Mỗi người chúng ta đều được tích lũy kiến thức từ trong nhà trường và trong cuộc sống. Thông thường, khi ai đó đạt được trình độ học vấn từ Đại học trở lên thì được liệt vào nhóm người “Tri thức”, một sự công nhận bất thành văn cho cái gọi là bằng cấp.Bạn hiểu Gì Về Trí thức?Trong vấn đề trao đổi và nghiên cứu, chúng ta có môn học về tri thức được gọi là Tri Thức Luận hay Nhận thức luận. Trong Nhận thức luận, khái niệm phổ biến của tri thức là bao gồm ba tiêu chí là: Khả tín, xác thực, và chứng minh được. Nói một cách khác mối quan hệ của nó với các khái niệm tương tự như chân lý và niềm tin. Cuộc tranh luận này liên quan nhiều đến việc chứng minh. Cụ thể, các nhà nhận thức luận phân tích các tiêu chuẩn của việc chứng minh cho các khẳng định tri thức, nghĩa là nền tảng mà từ đó người ta có thể khẳng định rằng mình biết một sự kiện cụ thể nào đó. Nói một cách đơn giản, nó xem xét câu hỏi: Bạn làm cách nào để biết điều mà bạn biết? (How to know what you know?).Điều này chứng tỏ rằng, Tri thức thể hiện tính Logic mà không đề cập đến tính sáng tạo. Bởi vì, sáng tạo là sự chuyển hóa của hiểu biết để ứng dụng vào thực tế trong mọi tính huống, mọi hoàn cảnh, nó thuộc về khả năng của Trí Tuệ.

Đang xem: Sở hữu trí tuệ là gì?, quyền sở hữu trí tuệ và cách Đăng ký

*

Theo quan điểm của Phật giáoTrí là quán thấy, Tuệ là hiểu rõ. Trí tuệ có nghĩa là sự hiểu biết minh bạch và tường tận.Trí Tuệ có nhiều cầp bậc từ thấp đến cao, Trong Ðại kinh phương quảng (Mahàvedalla Sutta) thuộc Trung Bộ Kinh, có đoạn Tôn giả Maha Kotthita hỏi Tôn giả Sariputta (Xá Lợi Phất) là đệ tử của Phật Tổ, đạt danh hiệu “đệ nhất trí tuệ”, câu hỏi như sau:- Này Hiền giả, như thế nào là được gọi là Trí tuệ? Vì có tuệ tri, có tuệ tri, này Hiền giả, nên được gọi là trí tuệ. Có tuệ tri gì? Có tuệ tri: đây là Khổ, có tuệ tri: đây là Khổ tập, có tuệ tri: đây là Khổ diệt, có tuệ tri: đây là Con đường đưa đến Khổ diệt. Vì có tuệ tri, có tuệ tri, này Hiền giả, nên được gọi là trí tuệ.
Như vậy, Trí tuệ là khả năng tư duy của con người về mặt kiến thức, nếu người bình thường không lý giãi được vì sao con người phải chịu khổ (Chân lý về khổ), nguyên nhân của khổ (Chân lý về Nguồn gốc Khổ), làm thế nào để diệt khổ (Chân lý về sự Diệt khổ), và con đường nào đưa đến khổ diệt (chân lý về con đường dẫn đến sự diệt khổ), thì người ấy không có trí tuệ và được gọi là “liệt tuệ”.Trí Tuệ ≠ Liệt TuệCũng trong phần này, có câu hỏi chính như sau:- Này Hiền giả, Trí tuệ có ý nghĩa gì? – Này Hiền giả, trí tuệ có ý nghĩa là thắng tri (Abhinnattha), có nghĩa là liễu tri (Parinnattha), có nghĩa là đoạn tận (Pahanattha).Ở đây tôn giả Sariputta (Xá Lợi Phất), muốn phân biệt các cấp độ khác nhau của Trí Tuệ:- Thắng Tri (Abhijànàti), Intuitively Knows: trước dịch là “biết rõ”, nay dịch lại là “thắng tri”Ở cấp độ này, người có trí tuệ biết rỏ sự vật một cách trực tiếp, điều này có nghĩa là bạn muốn hỏi điều gì, thì người có Trí Tuệ (thắng tri), hiểu rỏ câu hỏi của bạn và sẻ trả lời đúng như mong muốn của bạn. Trong bốn quả Thanh Văn, người có Trí Tuệ (Thắng Tri) thuộc hàng bậc thánh hửu học hay còn gọi là Tu Đà Hoàn hay Tư Đa Hàm.- Liễu tri (Parinnattha), Thoroughly understands: Hiểu biết hoàn toàn, trọn vẹn về một sự vật; điều này có nghĩa là bạn muốn hỏi điều gì, thì người có Trí Tuệ (Liễu tri) hiểu rỏ câu hỏi của bạn và sẻ trả lời đúng như mong muốn và ngoài sự mong đợi của bạn. Trong hàng đệ tử Thanh Văn, người có Trí Tuệ (Liễu Tri) thuộc hàng A Na Hàm.- Đoạn tận (Pahanattha): Chấm dứt phiền nảo và khổ đau. Chỉ có các bậc A la hán, Bích chi và Đức Phật mới có thể Đoạn tận sự vật. Đây chính là Trí Tuệ tối thượng mà tất cả chư thiên, trời và người đều mong ước.Tại sao chúng ta xác định rằng người có trí tuệ “Thắng Tri” là Tu Đà Hoàn hay Tư Đà Hàm?- Vì nếu là Tu Đà Hoàn hay Tư Đà Hàm thì còn phải tái sanh ở cõi người, ít nhất 1 hay 7 lần nữa; mà con người thì thường là nhìn sự vật một cách trực tiếp.Tại sao chúng ta xác định rằng người có trí tuệ “Liễu Tri” là A Na Hàm?- Vì nếu là A Na Hàm thì được tái sanh ở cõi trời (thiên giới), cho nên có thể nhìn bao quát mọi sự vật.Tại sao chúng ta xác định rằng người có trí tuệ “Tuệ tri” là A la Hán?- Vì bậc A La Hán là bậc cuối cùng trên con đường tu tập của Đạo Phật (Đoạn tận), nếu họ muốn biết bất cứ điều gì mà các bậc thánh hửu học không thể nhận ra thì họ sẻ dùng Thiền định để Tuệ tri nhằm hiểu và nhận biết đối tượng sự vật đó.

S

Trí Tuệ Theo Trưỡng Lão Thích Thông Lạc:

S

Trí tuệ và Tuệ cộng lại là 13 tuệ, như vậy một người không tu hành chỉ có sáu Trí tuệ và một Tuệ, còn người tu hành chứng đạo mới có đủ 13 tuệ.

Xem thêm: ” Spread Nghĩa Là Gì ? Cách Tính Spread Trong Forex & Spread Indicator Mt4

Gốc rễ của đau khổ là dục hỷ: ham muốn, vui thích đối với các pháp từ vật chất đến tinh thần, từ phàm đến thánh, từ bốn đại đến hạng sinh vật, người, chư thiên, các cõi thiền, và Niết bàn.Về các pháp ấy, có những cách nhận thức khác nhau tùy theo trình độ tu học:Lối nhận thức sai lầm của phàm phu gọi là Tưởng tri, của người biết qua sách vở là Thức tri, của bậc thánh hữu học là Thắng tri, của A la hán là Tuệ tri. Và cuối cùng, cái biết của Phật là Liễu tri.⏩ Vì Ni sư, dựa trên quan điểm của phái Đại Thừa, phái Đại Thừa cho rằng, bạc A La Hán ở dưới Phật, còn phật giáo nguyên thủy thì cho rằng, A La Hán và Phật là ngang bằng nhau.Luận sư Bhadantacariya Buddhaghosa (Phật Âm) thuộc trường phái phật giáo nguyên thủy Tích Lan(SriLanka), định nghĩa như sau:
“Một đức Phật được định nghĩa là vị tự tìm ra con đường giải thoát cho mình, trong khi một bậc A-la-hán được giải thoát nhờ nghe Pháp thuyết giảng”.⏫Chúng ta có thể hiểu sự phân cấp của phật giáo nguyên thủy như sau:- Trong cuộc sống của đời thường, người ta hỏi trình độ học vấn của bạn? Bạn sẻ trả lời bằng cấp mà bạn được công nhận, chẳng hạn: Cấp II, Cấp III, Cao đẳng, Đại học…- Khi một người tu chứng 10 Kiết sử (5 Hạ phần kiết sử và 5 Thượng phần kiết sử), có nghĩa là họ đã được công nhận là người đã “Chứng Tâm và Chứng Tuệ” giãi thoát. Họ là bậc A La Hán- Tứ Thánh quả là bốn cấp độ đạo quả được Phật chỉ ra giúp hành giả đánh giá được sự tu chứng của mình:Tu đa hoàn → Tư đa hàm → A na hàm → A La HánĐức Phật có nói rằng: “Ta là người đã chứng tâm giãi thoát và chứng tuệ giãi thoát”.Hơn nữa, cái biết rốt ráo nhất là cái biết của con người thông qua Thiền Định, Cái biết của Thiền được thông qua Tuệ giác cho nên gọi là “Tuệ Tri”, do vậy theo ngu ý của người viết bài thì:Sự hiểu biết của kẻ phàm phu gọi là tưởng tri, của người biết qua sách vở là thức tri, của bậc thánh hữu học là Thắng tri, của Hành giả đã vượt qua được ” Lậu Tận Thông” gọi là Liễu tri, Hành giả đã chứng Tam Minh (Lậu Tận Minh) đươc gọi là Tuệ Tri (Đoạn tận).Chẳng hạn, Bạn muốn hỏi ai đó điều gì thì:
– Kẻ phàm phu sẻ trả lời cho bạn ngay mà không cần suy nghĩ, đó là Tưởng tri;- Người có trình độ, họ sẻ dựa vào hiểu biết của mình mà trả lời, đó là Thức tri;- Bậc Thánh Hửu Học, người đã đã đạt quả vị Tu Đà Hoàn hay Tư Đà Hàm (Thất lai, Nhất lai) sẻ trả lời cho câu hỏi của bạn, gọi lầ Thắng tri;- Bậc Thánh hửu học, người đã đã đạt quả vị A Na Hàm (Bất lai) sẻ trả lời cho câu hỏi của bạn, gọi là Liễu tri;- Và cuối cùng, bậc Thánh Vô học (A La Hán) sẻ trả lời cho câu hỏi của bạn gọi là Tuệ tri.
Không phải vô tình mà tôn giả Xá Lợi Phất sắp xếp các thuật ngữ từ thấp đến cao đó sao:Thắng Tri → Liễu Tri → Đoạn Tận
Trong Đại kinh phương quãng – Trung Bộ Kinh, lời dạy của Đức Phật cũng giống y như vậy:Này Hiền giả, trí tuệ có ý nghĩa gì?- Này Hiền giả, trí tuệ có ý nghĩa là thắng tri (Abhinnattha), có nghĩa là liễu tri (Parinnattha), có nghĩa là đoạn tận (Pahanattha).Mahàvedalla Sutta).
Lời Kết
Trí Tuệ con người có được là do sự học hỏi, kinh nghiệm, tinh tấn theo thời gian. Không có một quyền năng nào có thể ban tặng Trí tuệ cho một người, mà người nhận lãnh chỉ có đức tin và chỉ biết cầu nguyện.”Hãy tự mình nỗ lực, Khiến trí tuệ tăng trưởng.”(Phẩm Ngu)Quan niệm của đạo phật về Trí tuệ cũng thật đơn giản:”Người ngu nghĩ mình ngu, Nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, Thật xứng gọi chí ngu.”(Kinh Pháp Cú)Đối với lòng thành của một người phật tử hay là người đã xuất gia, một lòng hướng phật thì hảy cố gắng xem lại gói hành trang của mình, đừng bao giờ mang theo quá nhiều mà lại thiếu đủ thứ, như vậy đường đến cội Bồ Đề còn xa lắm.Không nên nghĩ rằng, Giáo lý của Đạo Phật mênh mông như trời biển, khó mà nắm bắt được, và hảy nhớ rằng: “Tâm bình thường chính là tâm Trí Tuệ”Hảy khiêm tốn học hỏi, trí tuệ tự nhiên sinh.

Xem thêm: Mục Đích Cuối Cùng Của Tiết Thao Giảng Là Gì, Tiểu Luận Kỹ Năng Dạy Học

Đức Phật nói phải Liễu tri, sắc, thọ, tưởng, hành, thức là bảo chúng ta phải biết rỏ các sự vật hiện tượng đó. Tất cả những gì mà Đức Phật nói là nói cho con người đang sống và tồn tại ở thế gian này, chứ không phải cho một ai khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *