Hiện nay mọi người thường có nhu cầu tách một thửa đất lớn thành nhiều thửa đất nhỏ để bán, chuyển nhượng hoặc tặng cho người thân trong gia đình.

Đang xem: Tư vấn về việc tách thửa là gì, thủ tục tách thửa Đất quy Định thế nào

Alo Nhà Trọ chia sẻ cùng bạn đọc thủ tục để làm thể nào tách thửa đất mà bạn đang sở hữu để bán cho người khác? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

*

‌Tách thửa là gì

Là quá trình chia nhỏ thửa đất của bạn thành nhiều thửa khác nhau, quy trình chia này cần tuân theo quy định hiện hành của nhà nước về đất đai. Tách thửa nhằm nhiều mục đích như cho tặng một phần đất hoặc muốn tách để bán một phần nào đó.

‌Điều kiện tách thửa đất nông nghiệp

a) Trường hợp thửa đất thuộc khu vực quy hoạch, để sản xuất nông nghiệp: được phép tách thửa, thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 500m2 đối với đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp khác và 1.000m2 đối với đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.

b) Trường hợp thửa đất thuộc khu vực không phù hợp quy hoạch để sản xuất nông nghiệp và thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và công bố thì không được tách thửa.

Trường hợp thửa đất thuộc khu vực không phù hợp quy hoạch để sản xuất nông nghiệp và không thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và công bố, thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền theo quy định tại Điều 49, Luật Đất đai.

Như vậy, không phải đất nông nghiệp nào cũng được phép tách thửa. Chỉ có thửa đất thuộc khu vực quy hoạch, để sản xuất nông nghiệp mới được phép tách thửa và phải tuân thủ quy định về diện tích tối thiểu đối với thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại.

Căn cứ theo quy định trên thì bạn sẽ được phép tách thửa, nhưng các thửa đất mới được hình thành và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 500m2 đối với đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp khác và 1.000m2 đối với đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.

‌Quy định về tách thửa đất thổ cư

Thứ nhất: Phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về nguyên tắc khi có đất của mình thì mới có thể tách thửa được.

Xem thêm: Unchecky 0 – Download Unchecky 1

Nếu trong trường hợp chưa có giấy tờ đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau đó mới thực hiên được việc tách thửa.

Thứ hai: Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi thì muốn tách thửa cần phải đáp ứng được về hạn mức, diện tích tối thiểu để tách thửa.

Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về diên tích tối thiểu được tách thửa như sau: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Như vậy, khi tách thửa cần đáp ứng điều kiện về diện tích tôi thiểu, không quy định về điều kiện được tách thửa là đất phải thuộc quy hoạch.

Để biết về thông tin về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất cụ thể, bạn có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã tại địa phương yêu cầu được cung cấp thông tin.

Trong trường hợp cơ quan nhà nước từ chối việc tách thửa với lý do đất nằm trong quy hoạch, bạn có quyền làm đơn yêu cầu phía cơ quan nhà nước cung cấp thông tin để giải thích rõ vấn đề trên.

Lưu ý về quy định tại khoản 2,3 Điều 49 Luật Đất đai 2013 liên quan tới việc sử dụng đất khi có quy hoạch sử dụng đất, nếu diện tích đất nhà bạn đang nằm trong quy hoạch hàng năm thì quyền về sử dụng đất của bạn sẽ bị hạn chế.

Nếu đã có quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có kế hoạch sử dụng hằng năm và cơ quan nhà nước vẫn không có thông báo hoặc quyết định thu hồi phần diện tích này thì bạn vẫn thực hiện các quyền của người sử dụng đất, trong đó bao gồm quyền được tách thửa và cấp sổ đỏ riêng.

Xem thêm: Kiếm Tiền Bằng Nghề Lội Bùn Xúc Trùn Chỉ Là Gì, Cá Cảnh Chết Vì Trùn Chỉ

Thứ ba: bản thân cá nhân muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì buộc phải có nhân khẩu thường trú tại địa phương và có căn cứ sử dụng đất ổn định từ trước đến nay và không có tranh chấp về đất đai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *