(GDVN) – Mục đích cuối cùng là từ tiết thao giảng của nhà trường hướng tới những giải pháp tốt nhất trong việc thực hiện một tiết lên lớp của giáo viên.

Đang xem: Mục Đích cuối cùng của tiết thao giảng là gì, tiểu luận kỹ năng dạy học

LTS: Vấn đề Phó Hiệu trưởng có cần thao giảng khôngđang được rất nhiều độc giả trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam quan tâm.

Chia sẻ quan điểm của mình với tư cách là một giáo viên, tác giả Nhật Duy trao đổi thêm về thực trạng và mục đích của việc thao giảng.

Theo tác giả, tiết thao giảng có mục đích là để trao đổi kinh nghiệm hướng đến nâng cao chất lượng dạy học chứ không phải hướng đến đối tượng thực hiện.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Trong tuần qua, trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam có hai bài viết: “Vì sao Phó Hiệu trưởng chuyên môn lại không dám dạy thao giảng?”của tác giả Thuận Phương và bài viết phản biện “Phó Hiệu trưởng nhà trường có cần phải thao giảng không?”của tác giả Khánh Văn đã nhận được sự quan tâm nhiều của các độc giả.

Số lượng người thích và bình luận đã thể hiện được một vấn đề đang rất được nhiều người quan tâm ở các trường học hiện nay.

Xoay quanh chủ đề trên, ngày 13/3 có bài viết “Muốn chỉ đạo chuyên môn tốt Phó Hiệu trưởng phải dạy thao giảng, lên chuyên đề” của cô Phan Tuyết tiếp tục trao đổi về chuyện Phó Hiệu trưởng “phải dạy thao giảng”.

Xem thêm: Sterilization Là Gì – Nghĩa Của Từ Sterilize

Rõ ràng cả ba bài viết đều hướng tới một đối tượng là Phó Hiệu trưởng nhà trường và phạm vi phản ánh là chuyện “không dám”, “có cần thiết” và “phải thao giảng”.

*
Mục đích của việc thao giảng là nâng cao chất lượng giáo dục. (Ảnh minh họa: gocnhintangphat.comthoidai.vn)

Mỗi tác giả đều có cái lí và cách kiến giải riêng nên đã tạo ra hai luồng dư luận “tán đồng” và “không tán đồng”.

Tuy nhiên, phần nhiều độc giả nghiêng về bài viết của tác giả Thuận Phương.

Vì thế, trong bài viết này, chúng tôi muốn tiếp tục trao đổi thêm về thực trạng, hình thức thao giảng trong các nhà trường và ai là người xây dựng, ai là người đứng ra thao giảng. Hiện nay, theo qui định của ngành giáo dục, trong các trường, tổ chuyên môn hay Hội đồng bộ môn cấp tỉnh, huyện, thường thực hiện các tiết thao giảng, thao giảng chuyên đề. Tuy nhiên, theo cách đề cập của các bài viết trên thì chỉ tập trung vào việc “thao giảng của nhà trường”, của “Phó Hiệu trưởng”. Vì thế, bài viết này chúng tôi cũng chỉ tập trung vào việc thao giảng cấp trường, phạm vi mà Phó Hiệu trưởng quản lí. Phải nói rằng việc một Phó Hiệu trưởng nhà trường đứng ra thao giảng một tiết chuyên đề thì rất tốt bởi khi mà mình quản lí về chuyên môn lại đứng ra thao giảng để anh em trong đơn vị “học tập” những cái hay, cái tốt và chuyện thao giảng này vẫn có nhiều Phó Hiệu trưởng chuyên môn đứng ra đảm nhận (dù không nhiều).

*

Bộ Giáo dục quy định tiết dạy đối với Hiệu trưởng, Hiệu phó

Song, suy cho cùng thì họ có nhất thiết “phải thao giảng” không.

Bởi chúng ta biết rằng nếu là cấp Tiểu học có 5 khối lớp, sẽ có 5 tổ trưởng chuyên môn và một tổ chuyên (Thể dục, tiếng Anh, Âm nhạc, Mĩ thuật) còn nếu ở cấp 2-3 thì có 12-14 môn học (tùy từng khối) và cũng có chừng ấy tổ trưởng và các khối trưởng. Mỗi năm, trường chỉ thường tổ chức thao giảng khoảng 2 chuyên đề. Mỗi học kì thực hiện một chuyên đề. Và, thường các chuyên đề này bám sát vào việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới của Hội đồng bộ môn. Trong khi ở cấp 2-3 thì người đi tập huấn chuyên môn là các Tổ trưởng nên họ sẽ là người nắm kĩ nhất về chuyên môn của mình.

Vì thế, nếu chúng ta cứ khăng khăng yêu cầu Phó Hiệu trưởng thao giảng có phải là điều khiên cưỡng? Có rất nhiều phản hồi của bạn đọc và trong nội dung các bài viết của tác giả Thuận Phương, Phan Tuyết đều nói đến sự uẩn khúc “về đường đi” đến chức vụ Phó Hiệu trưởng nhà trường. Một điều không thể phủ nhận là hiện nay có nhiều người lên chức không phải là bằng tài năng của mình! Nhưng có một điểm chung nhất là trước khi làm Phó Hiệu trưởng thì những vị này cũng đã có nhiều năm làm giáo viên.

*

Làm giáo viên mà sợ dự giờ, góp ý của đồng nghiệp?

Vậy, khi họ làm giáo viên lẽ nào họ không biết dạy học, không biết thao giảng?

Nên nhớ rằng phần lớn các Phó Hiệu trưởng phải trải qua một số năm làm tổ trưởng chuyên môn thì việc dạy, thao giảng hay xây dựng một tiết thao giảng là chuyện nằm trong tầm tay của họ và chắc chắn là khi dạy lớp họ cũng đã từng thao giảng.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Str Là Gì ? Str Là Gì, Nghĩa Của Từ Str

Trong bài viết “Muốn chỉ đạo chuyên môn tốt Phó Hiệu trưởng phải dạy thao giảng, lên chuyên đề” của cô Phan Tuyết sau khi đưa một số dẫn chứng của tác giả Khánh Văn, vì bài viết của Khánh Văn cho rằng Phó Hiệu trưởng bao quát nhiều công việc thì cô Phan Tuyết kết luận:

Những công việc nêu trên cũng được Ban giám hiệu các trường giao xuống cho các tổ chuyên môn đảm nhận hết. Phó Hiệu trưởng cũng chỉ là người kiểm tra sau khi có kết quả”. Rõ ràng các Phó Hiệu trưởng không sai khi họ là người “kiểm tra sau khi có kết quả”.

Chúng ta nên nhớ rằng trong quản lí chuyên môn của trường học hiện nay bao gồm 4 bước: Thứ nhất là Xây dựng kế hoạch hoạt động; Thứ hai là Phân công nhiệm vụ; Thứ 3 là Tổ chức thực hiện nhiệm vụ và thứ tư là Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện. Vì thế, người Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn giỏi là người biết xây dựng, phân công, tổ chức thực hiện và biết kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công việc của nhà trường mà vấn đề chúng ta đang trao đổi là chuyện thao giảng. Như phần đầu bài viết đã đề cập, vì mỗi năm chỉ thực hiện khoảng 2 chuyên đề mà trong trường thì có rất nhiều tổ chuyên môn nên phần lớn các Phó Hiệu trưởng sẽ phân công luân phiên việc thao giảng qua từng năm cho các tổ. Đầu năm học, khi họp với các Tổ trưởng chuyên môn thì Phó Hiệu trưởng sẽ đưa ra dự kiến thao giảng trong năm, sau đó được các tổ trưởng đóng góp và đi đến thống nhất chuyên đề và tổ nào sẽ được phân công đảm trách.

*

Ban giám hiệu đi dự giờ chủ yếu là để cho…đủ mặt!

Đến thời gian thao giảng thì Phó Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn sẽ là người xây dựng chuyên đề cho nhà trường. Và, dĩ nhiên tiết thao giảng này sẽ có đông đảo giáo viên trong trường tham dự và rút kinh nghiệm sau tiết dạy về những cái được và cả cái chưa được. Phó Hiệu trưởng là người điều hành việc rút kinh nghiệm và chốt vấn đề.

Mục đích cuối cùng là từ tiết thao giảng của nhà trường hướng tới cái chung, hướng tới những giải pháp tốt nhất trong việc thực hiện một tiết lên lớp của giáo viên. Nếu Phó Hiệu trưởng thao giảng sẽ hay hơn hay hạn chế nhiều hơn? Câu trả lời chung của các độc giả cũng nhưng cô Phan Tuyết và Thuận Phương đã đề cập trong bài viết là “phải” thao giảng để giáo viên “học hỏi”. Tuy nhiên, việc vừa xây dựng, vừa đứng ra thao giảng, mà nhất là khi thao giảng xong rồi rút kinh nghiệm lại là Phó Hiệu trưởng chủ trì thì tiết thao giảng đó có khách quan không? Ai dám đứng ra nêu những điều chưa được trong tiết dạy. Vì thế, việc để giáo viên thao giảng sẽ dẫn đến nhiều cái lợi.

Bởi trong 37 tuần học đó chỉ có 2 tiết thao giảng mà trường có hàng chục, thậm chí hàng trăm giáo viên với gần chục tổ chuyên môn (có nhiều tổ ghép) thì cần gì Phó Hiệu trưởng phải đứng ra làm việc này? Nhiều người thắc mắc là Phó Hiệu trưởng chẳng có việc gì để làm, cớ sao tác giả Khánh Văn kể ra nhiều việc thế? Bởi thấy nhiều Phó Hiệu trưởng chỉ có chơi, hoặc ít khi có mặt ở trường. Tuy nhiên, có một điều mà chúng ta không để ý là định mức dạy của mỗi cán bộ, giáo viên trong các nhà trường đã thể hiện rõ trong các văn bản pháp qui. Trong khi thực tế hiện nay phần lớn giáo viên đều dạy thiếu tiết, và dĩ nhiên hết tiết dạy thì giáo viên về nhà, các vị Phó Hiệu trưởng vừa đảm nhận công việc đứng lớp vừa đảm nhận công việc quản lí hành chính 40h/ tuần nên các vị này đều phải có mặt ở trường 5 ngày/ tuần. Hơn nữa, công việc người quản lí không thể lúc nào cũng chăm chăm ngồi làm máy tính, làm sổ sách.

*

Hiệu phó của nhiều trường đang nhờ giáo viên lên lớp hộ

Nhiều người thắc mắc họ đảm nhận 4 tiết thì cũng phải thực hiện chức trách nhiệm vụ của người giáo viên thì điều này là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, những sai sót, những hạn chế của giáo viên khi bị thanh tra cấp Sở, Phòng phát hiện thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Nên nhớ chỉ chuyện duyệt đề thi, đảo đề thi trong mỗi kì thi giữa kì, thi học kì cũng đã chiếm một lượng rất lớn thời gian. Bởi nó đòi hỏi sự chính xác, đúng ma trận của từng môn học. Một tiết thao giảng thành công là tiết học đó hướng tới được mục đích đề ra của chuyên đề thực hiện. Thông qua tiết dạy đó, học sinh thích thú, hiểu và xây dựng bài tốt, thầy cô dự giờ học hỏi được những cái hay, cái phù hợp để áp dụng thực hiện. Và, điều quan trọng nhất là dù ở cương vị nào thì mỗi thầy cô đều phải đóng “tròn vai” mà mình đảm nhận. Đó mới là mục đích sau cùng của giáo dục.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *