All CategoriesBàn ănBàn Bida – BiLacBàn PhấnBàn Trà SofaChương Trình Khuyến MãiDecor Trang TríGhế Ngoài TrờiGhế NgồiGhế Quầy BarGhế Sofa BellaGhế sofa daGhế Sofa GócGhế Sofa Nhập KhẩuGhế Sofa Phòng KháchGhế Sofa VảiGhế Thư GiãnGiường NgủKệ TiviKệ Trưng BàyKhuyến Mãi – Giá SốcBig SaleNội Thất Gia ĐìnhPhòng NgủSản Phẩm Khuyến MãiSản Phẩm Nội Thất – SofaTủ ÁoTủ Đầu GiườngTủ GiàyTủ Hành LangTủ RượuXích Đu
SHOPPING CART 0 item(s) – 0₫ 0 0 0 Cart 0 My Cart 0 0 0 0₫ 0 CART: 0₫ 0 Cart
Xá lợi của Đức PhậtTrung Quốc: Hơn 40 viên Xá Lợi Huyết của Trưởng Lão Tịnh Tuệ3.Yếu tố để nhận biết và phân biệt Xá lợi thật – giảĐặc tính thứ ba: Xá lợi có 5 màu sắc

Từ lâu trong Phật giáo người ta đã tin rằng những vị sư đạt Chính Quả sẽ tích lũy được một dạng vật chất trong cơ thể của họ mà người thường không có, đó là các hạt ngọc xá lợi.

Đang xem: Giải mã xá lợi là gì, tại sao chỉ cá biệt một vài người có?

Loại vật chất này sẽ lưu lại trong tro cốt sau khi hỏa táng, và có hình dáng giống hạt ngọc hay đá quý. Loại vật chất này được cho là đến từ các cảnh giới khác, chứ không phải từ thế giới này.

Các hạt này được gọi là hạt ngọc xá lợi hay xá lị. Đã có một vài nghiên cứu về hiện tượng này. Một số nguồn nhận định rằng hạt xá lợi chưa được kiểm nghiệm, vì chúng rất hiếm và mang tính chất linh thiêng.

Nhà vật lý thuộc trường Đại học Stanford, Tiến sĩ William A. Tiller, và một nhóm các nhà nghiên cứu đã kiểm nghiệm năng lượng tỏa ra xung quanh xá lợi.

Tiến sĩ Nisha J. Manek là tác giả dẫn đầu báo cáo, và báo cáo này đã được trình báy tại Hội nghị thường niên “Hướng tới một ngành Khoa học Ý thức” tổ chức tại trường Đại học Arizona vào năm 2012. Tiến sĩ Manek đã hoàn thành khóa huấn luyện chuyên nghiệp tại trường Đại học Stanford và từng là một thành viên lâu năm của tổ chức y tế Mayo Clinic trước khi bắt đầu làm việc với Viện Khoa học Năng lượng Tâm linh của Giáo sư Tiller.

Manek vốn không phải là một tín đồ Phật giáo, đã mô tả những cảm giác của bà trước hạt xá lợi như sau: “Tôi cảm thấy một nguồn năng lượng tinh tế rất rõ ràng tỏa ra từ di vật này hướng đến trung tâm trái tim tôi. Cảm giác này là riêng tư và cá nhân, nhưng nó cho thấy một sự “Nhất thể” hay đồng nhất với mọi người và vạn vật. Không có thứ gì tương tự như vậy trong các trải nghiệm thông thường”.

Ngọc xá lợi của các vị cao tăng
Ngọc xá lợi của các vị cao tăng

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp được giáo sư Tiller phát triển để đánh giá khách quan những cảm nhận có thể là chủ quan của Manek về nguồn năng lượng phát xuất từ các di vật.

GS Tiller đã nghiên cứu các ảnh hưởng vật lý tồn trữ trong ý thức con người. Ông giả định rằng có hai loại vật chất. Một là loại chúng ta có thể cảm nhận bằng các giác quan thông thường; ông miêu tả những loại vật chất này tồn tại ở cấp độ nguyên tử/phân tử điện.

Loại kia tồn tại trong không gian giữa các nguyên tử và phân tử.

GS Tiller miêu tả vật chất này có một trạng thái năng lượng tự do nhiệt-động-lực-học lớn hơn mà thông thường chúng ta không thể cảm nhận được—nó cực kỳ mạnh mẽ. GS Tiller tuyên bố rằng ông đã tìm thấy một cách để phát hiện ra loại vật chất này, nhưng chỉ khi nó xếp chồng hay tương tác với loại vật chất nguyên tử/phân tử điện mà chúng ta có khả năng nhận thức và đo lường. Điều này không phải luôn luôn xảy ra, vì hai loại vật chất này thường tồn tại cách biệt.

Ý định của con người sẽ kích hoạt một lại vật chất trung quan gọi là hạt deltron. Các hạt deltron sẽ tạo điều kiện tương tác cho hai loại vật chất này.

Nghiên cứu của GS Tiller và Bác sĩ Manek phát hiện thấy những di vật này đã bị ảnh hưởng bởi ý nghĩ của con người.

“Chúng ta có thể cho rằng những hiện vật này… không có khả năng nhận thức, nhưng chắc chắn có một phương diện ý thức đã tác động vào cả hai loại vật chất này.”

Theo báo cáo, “Chúng ta có thể cho rằng những hiện vật này… không có khả năng nhận thức, nhưng chắc chắn có một phương diện ý thức đã tác động vào cả hai loại vật chất này. Trong trường hợp của các hạt xá lợi Phật, qua hàng trăm năm, sự thờ cúng đã liên tục tác động vào những di vật này. Nếu không có sự tôn kính hay từ bi, các hạt xá lợi này sẽ biến mất”. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng trật tự nguyên tử-phân tử trong không gian được bố trí chặt chẽ hơn”.

Các hạt xá lợi vẫn còn là một điều bí ẩn. Dường như việc hỏa táng những người bình thường không lưu lại những vật chất như vậy, tuy nhiên, vẫn chưa thể chứng minh được rõ ràng những hạt xá lợi này thuộc về một thế giới khác.

Trang Ebay đang tràn ngập các hiện vật được cho là hạt xá lợi, bán với mức giá ít nhất là 10 USD. Một tổ chức tôn giáo đang rao bán một bộ sưu tập hạt xá lợi với mức giá 4.000 USD để duy trì hoạt động.

Các nghiên cứu của GS Tiller và bác sĩ Manek cho thấy hạt xá lợi có thể tồn trữ một năng lượng nhất định và có thể ảnh hưởng đến người cúng bái, nhưng nguồn năng lượng này một phần cũng có thể là do người cúng bái truyền sang chúng.

Theo Quý Khải (ĐKNTV)

Hiện vật thứ nhất là Hộp đựng xá lị, thu được trong đợt khai quật di chỉ Tháp Nhạn, xã Hồng Long, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An do Viện Khảo cổ học kết hợp với Bảo tàng Nghệ Tĩnh (nay là Bảo tàng Nghệ An) khai quật năm 1985-1986, là hộp đựng xá lị Phật duy nhất tìm thấy ở Việt Nam từ trước đến nay.

Các nhà khảo cổ học xác định niên đại của hộp đựng xá lị cũng như Tháp Nhạn vào khoảng thế kỷ VII-VIII (nhà Đường) bởi khi khai quật họ tìm được viên gạch có khắc dòng chữ “Trinh Quán lục niên”, tức là viên gạch được làm vào thời Đường, có niên hiệu Trinh Quán năm thứ sáu (năm 632 sau C.N).

Hộp đựng xá lị được làm bằng vàng, có kích thước dài: 8cm; rộng: 5cm; cao: 5,5cm; hình hộp chữ nhật. Ở phần nắp bốn rìa cạnh hơi lõm xuống, giống như rìa mái nhà, trên đỉnh nắp có băng trang trí hoa văn hoa cúc tròn có 6 cánh nhỏ; thân hộp xung quanh trang trí băng hoa văn hoa sen cách điệu.Trong lòng có khoảng 1/3 là than tro, trên bề mặt lớp than tro có hai nửa hình tròn màu trắng đục, trong và mỏng như vỏ trứng gà, đó là xá lị.

Theo từ điển Phật học, xá lị là: “Chỉ chung những gì còn sót lại sau khi thiêu thân Phật Thích Ca hoặc các bậc đắc đạo, thường được thờ trong tháp hoặc chùa chiền”. Hoạt động xây dựng chùa tháp đầu tiên thờ xá lị Phật du nhập vào Việt Nam có nguồn từ Trung Quốc dưới thời vua Tùy Văn Đế.

Với ý muốn sử dụng Phật giáo như một công cụ để thu phục nhân tâm, tái ổn định chính trị xã hội Trung Quốc sau thời kỳ biến động kéo dài và âm mưu sâu xa hơn là nhằm thuần phục Giao Châu – chính quyền của Lý Phật Tử, nhà Tùy đã ban phát xá lị Phật và cho xây dựng bảo tháp ở Giao Châu. Theo Thiền uyển tập anh, sau khi Lưu Phương tiêu diệt chính quyền Lý Phật Tử, dưới sự tiến cử của Lưu Phương, vua Tùy đã chuyển đến Giao Châu năm hòm xá lị.

Năm 604, Pháp Hiền đã nhận 5 hòm xá lị và điệp sắc của nhà Tùy phân phát cho các vùng đất của Giao Châu để xây dựng tháp như: một hòm đặt ở chùa Dâu (602-605), một hòm đặt ở Tường Khánh (Nam Định), một hòm đặt ở Châu Ái (Thanh Hóa), một hòm đặt ở Phong Châu (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) và hòm cuối cùng đặt ở đất Châu Hoan (Nghệ An – Hà Tĩnh).

Hộp đựng xá lị phát hiện tại Tháp Nhạn này phải chăng là hòm cuối cùng ấy, niên đại của nó cùng trùng vào thời điểm Pháp Hiền đem 5 hòm xá lị đến đất Giao Châu.

Theo Báo cáo khai quật Tháp Nhạn củaViện khảo cổ học năm 1986, cách thức chôn xá lị như sau: Hộp đựng xá lị được chôn trong một thân cây rỗng lòng, với cách thức chôn đứng. Phía trong lòng cây gỗ là than tro lẫn đất. Một táng thức hoàn chỉnh như vậy rõ ràng có nhiều nét gần gũi với táng tục Việt Nam cổ truyền. Phải chăng có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa táng thức của người thời Đông Sơn với quan tài thân cây khoét rỗng và táng thức hỏa táng – xá lị của Phật giáo Ấn Độ từ xa xưa.

Xét thấy hiện vật Hộp đựng xá lị hội đủ những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật liên quan đến Phật giáo. Là hiện vật độc bản lần đầu tiên tìm thấy ở Việt Nam, hội đồng xét duyệt đã rất ủng hộ để xếp đây là bảo vật quốc gia.

Hộp đựng xá lị hình chữ nhật, được chia làm hai phần: Nắp hộp và thân hộp.

Nắp hộp: Hình chữ nhật. Ở bốn rìa cạnh của nắp hơi lõm xuống, nhìn tựa

Thân hộp: Hình chữ nhật. Ở các mép cạnh được gò với kỹ thuật cao. Xung quanh thân hộp trang trí băng hoa văn hoa sen cách điệu. Những bông sen cách điệu này được trang trí theo dải băng tạo thành một khung hoa văn chữ nhật. Giữa lòng các ô trống là một mặt phẳng có màu vàng.

Nối liền giữa nắp hộp và thân hộp là một đường gờ mỏng được tán nhỏ, dài rồi uốn theo gờ trong của thân hộp. Sau đó người thợ kim hoàn mới hàn nó vào thân

Niên đại: Khoảng thời kỳ Bắc thuộc, thế kỷ VII-VIII (Nhà Đường)

Nhận định này xuất phát từ viên gạch có khắc dòng chữ “Trinh Quán lục niên”, tức là viên gạch được làm vào thời Đường, có niên hiệu Trinh Quán năm thứ sáu (năm 632 sau C.N). Nếu đúng như vậy thì Tháp Nhạn được xây dựng vào đầu thế kỷ 7 sau C.N).

Để củng cố độ tin cậy về niên đại cho Tháp Nhạn, các nhà nghiên cứu còn căn cứ vào các dữ liệu vật chất lấy lên từ lòng tháp, cũng như so sánh kết cấu chân móng, tầng đế và vật liệu xây dựng tháp, thì thấy cấu trúc Tháp Nhạn gần gũi với cấu trúc tháp Champa có niên đại thế kỉ 6-7 sau C.N và cấu trúc các ngôi tháp được xây dựng ở thời Đường (Trung Hoa) thế kỷ 7.

Hiện vật thu được trong đợt khai quật di chỉ Tháp Nhạn, xã Hồng Long, huyện Nam Đàn, Nghệ An do Viện Khảo cổ học, kết hợp với Bảo tàng Nghệ Tĩnh khai quật năm 1985-1986.

Nguyễn Duy – Nguyễn Mai

http://dantri.com.vn/van-hoa/bai-1-hop-dung-xa-li-phat-duy-nhat-tim-thay-o-viet-nam-20180222075633174.htm

Chúng ta ra đời không gặp Phật làdo sự kém phước duyên – “Áo não tự thân đa

nghiệp chướng, bất kiến Như Lai kim sắcthân”. Thế nhưng, như một niềm

an ủi lớn lao, dù Phật không còn tạithế, Xá lợi mà Ngài để lại thể hiện sự

sống động của Kim thân, qua đó chúng tacó thể chiêm bái, cúng dường

như cúng dường Phật.

Kinh Đại bát Niết bàn, phẩm Sư Tử Hống Bồ tát, nói rằng: “Đức Như Lai vì muốn cho chúng sanhtăng trưởng phước đức, nên

nát rã thân thể mình thành Xá lợi để cho chúng sanh cúng dường”. Phẩm Ứng tận hườn nguyên của kinh này còn nóirõ:

“Đức Phật dầu nhập Niết bàn, nhưng còn Xá lợi và Pháp bảo vô thượng thường trụ nơi thế gian, có thể làm chỗ quyy cho chúng sanh”.

Tháp Ngọc Xá lợi Phật sẽ được cung đón về chùa Quán Sứ – Hà Nội& chùa Bái Đính (Ninh Bình) – Ảnh: Võ Văn Tường 

Do đó, theo lời Phật dạy, công đức chiêm bái, đảnh lễ, cúng dường xá lợi Phật sánh bằng với công đức đảnh lễ, cúng dường Kim

thân Ngài. Bản kinh sau đây chỉ rõ điều đó:

A Nan bạch Phật: Lúc Phật hiện tại nếu có người đem những vật như trên (vàng bạc bảy báu, điện đường, phòng nhà, y phục,

đồ uống ăn, tất cả đồ cần dùng, hoặc vợ con tôi tớ) cung kính cúng dường Phật; sau khi Như Lai nhập Niết bàn, nếu có người

đem những vật như thế cung kính cúng dường toàn thân Xá lợi, phước đức của hai người này, ai nhiều hơn?

Phật nói: Hai người này được phước đồng nhau, công đức rộng lớn vô lượng vô biên, nhẫn đến hết khổ, phước đó chẳng hết.

A Nan lại bạch: Lúc Phật hiện tại, nếu có người cung kính cúng dường Phật như trên, sau khi Phật nhập Niết bàn, nếu có người

cung kính cúng dường nửa thân Xá lợi, ai được phước nhiều hơn?

Phật nói: Vì hai người đều cung kính cúng dường nên được phước đồng nhau, phước đức này vô lượng vô biên.

Này A Nan! Nhẫn đến cung kính cúng dường một phần tư Xá lợi, một phần tám, một phần trăm, một phần ngàn, một phần

muôn, một phần hằng hà sa, hoặc chừng bằng hột cải, người này được phước cũng đồng như người cung kính cúng dường Đức

Như Lai hiện tại.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Virtual Là Gì ? “Virtual Office” Hay “Physical Office”

A Nan nên biết rằng, hoặc Phật hiện tại hoặc đã nhập Niết bàn, nếu có người cung kính cúng dường lễ bái tán thán, được

phước đức đồng nhau không khác.

Phật bảo A Nan cùng đại chúng: Sau khi ta nhập Niết bàn, tất cả chúng sanh hoặc thiên thượng hay nhơn gian, được Xá lợi của ta

mà vui mừng thương cảm, cung kính lễ bái cúng dường thời được vô lượng vô biên công đức.

Này A Nan! Nếu thấy Xá lợi của Như Lai thời là thấy Phật, thấy Phật là thấy Pháp, thấy Pháp là thấy Tăng, thấy Tăng là thấy Niết bàn.

A Nan nên biết rằng do nhơn duyên trên đây mà Tam bảo thường trụ không biến đổi, có thể làm chỗ quy y cho tất cả chúng sanh.

(Kinh Đại Bát Niết bàn, Phẩm Di giáo)

Ngọc Xá lợi Phật này sẽ được cung đón về chùa Quán Sứ – Hà Nội& chùa Bái Đính (Ninh Bình) Ảnh: Võ Văn Tường  

Đức Phật để lại Xá lợi thể hiện lòng từ bi cao cả của Ngài. Vì thương chúng sanh nên Ngài thị hiện ở đời, và vì thương chúng

sanh (nhất là những chúng sinh sau thời Phật tại thế như chúng ta) mà Ngài để lại một phần thân thể, vốn là “sự kết tinh kỳ diệu

của sự thành đạt tâm linh, của sự phát triển tột cùng của hạnh từ bi và trí tuệ”. Ngài dạy A Nan rằng: “Trà tỳ xong lượm lấy Xá lợi,

dựng tháp treo phan thờ tại ngã tư đường để dân chúng đi ngang trông thấy tháp của Phật mà tưởng nhớ lại đạo hóa của Pháp

vương Như Lai, sống thì được phước lợi, chết thì sanh thiên. (Kinh Du hành, Trường A hàm).

Phần lớn kinh điển phân biệt Xá lợi thành hai loại: Toàn bộ di cốt được đưa vào tháp gọi là Toàn thân Xá lợi; di cốt được chia ra

từng phần để thờ ở nhiều nơi gọi là Toái thân Xá lợi. Kinh Dục Phật công đức chia Xá thành: Sinh thân Xá lợi (cũng gọi Thân cốt

Xá lợi), tức di cốt của Phật; và Pháp thân Xá lợi (cũng gọi Pháp tạng Xá lợi), là giáo pháp và giới luật do Đức Phật để lại. Pháp

uyển châu lâm thì phân chia Xá lợi ra thành ba loại: Cốt Xá lợi – Xá lợi xương, màu trắng; Phát Xá lợi – Xá lợi tóc, màu đen; và Nhục

Xá lợi – Xá lợi thịt, màu đỏ.

Thông thường, Xá lợi được nói đến là những mẩu xương, hình dáng lớn nhỏ khác nhau, chất cứng và mịn. Theo truyền thuyết, di

cốt Phật được chia làm ba phần cho chư thiên, long vương và nhân gian. Sử tích thì chép rằng, sau lễ trà tỳ, Xá lợi Phật được

chia thành 8 phần cho 8 nước lân bang. Về sau, vua A Dục đã phân chia những phần Xá lợi này đựng trong 84.000 hộp nhỏ và

xây 84.000 ngôi tháp phụng thờ. Nhờ đó mà Xá lợi Phật được cất giữ và lưu truyền cho đến tận ngày nay.

Chiêm bái, đảnh lễ, cúng dường Xá lợi Phật cũng như Tứ động tâm (nơi Phật Đản sanh, Thành đạo, Chuyển pháp luân, Niết bàn)

đều giống nhau, tức hàm ý kết duyên “gặp Phật nghe pháp” và chóng thành Phật quả. Chúng ta có thể cúng dường Xá lợi bằng hương

hoa, quả phẩm; bằng sự quét dọn, lau chùi; nhưng hơn hết, cúng dường bằng việc tinh tấn tu tập theo lời Phật dạy.

Bên cạnh Xá lợi Phật, ngày nay chúng ta còn có cơ duyên chiêm bái Xá lợi của chư vị thánh Tăng, như các Ngài: Xá Lợi Phất, Mục

Kiền Liên, A Nan v.v…, và đó là một phước duyên rất lớn. Theo lời dạy của Ngài Zopa Rinpoche thì: “Mỗi phần nhục thân và Xá lợi

của các Ngài chứa đựng một năng lực mầu nhiệm có thể làm căn lành tăng trưởng và nghiệp ác giải trừ”. Vì thế, Xá lợi có năng lực

cảm hóa tâm người, phát triển lòng từ bi trong nội tâm của những ai có cơ duyên chiêm bái.

Đăng Tâm

____________________________________________________________

Xá lợi của Đức Phật

Tiếng Phạn Sarìra, Pàli Sarìra có nghĩa là tử thi,di cốt: dịch ý là thể, thân, thân cốt, di

thân.

Thông thường xá lợi dùng để chỉ cho di cốt của Phật,nên gọi là Phật cốt hay Phật xá lợi.

Chữ này về sau cũng dùng để chỉ cho phần xương đầucủa các bậc cao tăng sau khi viên

tịch hỏa thiêu còn lại.

*

Tiếng Phạn Sarìra, Pàli Sarìra có nghĩa là tử thi, di cốt: dịchý là thể, thân, thân cốt, di thân. Thông thường xá lợi dùng để

chỉ cho di cốt của Phật, nên gọi là Phật cốt hay Phật xá lợi. Chữ này về saucũng dùng để chỉ cho phần xương đầu của

các bậc cao tăng sau khi viên tịch hỏa thiêu còn lại.

Hơn nữa, bảo tháp dùng để tôn trí xá lợi của Phật gọi là Tháp xá lợi; nơi an tri bình xá lợi của Phậtgọi là Bình xá lợi; Pháp

hội cúng dường xá lợi Phật gọi là Hội xá lợi.

Trong tiếng Phạn còn một từ nữa cũng được dùng chỉ cho xá lợi, đó là Dhàtu, phiên âm là Đàđô. Chữ Đà đô này có nghĩa

làToái thân xá lợi. Bản chú thích kinh Trường Bộ thuộc văn hệ Pàli ghi rằng thânthể hoạn chỉnh sau khi hỏa thiêu, phần

di cốt còn lại gọi là Toàn thân xá lợi; phần tro còn lại gọi là Toái thân xálợi.

Ngoài ra, nếu đem di cốt toàn thân tôn trí vào một ngôi tháp thì gọi là tháp Toàn thân xá lợi; còn tôntrí một phần di cốt vào

tháp thì gọi là tháp Toái thân xá lợi. Thuyết Toàn thân, Toái thân xá lợi này bắt nguồn từ haiphương pháp thổ táng và hỏa

táng của phái Lê Câu Phệ Đà thuộc thời kỳ cổ đại Ấn Độ. Họ gọi di thể thổ táng là Toàn thân xálợi và hỏa táng là Toái

thân xá lợi.

Theo kinh Dục Phật Công Đức thì xá lợi được chia thành hai loại là Sinh thân xá lợi và Pháp thân xá lợi.

– Sinh thân xá lợi còngọi là Thân cốt xá lợi, tức là di cốt của Phật.– Pháp thân xá lợi còn gọi là Pháp tụng xá lợi, tức là Giáo pháp và Giới luật của Phật còn lưu truyềnlại.

– Xá lợi xương có màutrắng.– Xá lợi tóc có màu đen.– Xá lợi thịt có màu đỏ.

Một viên ngọc xá lị. Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống.

Cho đến nay, khi nền khoa học kỹ thuật của nhân loại đã phát triển ở trình độ cao, các viên xá lị vẫn tồn tại như một bí ẩn.

Bảo vật của nhà Phật

“Xá lị” là phiên âm của từ “sarira” trong tiếng Phạn, nghĩa đen là “những hạt cứng”. Theo ghi chép trong lịch sử Phật giáo, khi Phật tổ Thích Ca Mâu Ni viên tịch, các tín đồ đã đem thi hài đi hỏa táng. Sau khi lửa tàn, họ phát hiện trong tro có rất nhiều tinh thể trong suốt, hình dạng và kích thước khác nhau, cứng như thép, lóng lánh và tỏa ra những tia sáng muôn màu, giống như những viên ngọc quý. Họ đếm được cả thảy 84.000 viên, đựng đầy trong 8 hộc và 4 đấu. Nó được đặt tên là xá lị, là bảo vật của Phật giáo.

Những năm gần đây, lịch sử Phật giáo và giới khoa học đã ghi lại khá nhiều trường hợp các vị cao tăng sau khi viên tịch, hỏa thiêu đã để lại xá lị. Tháng 12/1990, Hoằng Huyền pháp sư ở Singapore viên tịch, sau khi thi thể được hỏa thiêu, người ta phát hiện thấy trong phần tro của ngài có 480 hạt cứng, loại cỡ như hạt đỗ tương, loại nhỏ bằng hạt gạo, trông gần như trong suốt và tỏa sáng lấp lánh như kim cương. Sau khi phân tích, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng đó chính là xá lị.

Tháng 3/1991, Phó hội trưởng Hội Phật giáo Ngũ Đài Sơn, ủy viên thường vụ Hội Phật giáo Trung Quốc, sau khi viên tịch đã được hỏa táng theo tâm nguyện của ngài. Trong tro có tới 11.000 hạt xá lị, đạt kỷ lục thế giới từ trước đến nay về những trường hợp xá lị được ghi nhận chính thức.

Trái tim thành xá lị

Trong một số trường hợp, xá lị chính là bộ phận nào đó của cơ thể không bị thiêu cháy. Tháng 6/1994, pháp sư Viên Chiếu, 93 tuổi, trụ trì chùa Pháp Hoa (núi Quan Âm, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc) trong một buổi giảng kinh tối đã nói với các đệ tử: “Ta sẽ để lại trái tim cho chúng sinh”. Sau đó vị sư nữ này ngồi kiết già và viên tịch.

Theo đúng pháp quy của nhà chùa, các đệ tử đặt thi thể bà lên một phiến đá xanh, xếp củi chung quanh và hỏa hóa. Lửa cháy sáng rực suốt một ngày một đêm. Trong đống tro nguội, các đệ tử thu được 100 viên xá lị to nhỏ khác nhau. Có viên thì hình tròn (xá lị tử), có viên lại nở xòe ra như những bông hoa (xá lị hoa). Những bông xá lị hoa trông rất đẹp, lóng lánh như những bông hoa tuyết, chung quanh còn được giát bằng những hạt xá lị nhỏ cỡ hạt gạo, sắc đỏ, vàng, lam, nâu… hết sức kỳ diệu.

Nhưng điều kỳ diệu hơn cả là trái tim của bà không hề bị thiêu cháy. Sau khi ngọn lửa tắt, trái tim vẫn còn mềm, nóng, rồi mới nguội dần và cứng lại, biến thành một viên xá lị lớn, màu nâu thẫm. Khoảng 100 đệ tử có mặt trong lễ hỏa táng đã tận mắt chứng kiến hiện tượng lạ lùng đó.

Theo lời kể lại, pháp sư Viên Chiếu là người từ bi, tính tình điềm đạm và ôn hòa, thường ngày bà chỉ ăn rất ít. Chùa Pháp Hoa đã cho người mang những viên xá lị đó đến giao lại cho Hội Phật giáo tỉnh Thiểm Tây.

Khoa học còn “bó tay”

Vài chục năm trở lại đây, giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng huyền bí được nhà Phật nói đến trong kinh điển. Thế nhưng khi bắt tay vào nghiên cứu hiện tượng xá lị, họ đã gặp không ít trở ngại.

Trước đây, người ta không tin là có xá lị Phật tổ. Mãi đến năm 1997, ông Peppé người Pháp khi tiến hành khảo cổ tại vùng Piprava, phía nam Népal, đã tìm thấy những viên xá lị đựng trong chiếc hộp bằng đá. Trên hộp có khắc những văn tự Brahmi, nội dung như sau: “Đây là xá lị của đức Phật. Phần xá lị này do bộ tộc Sakya, nước Savatthi phụng thờ”. Khám phá này đã chứng minh: Những gì được ghi trong kinh Trường A Hàm và một số kinh sách khác về việc phân chia xá lị đức Phật thành 8 phần cho 8 quốc gia cổ đại khi Phật nhập Niết bàn là có thật. Điều kỳ lạ là trải qua hơn 25 thế kỷ, xá lị đức Phật vẫn còn nguyên vẹn, lấp lánh màu sắc.

Về sự hình thành của những viên xá lị, cho đến nay vẫn tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau. Các nhà xã hội học cho rằng, do thói quen ăn chay, thường xuyên sử dụng một khối lượng lớn chất xơ và chất khoáng, quá trình tiêu hóa và hấp thu rất dễ tạo ra các muối phosphate và carbonate. Những tinh thể muối đó tích lũy dần trong các bộ phận của cơ thể và cuối cùng biến thành xá lị.

Tuy nhiên, giả thuyết này không đủ sức thuyết phục. Bởi lẽ số người ăn chay trên thế giới có tới hàng trăm vạn, nhưng tại sao không phải ai khi hỏa táng cũng sinh xá lị? Số người theo đạo Phật cũng nhiều vô kể, thế nhưng tại sao trong cơ thể những tín đồ bình thường lại không có xá lị?

Một số nhà khoa học cho rằng, có thể xá lị là một hiện tượng có tính bệnh lý, tương tự như bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật… Giả thuyết này cũng khó đứng vững. Bởi vì, sau khi đưa xác đi thiêu, trong phần tro của những người mắc các chứng bệnh kể trên không hề phát hiện xá lị. Mặt khác, những cao tăng có xá lị thường sinh thời thường rất khỏe mạnh, tuổi thọ cũng rất cao.

Nhà Phật cũng có những quan điểm riêng về vấn đề xá lị. Quan điểm thứ nhất cho rằng xá lị là kết quả của quá trình tu hành và khổ luyện. Quan điểm thứ hai cho rằng đó là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức, chỉ xuất hiện ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn làm việc thiện.

Xem thêm:

Tuy nhiên, cuối cùng thì xá lị đã được hình thành như thế nào? Thành phần của nó ra sao? Chẳng phải kim loại, chẳng phải phi kim, cũng chẳng phải kim cương, lục bảo, chỉ là tro cốt còn lại của người tu hành sau khi hỏa táng; vậy mà sao đốt không cháy, thậm chí vẫn sáng lấp lánh màu sắc, thách thức với thời gian, chẳng mảy may hư hỏng…? Hàng loạt câu hỏi như vậy cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *