Đối với những tín đồ làm đẹp thì thuật ngữ Treatment và Actives không còn gì quá xa lạ, nhưng đối với những bạn mới học chăm sóc da khi đọc những bài viết về làm đẹp sẽ có những thắc mắc Treatment là gì? Actives là gì? Nên sử dụng như thế nào để chúng không trở thành con dao hai lưỡi? Nếu bạn là người mới và cũng đang có những thắc mắc như vậy thì hãy cùng chúng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Đang xem: Treatment là gì, bạn Đã hiểu Đúng hay chưa nghĩa của từ treatment

*
Bắtđầu sử dụng treatment như thế nào?

Actives là gì ?

Actives (những chất hoạt động) là các thành phần tự nhiên đã được khoa học chứng minh là có thể thay đổi cấu trúc làn da của bạn ở cấp độ tế bào. Chúng là những thành phần có tác dụng sửa chữa, trẻ hóa, hydrat hóa, bảo vệ và nuôi dưỡng tế bào.

Trong một sản phẩm làm đẹp thì Actives là hoạt chất tạo nên tác dụng của sản phẩm, là “linh hồn” của sản phẩm đó.

*
Actives là những thành phần hoạtđộng tạo nên tác dụng trong 1 sản phẩm skincare.

Ví dụ về các Actives trong Skincare:

Kem chống nắng: Làm tăng SPF sản phẩm (ví dụ như kẽm oxit, titanium dioxide, avobenzone, Oxybenzone).Chống lão hóa, giảm nếp nhăn: vitamin A / retinoids, vitamin C, vitamin E.Cấp ẩm da: axit hyaluronic, vitamin E.Trị các vấn đề sắc tố: axit kojic, AHAs, BHA, hydroquinone, vitamin C.Trị mụn: vitamin A / retinoids, axit salicylic, benzoyl peroxide, axit azelaic.Trị ban đỏ Rosacea: nhiều loại kháng sinh, axit azelaic, lưu huỳnh.Bệnh vẩy nến: steroid, vitamin A / retinoids, vitamin D, axit salicylic, urê, axit lactic, anthralin, tacrolimus, pimecrolimus.Bệnh chàm: steroid, tacrolimus, pimecrolimus.

Trong một sản phẩm làm đẹp, bên cạnh thành phần Actives là các thành phần non-Actives (chất không hoạt động). Chúng là các thành phần phụ giống như tá dược để tạo nên sản phẩm. Ví dụ như chất nhũ hóa để tạo kết cấu trong kem dưỡng ẩm, nước hoa để làm cho sản phẩm có mùi thơm dễ chịu… Tuy không quan trọng như Actives nhưng trên thực tế, dạng bào chế và non-Actives lại là yếu tố quyết định hiệu quả của sản phẩm đó.

Treatment là gì ?

Thuật ngữ Treatment (sự điều trị) để chỉ phương pháp trị liệu một vấn đề về da. Thuật ngữ này đã được dùng lâu rồi, nhưng dạo gần đây mới bắt đầu nổi lên tại thị trường Việt Nam.

Thực ra, các sản phẩm giúp cải thiện 1 hoặc các vấn đề về da thì nó đã là Treatment – và trong sản phẩm sẽ chứa các Actives (hoạt chất) làm nhiệm vụ chính để Treatment hiệu quả. Do đó, các bạn hiểu AHA, BHA, tretinoin là Treatment cũng được, là Actives cũng được.

*
Treatment trong skincare

Nên bắt đầu Treatment như thế nào để không… vỡ mặt ?

Có thể bạn đã nghe được ở đâu đó rằng Treatment là con dao hai lưỡi, hoặc là giúp da bạn đẹp lên trông thấy, hoặc có thể khiến mặt bạn nổi mụn… tanh bành, liệu có đúng là như vậy? Vâng! nó chỉ đúng là con dao hai lưỡi với những bạn chưa tìm hiểu kỹ về nó cũng như cách sử dụng. Nhưng bạn đừng lo, mình ở đây để giúp bạn, đây là những cách sử dụng Treatment an toàn nhất cho người mới bắt đầu.

*
Hướng dẫn sử dụng treatment cho người mới bắtđầu.

Xem thêm: Chức Danh Chuyên Môn Là Gì ? Phân Biệt Chức Vụ Và Chức Danh

Con đường cơ bản:

Giả dụ con đường Skincare của bạn đang rất hiền lành và cơ bản kiểu: Toner + Serum + Kem dưỡng, 1 tuần tẩy tế bào chết vật lý 1-2 lần – thì nên bắt đầu với những option sau:

1. Thêm Niacinamide vào routine đơn giản: Niacinamide vốn là 1 hoạt chất dưỡng ẩm và không cần trải qua quá trình làm quen như những Treatment khác. Nếu da bạn hợp với Niacinamide (không kích ứng) và lựa chọn 1 sản phẩm Niacinamide đủ xịn sò thì nhiêu đây thôi cũng khiến da bạn sung sướng cả đời.

*
Niacinamide là treatment khá an toàn cho những người mới bắtđầu sử dụng.

Routine:

Toner/serum + serum niacinamide + kem dưỡngToner/serum + kem dưỡng có Niacinamide

2. Thêm AHA vào routine đơn giản: Nếu bạn tẩy tế bào chết hóa học (AHA/BHA) mà khi hợp da sẽ có thể sử dụng nó như là “Key Actives” – linh hồn cho cả routine dưỡng da. Vì sao? nó vừa “giúp” bào sừng tốt (giải quyết được vấn đề dày sừng gây bít tắt -> đẩy mụn ẩn), vừa là hoạt chất để tăng sinh collagen, chống lão hóa, trắng da. Da dầu ít bít tắt lỗ chân lông do bã nhờn (do routine trước đó làm sạch ổn) thì bắt đầu với AHA sẽ cực kỳ tốt.

*
AHA/BHA treatment

Routine:

Toner/serum + kem dưỡng AHAToner AHA + toner/serum + kem dưỡng

Lưu ý:Chọn Routine 1 khi bạn muốn gắn bó lâu dài. Còn nếu mục tiêu thêm AHA để da làm quen acid và khỏe dần, sau đó hướng tới những Treatment khác mạnh hơn – thì chọn Routine 2 sẽ tốt hơn.

3. Thêm BHA vào routine đơn giản: Nếu chọn đúng formula (nền cồn), BHA sẽ hoạt động rất tốt, giúp tẩy da chết bề mặt, sạch sâu lỗ chân lông, đẩy mụn, phù hợp cho những bạn da kiểu bã nhờn, bít tắc – và giảm đáng kể khả năng gây viêm. BHA làm khô da – routine nên có kem dưỡng ẩm, và cũng vì làm khô da, nên BHA sẽ làm tăng tình trạng đổ dầu trong thời gian đầu sử dụng.

Routine:Toner BHA + toner/serum + kem dưỡngSữa rửa mặt BHA + toner/ serum + kem dưỡng

4. Vitamin C nằm ở đâu?

Quan điểm cá nhân của mình là khi ít nhất bạn đã quen với AHA/BHA và đã Treatment để sạch mụn rồi thì Vitamin C mới cần được thêm vào để chống oxy hóa (quan trọng), chống lão hóa, đều màu da.

*
Vitamin C nên thêm vào routine sau khiđã quen với AHA/BHA

Routine:Toner AHA/BHA + C (pH thấp) + toner/serum + kem dưỡng
Lưu ý:
Không nên thêm cùng lúc 2-3 Actives vào routine, vì lỡ có xảy ra kích ứng mình cũng khó biết lỗi do thành phần nào. Nên lần lượt thêm từng hoạt chất, còn thứ tự thêm – có thể tùy ý. Còn thứ tự layer (các lớp) thì như sau:
Routine:
Toner BHA/AHA + C + toner/serum + serum niacinamide + kem dưỡng.

Con đường chênh vênh:

Việc làm quen AHA/BHA đúng cách không chỉ giúp da được làm sạch tốt, loại bỏ bớt lớp sừng dày, giúp các hoạt chất thấm sâu hơn – mà còn là bước giúp da làm quen và khỏe hơn để sử dụng với những Treatment có rủi ro sau.

1. Thêm Retinol vào routine đã quen AHA/BHA:

Retinol vẫn là Active được phép dùng trong mỹ phẩm. Có một sự thật là đa số các bạn sử dụng Retinol để trị mụn (trong khi có hàng hà sa số cách giúp trị mụn hiểu quả và ít rủi ro hơn nhiều). Vậy nên ngoại trừ 1 số Retinol được các hãng hướng tới chuyên dùng trị mụn (như Skinceutical, Avene triacneal – đúng hơn chứa retinaldehyte) thì khả năng chống lão hóa mạnh mẽ của Retinol mới là cái chúng ta cần.

*
Retinol hướng tới khả năng chống lão hóa hơn là trị mụn

Routine:Toner AHA/BHA + toner/serum + retinol…
Lưu ý:
Với những bạn mới bắt đầu hoặc chưa có quá trình làm quen với AHA/BHA trước đó thì dùng AHA/BHA cách ngày với Retinol.

2. Thêm Tretinoin vào routine: Tretinoin là một Retinoids rất mạnh (mạnh hơn Retinol gấp 20 lần). Nếu bạn đã sử dụng qua AHA/BHA, retinol và đang có một làn da khỏe khoắn thì cứ tự tin dùng thôi – nhớ kem chống nắng và kem dưỡng ẩm xịn. Với khả năng trị mụn tốt và chống lão hóa thuộc loại bậc nhất, Tretinoin mê hoặc biết bao con tim của chị em – nhưng không dành cho tay ngang tự mày mò.

*

Mụn viêm / Bùng viêm/ Da rần rần nhạy cảm – Có nên sử dụng Treatment liền không?

Với những bạn da đang có mụn viêm, bùng viêm, nhạy cảm – thì hiện tại da đang ở điểm âm – đưa nó về 0 đã rồi mới bắt đầu sử dụng BHA, AHA, retinol, tretinoin sau. Chọn xuất phát điểm sai khiến bạn mất nhiều thời gian hơn và stress hơn nữa…

Các vấn đề da viêm/kích ứng hay gặp khi sử dụng Treatment:

Đang có mụn viêm sẵn, da rần rần đỏ như những cô cậu mới lớn nội tiết tố kém ổn định.Bùng viêm sau khi sử dụng treatment (AHA, BHA, Retinol, Tretinoin) vì có 1 khởi đầu chưa thật sáng suốt.Da nhạy cảm, kích ứng do phá màn da (kích ứng hoạt chất/ treatment quá đà…)

Hướng giải quyết:

Ứng với từng vấn đề da cụ thể, lựa chọn các hoạt chất phục hồi khác nhau: HA, B5, chiết xuất rau má, Niacinamide, Ceramide, Ure, Oat, Petrolatum, Zinc…B5 giúp dưỡng ẩm phục hồi – nhưng nó cũng có khả năng kích viêm ở 1 số cơ địa khác nhau – nên cẩn thận.Niacinamide cũng tốt nhưng không phải tất cả đều hợp. Quan điểm cá nhân: mình luôn ưu tiên Niacinamide vì nó đa chức năng.Với da gặp các vấn đề liên quan đến màn da, khi da không hợp với Niacinamide (tức đã thử nhưng không ăn thua/ hoặc cảm thấy da rất tệ) thì những hoạt chất thuần phục hồi như: Ceramide, Ure… là buộc phải có.
Lưu ý:lựa chọn sản phẩm phục hồi sẽ ứng với từng vấn đề da cụ thể tại thời điểm cụ thể – không có công thức chung cho tất cả, nếu cần tư vấn bạn có thể nhắn tin hoặc gửi câu hỏi cho chúng mình nhé.

Xem thêm: Từ Nhiệm Là Gì ? Từ Nhiệm Nghĩa Là Gì

Trình tự Skincare phục hồi da cơ bản:

Tẩy trang dịu nhẹSữa rửa mặt dịu nhẹToner cấp ẩm hồi phụcKem dưỡng phục hồi

Tình trạng nặng hơn thì sao?

Đến gặp bác sĩ để kiểm tra chẩn bệnh da (nếu có) và kê thêm thuốc uống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *