kháng thể có trong huyết thanh. Nếu huyết thanh chứa các kháng thể không hoàn toàn được tiếp xúc với hồng cầu đã có sẵn kháng nguyên bám trên bề mặt thì sẽ xảy ra hiện tượng kết hợp kháng nguyên – kháng thể.

*

Hình 1: Xét nghiệm Coombs phát hiện các kháng thể không hoàn toàn

Có 2 phương pháp để phát hiện kháng thể không hoàn toàn là: Nghiệm pháp Coombs trực tiếp và nghiệm pháp Coombs gián tiếp.

– Nghiệm pháp Coombs trực tiếp dùng để phát hiện các kháng thể đã được gắn lên bề mặt hồng cầu (hay được gọi là các kháng thể đã được cảm nhiễm).

Trong một số bệnh như tan máu tự miễn, lupus ban đỏ hệ thống hay trong quá trình truyền máu, có sự tiếp xúc giữa máu mẹ và con,… các tế bào hồng cầu sẽ bị các kháng thể bao phủ. Xét nghiệm Coombs trực tiếp được sử dụng như một test sàng lọc để phát hiện các kháng thể cố định trên bề mặt các hồng cầu dựa trên bản chất protein của các kháng thể này.

+ Trong xét nghiệm này các hồng cầu của bệnh nhân sẽ được trộn với huyết thanh Coombs. Huyết thanh Coombs thực chất là huyết thanh thỏ có chứa các kháng thể kháng gamma globulin người. Nếu trên bề mặt hồng cầu của bệnh nhân có các kháng thể sẽ gây nên tình trạng ngưng kết hồng cầu.

*

Hình 2: Kháng nguyên được gắn trên tế bào hồng cầu, kháng thể được tìm thấy trong huyết thanh

– Nghiệm pháp Coombs gián tiếp được dùng để phát hiện các kháng thể bất thường lưu hành trong huyết thanh của bệnh nhân. Các kháng thể này có thể phản ứng với các hồng cầu được truyền cho bệnh nhân.

Trong khi test Coombs trực tiếp giúp phát hiện các kháng thể đã được gắn lên bề mặt hồng cầu thì test Coombs gián tiếp sẽ giúp phát hiện các kháng thể tự do trong huyết thanh. Trong thử nghiệm này, huyết thanh của bệnh nhân được coi là kháng thể và các tế bào hồng cầu của người cho được coi như kháng nguyên.

+ Nghiệm pháp Coombs gián tiếp được thực hiện qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: huyết thanh sẽ được ủ với hồng cầu mẫu nhằm mục đích giúp các kháng thể tự do trong huyết thanh được cố định trên các hồng cầu mẫu.

Giai đoạn 2: cho thêm một lượng kháng thể kháng globulin người sẽ gây tình trạng ngưng kết các hồng cầu mẫu nếu trong huyết thanh của bệnh nhân có kháng thể bất thường.

Nên tiến hành xét nghiệm ở 37 độ C và 4 độ C để phát hiện các ngưng kết tố lạnh.

2. Kết quả xét nghiệm Coombs cho biết điều gì?

Mục đích của xét nghiệm là để phát hiện các kháng thể bất thường có thể gây các tai biến cho cơ thể.

– Kết quả bình thường là Âm tính (-): khi không tìm thấy kháng thể.

Xem thêm: Trung Nông Là Gì ? Trung Nông Nghĩa Là Gì

+ Đối với xét nghiệm trực tiếp phản ứng âm tính có nghĩa là không thấy có kháng thể gắn lên bề mặt hồng cầu.

+ Với xét nghiệm gián tiếp, phản ứng âm tính đồng nghĩa với việc máu người cho tương thích với máu người nhận trong truyền máu.

*

Hình 3: Xét nghiệm Coombs được chỉ định thực hiện trong truyền máu

– Kết quả Dương tính (+): khi có tìm thấy kháng thể, có xảy ra phản ứng kháng nguyên – kháng thể.

+ Kiểm tra Coombs trực tiếp dương tính có nghĩa trên bề mặt hồng cầu có các kháng thể chống lại hồng cầu. Thường gặp trong các bệnh lý như thiếu máu tán huyết hay thiếu máu tan máu gặp ở trẻ sơ sinh.

+ Kiểm tra Coombs gián tiếp dương tính tức là máu người cho và máu người nhận không tương thích với nhau, không thể truyền máu trong trường hợp này.

3. Xét nghiệm Coombs được thực hiện khi nào?

Có nhiều chỉ định áp dụng thực hiện xét nghiệm Coombs

– Xét nghiệm trực tiếp:

+ Để sàng lọc máu trong kỹ thuật định nhóm máu và làm phản ứng phát máu: nếu gặp các bất thường xảy ra khi truyền máu, chỉ định thực hiện xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân không phù hợp khi truyền máu.

+ Để kiểm tra các kháng thể bám trên bề mặt hồng cầu. Có thể gặp trong một số trường hợp như: bệnh lupus ban đỏ hệ thống, tăng nguyên hồng cầu bào thai, thiếu máu tan máu tự miễn, u lympho, viêm khớp dạng thấp, bệnh lý thận, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.

+ Kiểm tra trong trường hợp: nếu mẹ có nhóm máu Rh (-) sinh con Rh (+). Kết quả phản ứng sẽ cho biết nhóm máu của mẹ có truyền kháng thể sang cho con hay không trong quá trình mang thai.

*

Hình 4: Xét nghiệm giúp kiểm tra tương tác nhóm máu Rh giữa mẹ và con

– Xét nghiệm gián tiếp:

+ Sàng lọc trong truyền máu: xét nghiệm giúp phát hiện các kháng thể bất thường với hồng cầu người nhận từ đó lựa chọn được đơn vị truyền máu phù hợp đảm bảo không xảy ra tai biến trong truyền máu.

+ Kiểm tra phản ứng tương tác nhóm máu Rh giữa mẹ và con: trong trường hợp mẹ Rh (-) sinh con có nhóm máu Rh (+). Nếu kết quả là âm tính có nghĩa là mẹ chưa có kháng thể chống lại Rh (+) của con (không có sự nhạy cảm Rh).

Đối với phụ nữ đang mang thai nếu hiệu giá kháng thể Rh dương tính có nghĩa là trong máu đang có kháng thể chống lại nhóm máu Rh (+) do đó người mẹ nên kiểm tra sớm nhóm máu của em bé. Nếu em bé có nhóm máu Rh (+) thì người mẹ phải thường xuyên kiểm tra theo dõi tình trạng sức khỏe và nghe theo các tư vấn của bác sĩ để phòng ngừa tai biến có thể xảy ra.

Xét nghiệm Coombs là xét nghiệm khá đơn giản, quy trình thực hiện nhanh chóng không gây đau đớn cho người bệnh và an toàn không nguy hiểm đến tính mạng.

Xem thêm: Tmd Là Gì ? Làm Sao Để Nhận Biết Tmd? Từ Lóng Từ Viết Tắt Trong Truyện Tiếng Trung

Do đó, những người phải điều trị truyền máu hay những phụ nữ nhóm máu Rh (-) đang trong thời kỳ mang thai hay đang có kế hoạch mang thai đều nên đi kiểm tra xét nghiệm. Tuy nhiên , bạn nên chọn các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo kết quả là đáng tin cậy.

*

Hình 5: Đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa gocnhintangphat.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *