Chỉ huy trưởng công trình (Site Manager) hay quản lý xây dựng là người chịu trách nhiệm giám sát các công trình và thực hiện các dự án xây dựng. Họ có vai trò vô cùng quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình. Với những ai đang có ý định theo đuổi việc làm chỉ huy trưởng công trình thì nên tìm hiểu yêu cầu công việc kỹ càng để tránh ứng tuyển nhầm vào vị trí không phù hợp với bản thân.

Đang xem: Trách nhiệm của chỉ huy trưởng công trình là gì, công việc của chỉ huy trưởng công trình là gì

Sau khi tìm hiểu ngành kiến trúc, xây dựng có những vị trí công việc nào, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn công việc phù hợp với chuyên ngành mình đang theo đuổi. Đặc biệt, có một vị trí công việc đòi hỏi bạn phải trải qua rất nhiều những thử thách, yêu cầu khắt khe nên không phải ai muốn cũng có được đó là chỉ huy trưởng công trình. Muốn biết về việc chỉ huy trưởng công trình làm gì hằng ngày, bạn đừng bỏ lỡ thông tin trong bài viết sau.

*

1. Chỉ huy trưởng công trình là gì?

Chỉ huy trưởng công trình chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động của toàn bộ dự án và công trình xây dựng, đảm báo chúng được hoàn thành đúng thời hạn và ngân sách. Bên cạnh đó, họ cũng phụ trách nhân viên cấp dưới, các công nhân lao động; chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công trình như lắp đặt văn phòng và cơ sở tạm thời trước khi công việc xây dựng chính thức bắt đầu. Với các dự án lớn hơn, phía trên chỉ huy trưởng công trình có thể còn người quản lý tổng thể dự án. Lúc này, chỉ huy trưởng sẽ đảm nhiệm việc gửi báo cáo tiến độ công trình cho quản lý. Bên cạnh đó, chỉ huy trưởng công trình cũng sẽ làm việc với đại diện khách hàng, đảm bảo an toàn lao động tại công trường và khắc phục các sự cố phát sinh trong quá trình xây dựng.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Vững Chãi Là Gì, Nghĩa Của Từ Vững Chãi Trong Tiếng Việt

2. Công việc của chỉ huy trưởng công trình

Là người phụ trách chính các công trình xây dựng, chỉ huy trưởng đảm nhiệm rất nhiều công việc bao gồm: Giám sát dự án (hoặc một gói dự án), đảm bảo rằng các yêu cầu và thông số kỹ thuật của khách hàng được đáp ứng, xem xét tiến độ và liên lạc với các nhà khảo sát, theo dõi chi phí. Liên lạc với khách hàng, các chuyên gia xây dựng khác và đôi khi là chính quyền địa phương. Điều phối và giám sát công nhân xây dựng. Lựa chọn công cụ và vật liệu. Kiểm tra an toàn và đảm bảo an toàn xây dựng tại công trường. Kiểm tra, chuẩn bị báo cáo, thiết kế và bản vẽ. Duy trì quy trình kiểm soát chất lượng. Tìm cách ngăn chặn vấn đề và giải quyết mọi vấn đề phát sinh. Đánh giá và giảm thiểu rủi ro. Giúp đàm phán hợp đồng xây dựng và xin giấy phép xây dựng. Những doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng chỉ huy trưởng công trình: Công ty xây dựng (thường là nhà thầu). Công ty địa ốc, phát triển bất động sản. Khu vực công. Các công ty hoạt động trên hoặc sở hữu nhiều đất đai chẳng hạn như công ty cơ sở hạ tầng và nhà bán lẻ.

3. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí chỉ huy trưởng công trình

Vì là một vị trí quản lý nên có những yêu cầu tương đối cao với trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm đối với chỉ huy trưởng công trình. Ứng viên cần có bằng cấp liên quan đến xây dựng, chẳng hạn như kỹ sư, quản lý xây dựng, quản lý dự án hoặc kỹ thuật dân dụng. Dĩ nhiên, bằng thạc sĩ hoặc có các chứng chỉ bổ sung sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn. Bên cạnh đó, kinh nghiệm làm việc cũng vô cùng quan trọng. Bạn cần có từ 3 đến năm 5 năm làm việc trong ngành xây dựng và nếu đã từng đảm nhiệm vị trí chỉ huy trưởng công trình, đó sẽ là điểm sáng trong hồ sơ xin việc của bạn.

*

Xem thêm: Xác Nhận Số Cmt Là Gì ? Ý Nghĩa Của 12 Số Trên Thẻ Căn Cước Công Dân

Kỹ năng cần có của một chỉ huy trưởng công trình: Kỹ năng giao tiếp tốt. Khả năng ra quyết định. Nhận thức thương mại. Khả năng thúc đẩy, tạo động lực. Kiến thức tốt về phương pháp và quy định trong lĩnh vực xây dựng.

4. Nghề nghiệp liên quan đến công việc chỉ huy trưởng công trình

Quản lý kiến trúc và kỹ thuật (Architectural and Engineering Manager): Các nhà quản lý kiến trúc và kỹ thuật lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối các hoạt động trong công ty kiến trúc và kỹ thuật. Kỹ sư xây dựng (Civil Engineer): Các kỹ sư xây dựng là người thiết kế, xây dựng, giám sát, vận hành và duy trì các dự án cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu vực công và tư nhân, bao gồm đường, tòa nhà, sân bay, đường hầm, đập, cầu, hệ thống cấp nước và xử lý nước thải. Cơ hội việc làm ngành kỹ sư, kỹ thuật đa dạng các vị trí cho bạn ứng tuyển. Nếu bản thân không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu vị trí chỉ huy trưởng công trình thì bạn vẫn có thể làm kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư,… Đây đều là công việc có thu nhập nhập khá nên chỉ cần bạn cố gắng thì sẽ đạt được thành công nhất định. Bằng việc truy cập Blog việc làm thường xuyên, bạn sẽ được cập nhật thông tin về công việc kỹ sư xây dựng và nhiều ngành nghề khác một cách nhanh chóng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *