Nội dung chính

Ý nghĩa của vốn lưu độngThay đổi vốn lưu động (Change in working capital)Những yếu tố tác động đến Thay đổi vốn lưu độngMột số câu hỏi thường gặp

Vốn lưu động (VLĐ) hay Working capital không còn quá xa lạ đối với những nhà quản trị.

Đang xem: Vốn lưu Động ( working capital là gì, tìm hiểu về vốn lưu Động

Bởi với họ, đây là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng.

Nó cho biết nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp, để đảm bảo cho các hoạt động cơ bản được diễn ra một cách bình thường.

Tuy nhiên, những nhà đầu tư thường rất khó hình dung được vốn lưu động là gì?

Trong bài viết này, bạn hãy cùng gocnhintangphat.com tìm hiểu chi tiết về vốn lưu động, cách tính cũng như ứng dụng chỉ số này trong việc dự phóng dòng tiền tương lai của doanh nghiệp.

Nhưng trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu những khái niệm cơ bản của vốn lưu động.

Vốn lưu động (working capital) là gì?

Vốn lưu động (Working capital) là một thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có, phục vụ cho các hoạt động diễn ra hằng ngày của doanh nghiệp.

Ví dụ như: Tiền mua mới nguyên liệu, tiền trả lương cho nhân viên, thanh toán các khoản nợ ngân hàng đến hạn…

Một doanh nghiệp có lợi nhuận cao đến đâu, nhưng nếu không đáp ứng đủ vốn lưu động cũng sẽ khiến việc kinh doanh bị gián đoạn.

Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới phá sản.

Cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động được tính bằng:

VLĐ = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn

Bạn có thể dễ dàng lấy tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn trên báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán) của doanh nghiệp.

Ví dụ về CTCP nhựa Bình Minh (Mã: BMP) năm 2019 được gocnhintangphat.com lấy trên trang Cafef.

*

Bởi bản chất trong quy trình kiểm toán là chọn mẫu.

Xem thêm: Vulgar Là Gì – Nghĩa Của Từ Vulgar

Sẽ rất khó để xác định toàn bộ các khoản phải thu khách hàng, hàng tồn này có chính xác hay không?

Nhất là khi thông tin thuyết minh trên báo cáo tài chính còn rất hạn chế và không rõ ràng.

gocnhintangphat.com không khẳng định doanh nghiệp đang gian lận.

Việc Thay đổi vốn lưu động dẫn tới dòng tiền kinh doanh âm là rất bình thường trong vòng đời hoạt động của công ty.

Tuy nhiên, nếu bạn không thực sự hiểu rõ về doanh nghiệp…

Không dại gì chúng ta phải mạo hiểu rằng doanh nghiệp sẽ thu được tiền trong tương lai, phải không nào?

Một số câu hỏi thường gặp

#1. Cách tính thay đổi vốn lưu động?

Thay đổi vốn lưu động (non-cash) có thể được tính bằng 2 cách:

Cách #1: Vốn lưu động năm nay – Vốn lưu động năm trước

Cách #2: (Khoản phải thu + hàng tồn kho – phải trả người bán) năm nay – (Khoản phải thu + hàng tồn kho – phải trả người bán) năm trước

= Thay đổi khoản phải thu ngắn hạn + thay đổi hàng tồn kho – thay đổi phải trả người bán ngắn hạn

#2. Tại sao vốn lưu động lại không tính phần tiền mặt?

Vốn lưu động khi sử dụng để tính định giá dòng tiền dành cho cổ đông thì sẽ loại bỏ tiền mặt ra, vì phần tiền mặt là tài sản thanh khoản cao nhất.

Chủ sở hữu (bao gồm, chủ nợ và cổ đông) ngay lập tức có thể sử dụng ngay phần tiền mặt này để cấn trừ các nghĩa vụ liên quan.

Phần tiền mặt sẽ được loại ra khi chiết khấu dòng tiền, tuy nhiên, giá trị chiết khấu dòng tiền sẽ được tính thêm cả phần tiền mặt để tính ra giá trị doanh nghiệp cuối cùng.

Bottom lines

Tóm lại sự tăng lên của vốn lưu động là rất bình thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong phân tích đầu tư, VLĐ và Thay đổi VLĐ được ứng dụng rất nhiều trong việc tính toán dòng tiền của công ty (Phương pháp định giá DCF).

Xem thêm: Bàn Về Khái Niệm Chất Lượng Cuộc Sống Là Gì ? Đặc Điểm Chất Lượng Cuộc Sống

Sự thay đổi này phụ thuộc vào các nguyên nhân chính sau:

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệpChu kỳ kinh doanh của doanh nghiệpTính minh bạch của doanh nghiệp

Bạn nên cẩn trọng và tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân nếu thay đổi VLĐ của doanh nghiệp (dòng tiền hoạt động âm) liên tục tăng trong khoảng thời gian dài.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *