Những chuyến đi phượt trong rừng là một trong những kỉ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời mỗi người, vì đó là khoảng thời gian được chìm đắm trong thiên nhiên, tránh xa sự xô bồ, náo nhiệt đặc trưng của thành phố. Thế nhưng, một trong những điều khó tránh khỏi khi vào rừng hoặc các khu vực sông suối ẩm ướt, đặc biệt là vào mùa mưa là bị vắt cắn.

Đang xem: Kinh nghiệm chống vắt là con gì sống Ở Đâu cắn có nguy hiểm không

Sinh vật này không gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe của con người nhưng lại là nỗi sợ hãi của nhiều người, ảnh hưởng đến chuyến đi chơi của bạn. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu về loài vật này cũng như những kinh nghiệm hay ho “bỏ túi” để phòng chống cũng như xử lý khi gặp phải loài vật này nhé!

1. Vắt là con gì và những đặc trưng cơ bản của chúng?

*

Vắt là sinh vật có hình dáng khá giống con giun và đỉa, thường có độ dài khoảng 2-5cm, có giác bám ở đầu và đuôi. Chúng thường chịu lạnh kém, vì thế thường tồn tại ở các khu rừng mưa nhiệt đới, với nhiệt độ khoảng 24-28 độ C.

 Vắt rừng thường đi tìm mồi trong khoảng thời gian từ 5-8 giờ sáng hoặc tư 17-19 giờ tối. Chúng thường xuất hiện nhiều sau các cơn mưa, khi nền nhiệt độ giảm xuống.Vắt thường hút máu ở các vùng cơ thể có nhiệt độ cao như sau đầu gối, bẹn, đùi, lưng, nách, cổ,…Khi bám vào cơ thể, vắt sẽ tiết ra chất hirudin khiến máu không đông để có thể hút máu, gây cảm giác ngứa và hơi gai trên da. Nếu không gỡ ra và xử lý kịp thời, vắt sẽ có thể hút lượng máu gấp 8-10 lần trọng lượng cơ thể của nó, khiến nạn nhân khó cầm máu và nhiễm trùng vết cắn.

2. Cách phòng chống vắt hiệu quả khi đi rừng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chống vắt hiệu quả, tiện lợi, phù hợp cho các chuyến du lịch và khám phá trong rừng. Hãy cùng điểm qua một số phương pháp cơ bản & dễ áp dụng cho mọi người nhé!

Trang phục chống vắt

*

Tất chống vắt: sản phẩm tất chống vắt là một trong những cách hữu hiệu để ngăn cản sự xâm nhập của loài vật này qua ống quần, giày dép, đặc biệt là vắt đất.Ghệt: Ghệt là sản phẩm bảo vệ ống chân của bạn từ mắt cá chân đến ngang bắp đùi, thường được sử dụng để đi mưa, đi tuyết… Trong trường hợp này, nó cũng rất hữu dụng để bảo vệ bạn khỏi vắt.

Xem thêm: Cấu Tạo Đài Cọc Là Gì – Hướng Dẫn Cách Bố Trí Thép Đài Móng Cọc Chuẩn

*

(Xem chi tiết sản phẩm tại đây)

Ngoài ra, bạn nên sử dụng quần áo với chất liệu len hoặc nilong khi đi rừng, bởi vì vắt không thể di chuyển được trên 2 chất liệu này quá 10cm. Các sợi len sẽ thấm khô nhớt trên cơ thể con vắt, khiến loài vật này tự rơi xuống nhanh chóng.Mỗi người nên trang bị cho mình trang phục dài tay, kín đáo, tránh hở vùng chân, tay, cổ, tai – những vùng nhiệt độ cao của cơ thể vì dễ thu hút vắt chui vào cắn.

*

Thuốc chống vắt

Một số biện pháp chống vắt dân gian, dễ kiếm là xà phòng, dầu khuynh diệp, muối, vôi, dấm, chanh,…Ngoài ra, bạn có thể tìm mua các loại thuốc chống vắt tại nhà thuốc như: thuốc DEP, thuốc chống côn trùng DEET.Để sử dụng hiệu quả các loại thuốc chống vắt này, bạn cần bôi thuốc cẩn thận cả bên trong cơ thể cũng như bên ngoài trang phục vì loài vật này tồn tại khá nhiêu trong rừng và luôn tìm cách chui vào trong cơ thể qua những điểm sơ hở. Vì thế, nên bôi thuốc toàn cơ thể, và xịt thuốc ngoài giày dép, tất, trang phục để đảm bảo rằng bạn được bảo vệ toàn diện.

Lưu ý khi di chuyển và ở lại cắm trại trong rừng

Không nghỉ chân hoặc ngồi ở những nơi rậm rạp, ẩm ướt vì đó là môi trường ưa thích của loài vắt.Nên mang theo thảm hoặc tấm trải, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

Xem thêm: Lịch Sử Của Đồ Bơi: Bikini Là Gì? Tankini Là Gì ? Tankini Là Gì

*

*

3. Các mẹo xử lý nhanh khi bị vắt cắn

*

Khi phát hiện có vắt trên người, hãy nhẹ nhàng loại bỏ vòi hút máu của nó ra khỏi cơ thể. Kiểm tra lại toàn bộ cơ thể mình xem liệu có còn con vắt nào không. Bởi khi cắm vòi hút, con vắt cũng đồng thời tiết ra chất khiến vết thương tê liệt và không cảm nhận được đau đớn. Vì thế rất có thể còn có những con vắt khác ở trên cơ thể mà bạn không cảm nhận được. Tuy nhiên đừng hoảng sợ khi bạn tìm thấy, vắt không độc và chúng không mang mầm bệnh. Chúng thường khá dễ dàng để loại bỏ và sẽ không gây ra tác hại lâu dài.Trong trường hợp vắt đã hút quá nhiều máu trên cơ thể, không được vội vàng giật ra ngay vì dễ gây rách vết thương lớn hơn, hoặc có thể gây nhiễm trùng da. Hãy nhẹ nhàng dùng móng tay hoặt vật sắc cạnh như thẻ tín dung, dao… để gạt bỏ vòi hút máu trên cơ thể và sơ cứu kịp thời.Điều trị vết thương hở. Khi con vắt bám vào, chúng tiêm thuốc chống đông máu để ngăn máu đông lại trước khi chúng có thể hút vào cơ thể. Khi bạn loại bỏ một con vắt, vết thương sau đó có thể bị chảy máu trong vài giờ hoặc thậm chí vài ngày. Làm sạch vết thương hở bằng cồn hoặc dung dịch làm sạch sơ cứu khác, sau đó quấn băng để bảo vệ.Vì chảy máu có thể mất một lúc để dừng lại, bạn nên thay băng thường xuyên.Chú ý giữ gìn vệ sinh, đặc biệt nếu bạn đi bộ trong rừng rậm, vết thương hở sẽ dễ bị nhiễm trùng.Tránh loại bỏ vắt bằng bất kỳ cách nào khác. Bạn có thể nghe nói rằng có thể loại bỏ một con vắt bằng cách đổ muối lên nó, đốt, phun thuốc chống côn trùng hoặc ngâm nó trong dầu gội đầu. Mặc dù các cách này có thể khiến con vắt nhả vòi hút và rơi ra, nhưng nó sẽ phun trở lại số máu đã hút vào vết thương của bạn trước khi rơi. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng xấu, vì vậy hãy tuân thủ các biện pháp khoa học. 

Tổng kết

Trong quá trình dã ngoại ngoài trời, sẽ không thể tránh khỏi những côn trùng đáng ghét như vắt. Tuy nhiên, chỉ cần trang bị cho mình những dụng cụ bảo hộ và các phương pháp sơ cứu vết thương cơ bản là bạn đã có thể tự bảo vệ bản thân mình. Chúc bạn có những chuyến dã ngoại ý nghĩa và đáng nhớ.

Tham gia Group Facebook của Cùng Trải Nghiệm để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích: Cộng đồng khách hàng Cùng Trải Nghiệm 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *