I. VA là gì?
VA là từ viết tắt từ tiếng Pháp Végétations Adénoides, Việt Nam gọi là bệnh sùi vòm mũi họng. VA là tổ chức bao gồm nhiều tế bào bạch cầu. Khi thở vào, không khí vào mũi, qua VA rồi mới vào phổi. Bình thường VA chỉ dày khoảng 4-5 mm, không cản trở đường thở. VA tuy rất mỏng, nhưng xếp theo hình lá nên diện tiếp xúc với bên ngoài rất rộng.Bình thường VA có từ lúc trẻ mới sinh nhưng rất nhỏ. Từ 6 tháng tuổi, nó phát triển dần theo nhiệm vụ miễn dịch. Đến 9-10 tuổi, VA teo dần và chỉ còn dấu vết ở tuổi dậy thì.Nhiệm vụ của VA là nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể. Tiêu diệt vi khuẩn khi chúng tái xâm nhập. Nó cùng một số tổ chức khác cùng nhiệm vụ miễn dịch tạo thành một vòng (gọi là vòng Waldeyer), gồm: VA, amidan vòi, amidan hầu, amidan lưỡi. Vòng này bao chung quanh đường thở và đường ăn. Tất cả các vi khuẩn vào từ mũi và từ miệng đều phải xuyên qua vòng Waldeyer.Không khí chứa vi khuẩn vào mũi, đi ngang qua VA trước khi vào phổi. Vi khuẩn sẽ bám vào VA dễ dàng nhờ diện tiếp xúc rộng của nó. Các tế bào bạch cầu chực sẵn, “bắt” vi khuẩn. Sau đó lôi chúng vào sâu để nhận diện và tạo kháng thể. Kháng thể này được nhân rộng và tỏa đi khắp nơi, nhiều nhất là ở vùng mũi họng. Khi vi khuẩn tái xâm nhập, chúng sẽ tự động vô hiệu hóa vi khuẩn và tiêu diệt ngay.
Đang xem: V.a là gì, bệnh không thể coi thường Ở trẻ! va và phẫu thuật nạo va
II. Vì sao ta bị viêm VA?
Do thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn nên VA hay bị viêm, nhưng nhẹ. Khi sức đề kháng suy yếu, vi khuẩn tràn ngập quá nhiều sẽ xâm nhập toàn bộ VA. Lúc này nếu bạch cầu không đủ sức “bắt” tất cả vi khuẩn, chúng sẽ bám và cư trú tại VA, sinh sôi nảy nở và gây viêm bệnh lý. Khi đó, trẻ sẽ bị sốt, sổ mũi, ho, có khi rối loạn tiêu hóa (nôn trớ, tiêu chảy, đau bụng…) và động kinh.
Nếu viêm VA kéo dài, thể tích của VA sẽ tăng lên gây hẹp cửa mũi sau. Do đó sẽ làm giảm lượng không khí ra vào phổi, dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho nãm. Lượng dịch tiết ở mũi đọng lại ngày càng nhiều, chảy ra phía trước và nghẹt mũi, trẻ lờ đờ, ngủ không ngon giấc, dẫn đến mệt mỏi, học hành khó tiếp thu. Ở môi trường ẩm, vi khuẩn cộng sinh trong hốc mũi sẽ trở thành vi khuẩn gây bệnh. Nước mũi từ trong trở thành nước mũi đục, rồi nước mũi màu trắng, màu xanh hay màu vàng.Biến chứng của viêm VA gây bít tắc lỗ thông khí vào tai giữa, gây viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa mủ, thủng nhĩ, nếu không điều trị sẽ dẫn đến giảm thính lực.Viêm VA có thể dẫn đến các biến chứng như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa cấp, viêm thanh quản, viêm khí quản và viêm phế quản. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ phải thở bằng miệng, mũi ít được sử dụng nên qua nhiều năm chóp mũi trở nên nhỏ hơn, xương hàm trên phát triển kém, răng hàm trên mọc lởm chởm, cằm nhô ra và to hơn. Đó là vẻ mặt đặc trưng của trẻ viêm VA người ta gọi là bộ mặt sùi vòm hay bộ mặt VA.
III. Khi nào nên nạo VA?
VA có nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết cho cơ thể; do đó không nên nạo VA rộng rãi, chỉ nạo VA trong các trường hợp sau:
VA quá to, gây khó thở và viêm mũi thường xuyên.VA quá to, gây nghe kém, viêm tai giữa cấp.Có một trong các biến chứng sau: Viêm amiđan, viêm thanh quản cấp, rối loạn tiêu hóa, chậm phát triển.
Nạo VA là một phẫu thuật nhẹ nhàng, có thể tiến hành nhanh gọn trong vài phút, ít gây biến chứng, thời gian hậu phẫu ngắn. Ngày nay với phương pháp nạo VA dưới nội soi đường miệng, việc nạo VA trở lên dễ dàng, không sót, thời gian mổ ngắn, không chảy máu. Hơn nữa phương pháp này không gây sợ hãi với các cháu, có thể về nhà sau mổ 3 giờ.
Trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên nếu có chỉ định có thể nạo VA.
IV. Biểu hiện của Viêm VA như thế nào?
Sốt cao 39 – 40 độ, đôi khi gây ra co giật.Nghẹt mũi: bé không thở được bằng mũi do VA lớn che kín cửa mũi sau.Ngủ ngáy : thường há mồm thở , hẹp đường thở, ngủ ngáy.Chảy mũi: lúc đầu chảy mũi trong sau đó chảy mũi có màu trắng, vàng, tanh, thường xuyên chảy nước mũi.Tiêu chảy:do bé nuốt đàm, dịch, mủ từ VA chảy xuống nên bụng thường khó tiêu, hay bị tiêu chảy.Chán ăn: do mủ, dịch từ VA nuốt vào bụng nên thường xuyên rối loạn tiêu hoá, đầy hơi, nên chán ăn.Quấy khóc, giấc ngủ chập chờn không sâu: do nghẹt mũi, khó thở nên ngủ chập chờn, hay giật mình và quấy khóc về đêm.Biến chứng bộ mặt sùi vòm: Nếu để kéo dài sẽ đẫn đến răng hô, trán rô, răng mọc không đều.
Chẩn đoán bệnh viêm VA dựa vào tiền sử bệnh: hay sổ mũi, hay sốt vặt. Nhưng chắc chắn nhất là nội soi vòm mũi họng, thấy VA lớn nằm ở vòm mũi họng, sần sùi, che kín cửa mũi sau.
V. Nếu không chữa trị, Viêm VA gây ra biến chứng gì?
1. Viêm nhiễm đường hô hấp trên:
Do VA nằm ở nóc vòm nên mủ có thể chảy xuống họng gây ra viêm mũi họng, viêm phế quản, thanh quản, viêm phế quản rít, nặng hơn viêm phổi. Một số trường hợp có thể gây viêm phế quản hen: khò khè, thở rít.
Xem thêm: Mã Tracking Code Là Gì ? Utm Là Công Cụ Giúp Bạn Làm Việc Này
2. Viêm tai giữa cấp:
Sốt cao 39-40 độ C. Do vi khuẩn từ VA theo đường vòi nhĩ lên tai gây viêm tai giữa cấp: lúc đầu màng nhĩ đỏ, sau đó phồng, trẻ khóc, than đau tai. Sau đó màng nhĩ mờ hơn do có dịch, mủ trong hòm nhĩ. Nếu không được chữa trị, màng nhĩ bị thủng, mủ chảy ra ống tai ngoài, mùi tanh, hôi.
3. Viêm tai giữa tiết dịch:
VA quá phát gây tắc vòi nhĩ làm thay đổi áp lực trong hòm nhĩ, xuất tiết dịch, nghe kém. Nếu không được điều trị tích cực, dịch đọng lại trong hòm nhĩ, sau đó màng nhĩ lõm dính vào thành trong làm cho ù tai, tiếng ve kêu, nghe kém, lâu dần gây ra điếc dẫn truyền và hình thành Cholesteatome trong hòm nhĩ.
4. Viêm Amidan cấp:
Đau họng, amidan sưng đỏ, nuốt đau, sốt cao 39 – 400.
5. Viêm thanh quản:
Mủ từ VA đổ xuống họng vào thanh quản gây ra viêm thanh quản cấp, khàn tiếng, ho, khó thở thanh quản.
6. Phế quản phế viêm:
Sau khi mủ tràn qua hạ họng, xuống thanh quản và chảy vào phế quản gây ra viêm phế quản, phế viêm, nếu nặng sẽ viêm phổi. Bệnh nhân khó thở cả thì hít vào và thì thở ra, có nhiều tiếng rít, ran ẩm, ran nổ hai phổi.
7. Rối loạn tiêu hóa:
Một phần mủ chảy vào đường tiêu hóa hay do trẻ nuốt vào dạ dày gây ra rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, hay ói, chán ăn, đi cầu phân lỏng, lơn cợn hay sống.
8. Dị dạng sọ mặt:
Do VA quá phát gây bít nghẽn đường thở, thiếu oxy, trẻ thường xuyên thở bằng miệng, thiếu tập trung, hay ngủ gật. Xương hàm trên không phát triển, hô, hàm dưới bị đẩy ra trước. Lưỡi tụt vào trong. Đầu cổ không còn bình thường, khuôn mặt bị biến dạng, ngờ nghệch mà chuyên môn gọi là bộ mặt sùi vòm.
9. Nghẹt mũi và ngưng thở khi ngủ:
Do VA lớn làm bít tắc cửa mũi sau và Amidan khẩu cái to làm cho trẻ không thở được bằng mũi, phải há mồm để thở, dẫn đến giảm thông khí phế quản, lâu dần giãn phế nang, nếu kéo dài sẽ bị suy tim trái. Khi ngủ thường bị ngưng thở mỗi lần khoảng 10 giây, mỗi đêm ngưng thở vài chục lần.
Xem thêm: Nghĩa Của Từ Spooling Là Gì Để In? Spooling Là Gì
VI. Điều trị Viêm VA thế nào?
Điều trị nội khoa: giữ vệ sinh răng miệng. Cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng. Giữ vệ sinh mũi, họng: rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối 9%0, xúc họng nước sạch sau khi ăn. Phối hợp dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, sinh tố.Điều trị ngoại khoa: nạo VA
VII. Khi nào có thể xuất viện? Chế độ ăn cho trẻ ra sao?
Sau khi nạo VA trẻ có thể nói chuyện ngay.Sau khi tỉnh ăn bình thường sau mổ 2 giờ.Có thể xuất viện vào buổi chiều.Về nhà nói bình thường, ăn uống bình thường và giữ ấm.