QĐND – “Thói trưởng giả” ở đâu cũng có, cả xưa cả nay chỉ những người thích khoe khoang, bắt chước, đua đòi, chơi ngông đến mức lố bịch để rồi làm trò cười cho thiên hạ.

Đang xem: Trưởng giả là gì, nghĩa của từ trưởng giả trong tiếng pháp nghĩa của từ trưởng giả trong tiếng pháp

Dựa vào hài kịch “Trưởng giả học làm sang” của Mô-li-e (Pháp), văn hóa phương Tây thường lấy khái niệm này để chế giễu những nhà tư bản, những kẻ giàu mới nổi nhưng do ít học nên rỗng tuếch lại hay khoe mẽ, tức cắt nghĩa căn bệnh này thường chỉ có ở nhà giàu, kẻ có tiền. Trong văn hóa phương Đông, nhất là văn hóa Việt, cách hiểu phổ quát rộng rãi hơn là không chỉ kẻ có tiền mà kẻ nghèo cũng có. Như câu ca dao: “Ra đường mũ áo xênh xang/ Về nhà hỏi vợ: “Cám rang đâu mày?”. Chỉ hai câu ngắn gói chặt một tình thế tương phản để bật ra tiếng cười đau đớn dành cho những kẻ đã khốn khó còn “thích thể hiện”. Minh triết dân gian thâm thúy lắm, chỉ qua câu hỏi đối thoại có 4 chữ thôi nhưng cho thấy sự kém cỏi, thô tục của kẻ thiếu giáo dục.Những câu ca dao sâu sắc ấy có nhiều trong dân gian. Tuy nhiên, khi nhắc đến thói trưởng giả thì phải nói tới chân dung ông Giuốc-đanh của Mô-li-e quá sinh động và chua cay, mang tính điển hình cao. Ông Giuốc-đanh tuổi ngoài bốn mươi, con một nhà buôn giàu có, dốt nát, thô kệch, nhưng muốn học đòi làm sang. Nhiều kẻ biết được điều đó bèn săn đón, nịnh hót để moi tiền. Học đòi lối ăn mặc sang trọng vương giả của tầng lớp quý tộc, ông bèn mời thợ đo may quần áo. Nhưng dốt nát không hiểu thế nào là “quý tộc”, ông cứ bắt thợ phải thế này, thế kia… Nhờ thế mà bọn thợ lưu manh được dịp hốt bạc, còn kẻ học đòi lại nghĩ mình thế là sang trọng.Người Việt cắt nghĩa căn bệnh trưởng giả có tính hay khoe khoang, khoe mẽ qua câu chuyện “Lợn cưới áo mới”. Chỉ có cái áo, con lợn là đi khoe.

Xem thêm: Thị Phần Là Gì – Market Share / Thị Phần

Xem thêm: Vùng Dmz Là Gì – Phân Biệt Các Khái Niệm Về Dmz Đầy Đủ Nhất

Đấy là tiền đề của bệnh háo danh, thích có “tên tuổi” để được người khác để ý, kính trọng. Thời nay, không thiếu những kẻ học đòi. Ví như có cô, cậu sinh viên nọ gia cảnh làm ruộng vất vả nhưng cứ nằng nặc xin tiền bố mẹ sắm bằng được “phôn” này “phôn” nọ cho bằng bạn bè, để chúng bạn “sáng mắt” ra, không khinh được mình. Đấy là tâm lý tiểu nông lạc hậu, cổ xưa “con gà tức nhau tiếng gáy”. Nhưng trưởng giả học làm sang dễ tìm thấy nhất ở các “trọc phú”. Nhờ “mánh mung”, “trúng quả” đất đai hay buôn lậu mà bỗng chốc giàu xổi, có tiền bèn ăn chơi ngất ngưởng, sẵn sàng ném tiền qua cửa sổ cho những cuộc vui chốc lát, nhất thời. Có kẻ ngông nghênh tạo “xế hộp” cả bạc tỷ để khoe mẽ với thiên hạ, trong khi anh em, người thân thì vẫn còn khó khăn. Có kẻ xây biệt thự dát vàng, bạc lóng lánh như cung đình của bậc đế vương thời xưa, nhưng ít lâu sau lại dính vào vòng lao lý vì làm ăn phi pháp. Có kẻ ngạo nghễ đeo cả cân vàng vào người rồi lên mạng tỏ vẻ hả hê rằng ta đây là “đại gia vàng”…Nhà Phật khoan hòa mà truyền rằng, mọi tội lỗi sinh ra từ sự kém hiểu biết. Các cụ ta thâm nho thì dạy làm người phải biết “ngũ tri” (5 cái biết): Tri kỷ (biết mình), tri bỉ (biết người), tri chỉ (biết dừng), tri thời (biết thời thế), tri biến (biết sự thay đổi). Thế giới thời 4.0 thì ví con người như cây xanh có cái gốc là tri thức, thực ra là học theo cổ ngữ phương Đông: “Nhân bất học bất tri lý” (người không học thì không biết được cái lý ở đời). Xét kỹ cũng là “ngũ tri”. Trước hết phải biết mình là ai, thân phận thế có xứng được hưởng như vậy không? Nhất là phải biết dừng lại, đừng ham hố, kệch cỡm quá. Trong khi nhiều người dân lao động còn làm lụng vất vả, nhọc nhằn và phải chắt chiu từng đồng bạc lẻ, mà mình tiêu tiền “vung tay quá chán” như thế liệu có nên chăng? Thói trưởng giả đi liền với sự kệch cỡm, lãng phí, vô duyên và hơn thế, nó còn là một biểu hiện của sự lệch chuẩn đạo đức, văn hóa.NGUYÊN THANH

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *