Một trong những bộ phận giúp cho móng công trình thêm bền vững và kiên cố chính là đài móng. Vậy đài móng là gì? Đài móng có những loại nào? Kích thước chuẩn cũng như quy trình thi công đài móng như thế nào? Dưới đây chúng tôi xin giải đáp những thắc mắc của khách hàng về móng cọc trong thi công ép cọc bê tông ở bài viết dưới đây.

Đang xem: Cấu tạo Đài cọc là gì, hướng dẫn cách bố trí thép Đài móng cọc chuẩn

Đài móng là gì?

Đài móng là một bộ phận có chức năng liên kết các cọc với nhau. Đài móng thường giúp phân bổ lực để có thể đảm bảo tối ưu lực cân bằng cho toàn bộ bề mặt và toàn diện tích phần nền móng công trình.

*

Hình ảnh móng Băng đang được thi công

Đào móng thường được phân chia làm hai loại là đài cứng và đài mềm, hoặc cũng có thể phân theo kích thước khác nhau sẽ là móng cọc đài thấp và móc cọc đài cao. Đài móng có rất nhiều hình dạng khác nhau như tròn, tam giác, hình côn… Hình dáng của đài móng cũng ảnh hưởng lớn tới kết cấu của công trình. Nếu như đài không phù hợp với các cọc thì sẽ giảm đi sức bền và sức chịu tải của nền móng công trình.

Kích thước tiêu chuẩn của đài móng

Kích thước đài móng công trình cũng phải đảm bảo theo những tiêu chuẩn như sau:

Từ trung tâm của cột móng biên tới mép đài không được nhỏ hơn đường kính của cột hay chiều dài cạnh bình quân của cọc. Thông thường khoảng cách tính từ cọc tới mép đài không nhỏ hơn 150mm.Bề rộng bản đáy của đài móng cọc hai hàng hoặc đài cọc một hàng lớn hơn hoặc bằng 2 lần chiều dài cạnh cọc. Chiều rộng của đài móng cũng nên lớn hơn hoặc bằng 600mm. Từ mép cọc tới mép đài không nên nhỏ hơn 150mm thì mới là móng cọc đạt chuẩn.Độ dày của đài móng cọc cũng cần phải căn cứ vào yêu cầu của kết cấu bên trên để có thể xác định. Độ dày này sẽ được tính từ mặt lớp đệm nên không được nhỏ hơn 300mm. Nếu đài móng có dạng hình côn thì độ dày của mép đài phải lớn hơn hoặc bằng 300mm.Hình dáng, kích thước của đài móng sẽ phụ thuộc vào diện tích cần thiết để bố trí số cọc; Theo quy định về khoảng cách tối thiểu giữa các cọc.Chiều sâu chôn đài sẽ tùy thuộc theo điều kiện địa chất, đặc tính cấu tạo của công trình như: có tầng hầm, kho chứa…Chiều cao đài móng sẽ phụ thuộc vào việc tính toán nhưng phải có trị số cần thiết đệ đảm bảo độ ngầm của các cọc trong đài.

Xem thêm: ” Thương Thuyết Là Gì ? Bí Quyết Thương Thuyết Thành Công

Móng cọc đài cao là gì?

Móng cọc đài cao là một trong những loại đài cọc chính. Đây là loại móng có đài cọc nằm cao hơn so với mặt đất, chiều sâu của móng có thể nhỏ hơn chiều cao của cọc. Móng cọc đài cao thường chịu cả hai tải trọng nén và uốn. Lúc này, toàn bộ tải trọng ngang và đứng của công trình đều do các cọc trong móng chịu tải.

*

Móng cọc đài cao là gì

Móng cọc đài thấp là gì?

Móng cọc đài thấp là loại móng có đài cọc được đặt dưới mặt đất, loại móng cọc này sẽ được đặt sao cho lực ngang của móng phải cân bằng với áp lực bị động của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu nhất. Các cọc trong móng cọc đài thấp hoàn toàn chịu nén không chịu tải trọng uốn.

Xem thêm: Anh Em Thiện Lành Là Gì – Người Nguồn Gốc Khởi Tạo Trào Lưu

Do nằm thấp hơn mặt đất, nên khi thi công móng cọc đài thấp thì người thi công cần thực hiện tính toán tỉ mỉ những kích thước như:

Kích thước cụ thể của cọc và của đài cọcXác định sức chịu tải của cọc đài thấp ứng kích thước đã chọnSợ bộ xác định gần đúng số lượng cọc sẽ sử dụng tương ứngBố trí cọc trong nền móng

Bên cạnh đó cũng phải tính toán kiểm tra phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Tính toán theo trạng thái giới hạn thứ nhất, toàn bộ sức chịu tải của nền đất mũi cọcTính toán móng cọc theo trạng thái thứ 2, cần phải kiểm tra độ lún, chuyển vị ngangTính toán móng cọc theo trạng thái thứ 3, cần tính toán cọc theo quá trình chịu lực do vận chuyển, treo cọc.

Bản vẽ đài móng cọc

Trước khi tiến hành thi công công trình cần có bản vẽ đài móng chi tiết và cụ thể nhất theo thông số tính toán. Bản vẽ giúp thợ thi công dễ dàng hình dung công trình, đồng thời thi công đúng theo kết cấu cũng như thông số chuẩn nhất, đảm bảo chất lượng nền móng cọc. Bản vẽ đài móng cọc sẽ phụ thuộc vào từng đặc điểm công trình, tính chất đất nền nơi công trình xây dựng. 

Dưới đây là hình ảnh bản vẽ đài móng cọc mà quý khách có thể tham khảo:

*

Mẫu móng cọc được sử dụng nhiều trong thi công nhà phố

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *