*
*

NHỮNGTRÌNH ĐỘ CỦA TÂM THỨC

Cósự phân giới của chúng sinh và không phải chúng sinh, và việc quan tâm đến cácchúng sinh cùng hành vi tinh thần trong đời sống hằng ngày của chúng ta, cũngcó những trình độ khác nhau. Khi chúngta thức giấc, khi chúng ta mơ ngủ và khi chúng ta ở trong giấc ngủ sâu và rồithì khi chúng ta bất tỉnh – ở tại mỗi giai tầng, có một trình độ sâu hơn củatâm thức. Rồi thì cũng ngay tại thời điểmlâm chung khi tiến trình của tan biến của tâm thức tiếp tục sau khi hơi thở chấmdứt – tại thời điểm ấy, lại có một trình độ thậm chí sâu hơn của tâm thức. Chúng ta không có kinh nghiệm của những gì xảyra tại thời điểm lâm chung, nhưng chúng ta thật sự biết những gì là kinh nghiệmthức giấc và mơ ngủ và vào lúc ngủ sâunhư thế nào.

Đang xem: Tâm thức là gì, hãy nhìn vào bên trong bạn

NHỮNGKHÁC BIỆT GIỮA NHỮNG TÂM THỨC CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ TINH THẦN

Theotruyền thống Ấn Độ cổ xưa, những sự thực tập tinh thần chính yếu luôn luôn đốidiện với tâm thức, thí dụ với định, tập trung chăm chú (định – samadhi),và với việc trau dồi quán, phân tích (tuệ quán – vipashyana), một thể trạngnhận thức ngoại hạng của tâm thức. Cảhai thứ này đối diện với tâm thức và với khía cạnh suy tư và sử dụng tâm thức;do thế, thật rất thiết yếu để xác định điều gì là tâm thức.

Cónhiều giải thích về những gì tâm thức và những đặc trưng khác nhau của tâm thức. Thí dụ, có một sự khác biệt được thực hiệntrong Đạo Phật giữa những tâm thức chính và các nhân tố tinh thần. Trong thực tế, chúng ta có điều này trong tấtcả những truyền thống cổ truyền của Ân Độ.

Trongtruyền thống Đạo Phật, có vài sự diễn dịch khác nhau . Cóhai loại chính: một làm sự phân biệt theo những khác biệt trong đối tượng củatâm thức và thứ kia làm sự phân biệt theo bản chất tự nhiên của tâm thức. Di Lặc, thí dụ thế, trong Phân Biệt Trung Đạovới Cực Đoan, thực hiện vị thế thứ nhất. Cách thứ nhất này về phân biệt theo mộtsự khác biệt trong đối tượng của tâm: tâm thức chính được tập trung trên một đốitượng như toàn thể, trái lại những tâm thức thứ yếu hay nhân tố tinh thần tậptrung trên sự phân biệt những nhân tố bên trong đối tượng. Với những tâm thứcchính, các đối tượng được kinh nghiệm bởi tâm thức như toàn bộ, quan tâm nhữngnhân tố tinh thần hay những tâm thức thứ yếu, ở đây các đối tượng được kinhnghiệm bởi những khía cạnh đặc thù của tâm hay những chức năng của tâm thức.

Bâygiờ, trong cả hai thứ này, những tâm thức chính và những nhân tố tinh thần,chúng ta có thể nói về hai đặc trưng rộng: có những thứ đòi hỏi các tâm thức cảmgiác và những thứ không đòi hỏi. Những thứ đòi hỏi tâm thức cảm giác và nhữngthứ không đòi hỏi một cơ quan cảm giác là những tâm tinh thần. Bây giờ sự thảoluận của chúng ta đến gần hơn với những gì các nhà khoa học nói đến. Do vậy,chúng ta có những thức cảm giác đối với những thức tinh thần, mặc dù đôi khitâm được sử dụng chỉ để liên hệ đến những thức tinh thần.

Bâygiờ đối với thức tinh thần, có hai lại: một được đem tới bởi nhận thức cảm giácnhư điều kiện tức thời trước đó và thứ kia không có nhận thức cảm giác như điềukiện diễn tiến tức thời trước đó. Trong những tài liệu của chúng tôi, chúng tôicũng nói về năm nhân tố chức năng tinh thần luôn hoạt động ở đấy với tất cả nhữngtâm thức, kể cả những tâm thức cảm giác. Do vậy, thí dụ, chúng ta có sự phân biệt,cảm giác một trình độ của hạnh phúc, và v.v… Như cho sự phân biệt, điều cónghĩa “có phải nó là thứ này hay cóphải nó là thứ nọ,” các nhà khoa học nói rằng điều này không xảy ra trêncăn bản của những cơ quan cảm giác thấy được mà chỉ trong não bộ. Chúng ta nóinhận thức cảm giác tự nó không nghĩ “điều gì đấy là thứ này” hay”điều ấy là thứ kia”, nhưng nhận thức cảm giác có sự phân biệt với nó, thí dụ ánh sáng với bóng tối.

NHỮNGSỰ PHÂN BIỆT XA HƠN

Bâygiờ, tư tưởng và các trường phái của ĐạoPhật dĩ nhiên cũng có những ý kiến khác nhau về điều này và những ý tưởng quantâm đến vấn đề nhận thức hoạt động như thế nào. Theo vị thế của Tỳ Bà Sa LuậnSư, thí dụ thế, không có khía cạnh tinh thần được xem như một trung gian cho việcnhận thức điều gì đấy, trái lại theo các nhà Kinh Lượng Bộ có một khía cạnh, mộtphương diện tinh thần, và và đấy là những gì được kinh nghiệm thật sự. Ý kiếnthứ hai thì gần gũi với quan điểm khoa học.

Xem thêm: Điểm Chuẩn Là Gì ? Điểm Chuẩn Là Gì? Điểm Chuẩn Và Điểm Sàn Khác Nhau Thế Nào

Dovậy trong những trường phái Đạo Phật có nhiều sự tranh luận liên quan đến kiễuthức của vấn đề nhận thức hoạt động như thế nào: thí dụ nhận thức liên hệ đến sựthấy. Có thảo luận giữa Kinh Lượng Bộ và Duy Tâm (duy thức), là khi chúng tanhìn vào một đối tượng có nhiều màu sắc, thì có phải có một số lượng tương đồngcủa những khía cạnh đa dạng của đối tượng và khía cạnh đa dạng của nhận thức thấyhay không? Hay có phải có những khía cạnh đa dạng của đối tượng được nhận thứcbởi một phương diện đơn độc của nhận thức thấy? Hay có phải có một khía cạnhđơn độc của toàn bộ đối tượng đa dạng màu sắc được nhận thức bởi một khía cạnhcủa nhận thức thấy? Sự giải thích là, bất chấp những màu sắc đa dạng, tâm nhậnthức tất cả chúng ta như một tổng thể dường như gần gũi với quan điểm của khoahọc.

Đốivới những cảm xúc, không có những dạng thức thật sự tương đồng với khoa học. Thídụ những nhà khoa khoa học đương thờ, Paul Eckman – nói rằng thật khó khăn đểphân biệt giữa cảm xúc, tình cảm và cá tính. Các nhà khoa học không căn cứ trênnhững trích dẫn của kinh luận từ những tài liệu cổ điển, mà trên sự khảo sát.Thế nên, nó có thể đầy kết quả đối với sự phối hợp xa hơn trong nghiên cứu: sẽlợi lạc vô cùng cho cả những nhà khoa học và Phật học.

Nhưcho những đối tượng, có những thứ có những phẩm chất vật lý; có những thứ có nhữngcách nhận biết sự vật; và rồi thì có những thứ không thuộc vào hai đặc trưngtrên, nhưng tuy thế luôn thay đổi, thí dụ thời gian.

BẢNCHẤT TỰ NHIÊN CỦA TÂM THỨC

Bâygiờ, đối với nhận thức hay tỉnh thức, có một hiện tượng được định nghĩa trongnhững dạng thức của hoạt động tinh thần: hoạt động tinh thần của sự hiểu biếthay tỉnh thức đối với việc gì đó. Những đặc trưng xác định của nó là (1) rõràng, (2) tỉnh thức, tỉnh thức về việc gì đó hay nhận thức về việc gì đó, và(3) kinh nghiệm việc gì đó. Trong kinh nghiệm việc gì đó, có những cảm xúc khácnhau, tích cực hay tiêu cực; nhưng, tuy thế, bản chất của hành vi tinh thần tựnó là trung tính. Cho dù một hành vi tinh thần là hữu ích hay tai hại tùy thuộcvào loại nhân tố tinh thần mà nó thật sự là .

Thídụ, sân hận không là một bộ phận của bản chất tự nhiên của tâm thức: nhưng đúnghơn, sân hận tùy thuộc vào những nguyên nhân và điều kiện . Nhữngnhân tố tinh thần nào đó, rồi thì , được sản sinh căn cứtrên các nguyên nhân và điều kiện và chỉ trở thành ưu thế lúc ấy.

Xem thêm: Footage Là Gì? Mẹo Quay Video Footage Là Gì ? Footage Là Gì

Khisân hận được phát triển hoàn toàn, lúc ấy thật khó khăn để phân biệt sân hận vớitự tâm thức hay hành vi tinh thần. Tuy thế, qua thực tập, chúng ta có thể nhấttâm để nhìn vào sự sân hận ấy khi nó phát triển, và chúng ta có thể quán sát nósinh khởi và dừng lại. Tự hành động ấy, của việc quán sát, có khả năng để làmgiảm thiểu năng lực của sân hận. Do vậy, khi một thể trạng hay nhân tố tinh thầnnào đó sinh khởi, nó có thể bị ảnh hưởng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *