Trích từ sách Biết và Thấy, tác giả Pa Auk Sayadaw. Chương bốn, phần câu hỏi. Tỳ Khưu Pháp Thông dịch

Hỏi: Liệu chỉ với sát-na định (khanika samādhi) người ta có thể hành niệm thọ (vedanārupassanā satipatthanā) để đạt các pháp siêu thế được không?

Đáp: Ở đây chúng ta cần xác định cái gọi là sát-na định đã. Thế nào là sát-na định? Có hai loại sát-na định:

– Sát-na định trong thiền chỉ (samātha)

– Sát-na định trong thiền quán (vipassanā)

Sát-na định trong thiền chỉ đặc biệt muốn nói đến định vốn lấy tợ tướng (patibhāga nimitta) làm đối tượng, như tợ tướng hơi thở (ānāpānā patibhāga nimitta) chẳng hạn. Nó là loại định đi trước cận định, và dành cho vị hành giả theo cỗ xe tịnh chỉ (samatha yānika).

Đang xem: Mỗi người Được bao nhiêu sát na là gì, sát na nghĩa là gì

Đối với vị hành giả theo cỗ xe thuần quán (suddha vipassanā yānika) có một loại sát-na định khác. Một vị thuần quán thừa hành giả thường thường phải bắt đầu với thiền tứ đại để đạt đến cận định hay sát-na định, và thấy các tổng hợp sắc (rūpa kalāpas), cũng như tứ đại trong một tổng hợp sắc. Thanh Tịnh Đạo nói rằng đó là cận định. Song phụ chú giải (sớ giải) của bộ Luận này (TTĐ) thì cho rằng đó chỉ là phép ẩn dụ, chứ không phải cận định thực thụ, bởi vì cận định thực thụ là đã gần với định của bậc thiền rồi.

Nhưng Jhāna (bậc thiền) không thể nào đắc được với loại thiền tứ đại. Khi hành giả có thể thấy được bốn đại trong một tổng hợp sắc riêng biệt thì đã có định sâu. Mặc dù vậy, hành giả cũng không thể đắc thiền nhờ dùng chúng (tứ đại) làm đối tượng được. Có hai lý do để giải thích điều này.

– Để thấy được tứ đại trong các tổng hợp sắc riêng biệt, tức là thấy sắc chân đế (paramattha rūpa), và để thấy sắc chân đế thì thực là thâm sâu vô cùng. Hành giả không thể nào đắc thiền (jhāna) với thực tại cùng tột (paramattha) làm đối tượng được.

– Hành giả không thể định sâu trên tứ đại trong các tổng hợp sắc riêng biệt bởi vì các tổng hợp sắc diệt ngay khi chúng vừa sanh. Điều đó có nghĩa rằng vì đối tượng luôn luôn thay đổi, cho nên hành giả không thể đắc thiền với một đối tượng luôn luôn thay đổi như vậy được.

Như vậy, vì thiền tứ đại không tạo ra jhāna (bậc thiền), nên chúng ta có thể hiểu rằng cận định vốn lấy tứ đại trong các tổng hợp sắc riêng biệt làm đối tựơng sẽ không phải là cận định thực thụ, mà chỉ là sát-na định thôi.

Đến đây chúng ta sẽ bàn đến sát-na định trong thiền minh sát. Điều này đã được nói đến trong phần niệm hơi thở (ānāpānāsati) của bộ Thanh Tịnh Đạo<80>.

Ở đây hành giả nên biết rằng sát-na định minh sát là thấy một cách triệt để tính chất vô thường, khổ, vô ngã của Danh-sắc chân đế và các nhân của chúng. Không thấy Danh-sắc chân đế và các nhân của chúng có thể nào có sát-na định được không? Điều đó không thể được.

Khi một chỉ thừa hành giả muốn hành minh sát, trước đó đã đắc thiền hơi thở (ānāpāna) thì nhập vào sơ thiền. Đây là Chỉ (samatha). Vị ấy xuất khỏi thiền này và phân biệt ba mươi bốn tâm hành của sơ thiền, rồi phân biệt vô thường, khổ, vô ngã bằng cách thấy tính chất sanh diệt của các pháp thuộc thiền ấy (jhāna dhamma). Đối với nhị thiền, v.v… hành giả cũng làm theo cách tương tự.

Vào lúc phân biệt như vậy vẫn có định. Với định này hành giả tập trung vào tính chất vô thường, khổ, và vô ngã của các pháp thiền đó. Định của hành giả lúc ấy cũng thâm sâu, và không đi đến các đối tượng khác. Đây là sát-na định, bởi vì đối tượng chỉ tồn tại nhất thời; ngay khi sanh lên, nó diệt liền tại đó.

Cũng vậy, khi hành giả đang hành minh sát để thấy ra hoặc là tính chất vô thường, khổ hoặc vô ngã của Danh-sắc chân đế và các nhân của chúng, thì tâm hành giả thường không rời đối tuợng. Có thể nói tâm hành giả lúc ấy đã chìm sâu vào một trong tam tướng (vô thường – khổ – vô ngã). Đây cũng gọi là sát-na định.

Xem thêm: ” Trình Đơn Là Gì ? Nghĩa Của Từ Trình Đơn, Menu Trong Tiếng Anh

Nếu hành giả có thể thấy danh sắc chân đế và các nhân của chúng một cách triệt để và rõ ràng, mà trước đó không hành thiền chỉ, thì dĩ nhiên, đối với hành giả việc hành thiền chỉ là không cần thiết. Bằng không, hành giả phải tu tập một trong những đề mục thiền chỉ, và phát triển một mức độ định vừa đủ để có thể thấy được danh sắc chân đế và các nhân của chúng.

Tuy nhiên, trong kinh Samādhi (Định kinh), một bài kinh thuộc Tương Ưng Bộ, đức Phật có nói:

Samādhim bhikkave bhāvetha, samāhita bhikkave bhikkhu yathābhūtam pajānāti.

(Hãy tu tập định, này các tỳ khưu, sau khi tu tập định, vị tỳ khưu sẽ tuệ tri các Pháp như chúng thực sự là – yathābhūtam pajānati)

Do đó, hành giả nên tu tập định để tuệ tri năm uẩn, các nhân và sự diệt của chúng; hành giả nên tu tập định để tuệ tri tính chất vô thường, khổ và vô ngã của chúng. Còn sự diệt của chúng có thể hành giả sẽ thấy vào lúc đắc A-la-hán thánh đạo và Bát Niết-bàn (Parinibhāna)

Cũng trong Kinh Samādhi (Định) thuộc “Tương Ưng Sự Thực” (Sacca Samyutta). Đức Phật dạy hành giả nên tu tập định để tuệ tri Tứ Thánh Đế.

Như vậy, nếu vị hành giả muốn phân biệt chỉ cảm thọ thôi (quán thọ), hành giả cần biết rõ về những sự kiện đã được đức Phật giải thích sau đây:

Sabbaṁ, bhikkhave,

Anabhijānam aparijānaṁ virājayaṁ appajahaṁ abhabbo dukkhakkhayāya …

Sabbanca kho, bhikkhave,

Abhijānam parijanaṁ virājayaṁ pajahaṁ bhabbo dukkhakkayāya.

(Này các tỳ khưu, Nếu một vị tỳ khưu không biết rõ tất cả Danh-sắc, và các nhân của chúng với ba loại đạt tri (parinna)<81>, vị ấy không thể đạt đến Niết-bàn. Chỉ những vị nào, này các tỳ khưu, Biết rõ chúng với ba loại đạt tri mới có thể đạt đến Niết-bàn)

Đây là những gì được trích ra từ kinh “Aparijānana” trong “Salāyatana Vagga” thuộc Tương Ưng Bộ Kinh<82>

Hơn nữa, trong kinh “Kūtāgāra” Phẩm Sự thật (Sacca Vagga)<83> đức Phật cũng nói rằng, không tuệ tri Tứ Thánh Đế với Minh Sát Tuệ và Đạo tuệ, người ta không thể đạt đến chỗ chấm dứt vòng luân hồi (Samsāra) được. Vì vậy, nếu một hành giả muốn đạt đến Niết-bàn, họ phải cố gắng biết rõ tất cả danh, sắc và nhân của chúng với ba loại đạt tri (parinna).

Ba loại đạt tri ấy là gì?

1) Trí đạt tri (Nāta parinnā). Đây là tuệ hay “Trí phân tích danh sắc” (namā rūpa pariccheda ñāa) và “Trí phân biệt nhân duyên” (Paccaya pariggaha ñāa). Đó là những tuệ minh sát biết rõ tất cả danh sắc và các nhân của chúng.

2) Thẩm đạt tri (tīana parinnā). Đây là tuệ thẩm sát (tam tướng Sammasana ñāa) và tuệ thấy sự sanh diệt (udayabbaya ñāa). Hai tuệ này nhận thức thấu đáo tính chất vô thường, khổ và vô ngã của danh sắc chân đế và các nhân của chúng.

3) Trừ đạt tri (Pahāna parinnā). Đây là các tuệ minh sát cao hơn, từ “Tuệ thấy hoại diệt (Bhanga ñāa) đến “Đạo tuệ” (magga ñāa)

Những lời dạy của đức Phật trong hai bản kinh trên (“Aparijānana Sutta” và “Kūtāgara Sutta“) rất quan trọng. Vì vậy, nếu hành giả muốn hành minh sát bắt đầu với niệm thọ, hành giả phải nhớ những điểm sau:

– Phải phân biệt được danh sắc.

– Phân biệt một mình thọ không vẫn chưa đủ, hành giả cũng cần phải phân biệt các tâm hành đồng sanh với thọ ấy trong tiến trình nhận thức ý môn.

Tuy nhiên, trong thực tế người ta vẫn có thể giác ngộ nhờ phân biệt một pháp (Dhamma) duy nhất, song đó là, chỉ bao lâu tất cả các pháp khác đã được phân biệt trước: hoặc trong kiếp hiện tại này hoặc trong một kiếp nào đó ở quá khứ. Lấy ví dụ như tôn giả Xá Lợi Phất chẳng hạn. Khi vị ấy nghe tôn giả Assaji thốt lên một câu kệ (dhamma), là đã trở thành một vị nhập lưu. Sau đó, ngài mới xuất gia làm tỳ khưu và hành thiền. Trong kinh Đoạn Giảm (“Anupada Sutta“<84>), đức Phật mô tả tôn giả Xá Lợi Phất đã rất thiện xảo như thế nào trong việc phân biệt các tâm hành riêng lẻ của các thiền chứng mà vị ấy tuần tự chứng<85>. Nhưng, cho dù tôn giả đã hành thiền nghiêm ngặt đến như vậy, tôn giả vẫn không đạt được A-la-hán thánh quả.

Rồi, một ngày kia, Đức Phật giảng kinh “Dīghanakha” (Trường Trảo kinh) cho người cháu của tôn giả Xá Lợi Phất, giải thích về một pháp (Dhamma): Thọ (Vedanā)<86>. Lúc bấy giờ tôn giả Xá Lợi Phất đang đứng sau lưng đức Phật hầu quạt cho ngài, và lắng nghe lời dạy. Cuối thời pháp, tôn giả đắc A-la-hán thánh quả, còn người cháu đắc nhập lưu. Tôn giả đắc A-la-hán thánh quả nhờ suy tư trên một pháp duy nhất, song đó cũng là vì trước đây ngài đã thiền quán trên năm uẩn.

Xem thêm: Widgets Là Gì – Tìm Hiểu Về Tiện Ích Widget

<87>

Điều cần nhắc lại ở đây là, đức Phật nói rằng nếu một vị tỳ khưu không biết rõ tất cả Danh-sắc và các nhân của chúng với ba loại đạt tri (kể trên), vị ấy không thể nào đạt đến Niết-bàn được. Do đó, nếu hành giả cố gắng phân biệt chỉ một mình “thọ” như “thọ khổ” thôi chẳng hạn, mà hoàn toàn không phân biệt danh-sắc chân đế là không đủ. Ở đây “nói không đủ” có nghĩa là hành giả sẽ không đạt đến Niết-bàn được vậy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *