*
*
*
*
*
*
*
*

Nguyễn Trãi Lấy Hiệu Là Ức Trai Là Gì ? Nghĩa Của Từ Ức Trai Trong Tiếng Việt 18

– Hỏi: Xin cho biết hai chữ tên hiệu Ức Trai của Nguyễn Trãi xuất phát từ đâu, có ý nghĩa thế nào?

Trương Thanh Trâm(Lớp Cao học Văn học Việt Nam– Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh)

– GS Mai Quốc Liên trả lời: Để trả lời câu hỏi này, xin cho tôi mượn lời của hai học giả Trần Văn Giáp và Phạm Trọng Điềm trong Quốc Âm thi tập, NXB Văn Sử Địa – Hà Nội 1956, tr.13 trong lời chú cho Nguyễn Trãi, hiệu Ức Trai như sau:

“(1) Trãi: Viết chữ Hán có hai thể: 豸và 廌,mặt chữ tuy khác nhau, nhưng âmnghĩa là một, không có gì khác cả. Theo sách Tả truyện (Tuyên Công năm 17), chữ 豸đứng một mình nghĩa là: cởi mở, là giải thoát họa hoạn: “Sử Khước tử sính kỳ chí, thứ hữu trãi hồ” (Nếu Khước tử được tiến hành hết chí mình, thì có thể giải thoát được họa hoạn”.

Đang xem: Ức trai là gì, Ức trai tâm thượng quang khuê tảo

Đang xem: ức trai là gì

Nếu chữ Trãi 豸đứng liền sau chữ giải, thành danh từ giải trãi. Giải trãi tên một loài thú rừng, hình dáng hoặc giống trâu rừng, hoặc giống hươu núi, nhưng chỉ có một sừng thẳng ở giữa trán. Đời cổ, dùng loài thú này để húc đánh những người có tính gian tà, nham hiểm, không ngay thẳng. Vì loài thú ấy có đặc tính biết phân biệt người tà, người chính, nên người đời Hán đặt tên cái mũ các quan giữ việc xét đoán hình ngục, gọi là mũ Giải trãi để tượng trưng cho sự thẳng thắn (Xem Từ hải, tr.1234, 1265 và Từ nguyên, dậu tập, tr.12,78).

Ức Trai 抑齋: chữ Trai 齋 nghĩa là cái nhà, nơi thường ngồi làm việc hoặc tu dưỡng tính tình, hoặc nghiên cứu nghĩa lý. Chữ Ức có nhiều nghĩa, nhưng đây nghĩa khiêm tốn là ngăn ngừa, là thân mật nghiêm trang. Họp các nghĩa chữ Ức lại có thể hợp nghĩa với chữ Trãi. Đó là thể lệ đặt tên tự, tên hiệu của xưa kia”. (Quốc âm thi tập, tr.13)

Việc đặt tên tự thời xưa tương đối phức tạp, nhưng rốt lại là dựa vào nghĩa chữ trong kinh truyện mà đặt. Chẳng hạn: Ngô Thì Nhậm đặt tên hiệu là Hy Doãn (mong được như Y Doãn, hiền thần thời Cổ (Trung Hoa) vì sách xưa gọi ông Y Doãn là “thánh chi nhậm” (bậc thánh của việc gánh vác trách nhậm (nhiệm)) – Cao Bá Quát đặt hiệu Chu Thần vì sách có nói đời Chu có hai vị hiền thần là Bá Đạt, Bá Quát. Do đó, Quát là bề tôi nhà Chu (Chu Thần).

Xem thêm: Kiến Thức Cơ Bản Về Thủy Canh Là Gì ? 6 Mô Hình Trồng Rau Thủy Canh

Trường hợp cụ Nguyễn Trãi không có “chữ liền” trong kinh truyện, Trãi (xem Từ điển Hán – Việt, tr. 693): “Một con vật truyền thuyết, giống con dê nhưng chỉ có một sừng, tính trung thực”. Còn có “giải trãi” và “mũ giải trãi” đều dính đến việc ức chế, ngăn ngừa điều xấu, điều ác để giải thoát tai họa… nên tiên sinh đặt tên là Ức, chỉ Ức không thôi, chưa thành hiệu; thiếu đi một chữ thì thêm chữ Trãi vào. Cụ Phạm Thiều, một nhà nho, Đại sứ, sau công tác ở Viện Hán – Nôm, đặt tên hiệu Miễn Trai. Hỏi, cụ bảo Kinh Thi có câu: “Thiều giả miễn dã” (Thiều là cố gắng vậy), nên có tên hiệu Miễn Trai.

Xem thêm: Touch Liit Là Gì ? Mua Bút Marker Ở Đâu Thì Đảm Bảo? Bút Màu Marker Là Gì

Kể cũng phức tạp đấy, nhưng đại loại là như vậy. Ta bây giờ cứ gọi cụ Nguyễn TrãiỨc Trai tiên sinh (xưa kiêng gọi tên tục), như các cụ xưa vẫn gọi, còn nghĩa chữ tên ấy tạm hiểu như vậy, là ổn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *