Khái quát về chi phí chìm và chi phí cơ hội trong quản trị doanh nghiệp
Trong ngôn ngữ tài chính, chi phí chìm (sunk cost) là khoản đầu tư thời gian và tiền bạc không thể lấy lại được do những quyết định sai lầm trong quá khứ. Loại chi phí này không được đưa vào trong những tính toán dự án. Mặc dù chi phí chìm thể hiện quá khứ, nhưng doanh nghiệp đôi khi vẫn để chi phí chìm ảnh hưởng đến các quyết định trong tương lai.Ngược lại với chi phí chìm, có một loại chi phí hoàn toàn không được phản ánh trên sổ sách kế toán nhưng lại rất quan trọng, cần được xem xét đến mỗi khi nhà quản lý lựa chọn các phương án kinh doanh, đầu tư. Đó là chi phí cơ hội (opportunity costs). Chi phí cơ hội được định nghĩa là lợi ích tiềm tàng bị mất đi khi chọn một phương án này thay vì chọn phương án khác.
Đang xem: Chi phí cơ hội (opportunity cost) và chi phí chìm ( sunk cost là gì,
Phân biệt chi phí chìm và chi phí cơ hội trong kế toán quản trị
– Chi phí cơ hội trong quản trị doanh nghiệp
Trong hoạt động kinh doanh, bất kỳ một khoản mục chi phí nào phát sinh đều được phản ánh và theo dõi trên các sổ sách kế toán. Tuy nhiên, có một loại chi phí hoàn toàn không được phản ánh trên sổ sách kế toán nhưng lại rất quan trọng. Và cần được xem xét đến mỗi khi nhà quản lý lựa chọn các phương án kinh doanh, đầu tư. Đó là chi phí cơ hội (opportunity costs).Chi phí cơ hội được định nghĩa là lợi ích (lợi nhuận) tiềm tàng bị mất đi khi chọn một phương án này thay vì chọn phương án khác. Chi phí cơ hội được thể hiện như sau :Phân loại: không phải là chi phí kế toánCách thức ghi nhận: chi phí cơ hội bị che dấu, không được thể hiện trong các khoản chi phí kế toán của doanh nghiệpLựa chọn quyết định đầu tư: các khoản chi phí cơ hội vẫn được doanh nghiệp tính đến khi lựa chọn các quyết địnhCách thức đo lường: chi phí kinh tế đo lường chi phí cơ hội, hoặc chi phí dưới dạng khả năng tốt nhất đã bị bỏ quaMức độ ứng dụng vào thực tiễn: chi phí cơ hội là một khái niệm hữu ích được sử dụng trong lí thuyết lựa chọn. Nó được vận dụng rất thường xuyên và rộng rãi trong đời sống kinh tế.
Ví dụ:
Giả sử một người có số vốn là 200 triệu. Người này quyết định mở một cửa hàng bách hóa. Lợi nhuận hàng năm thu được từ cửa hàng là 30 triệu đồng. Nếu như người này không mở cửa hàng mà đem số tiền gửi vào ngân hàng thì anh ta sẽ thu được số tiền lãi là 12 triệu đồng/năm (tương đương lãi suất 6%/năm). Như vậy, số tiền 12 triệu đồng chính là chi phí cơ hội mà người này phải tính đến khi quyết định mở cửa hàng bách hóa để kinh doanh
– Chi phí chìm trong quản trị doanh nghiệp
Chi phí chìm là những chi phí đã phát sinh do quyết định trong quá khứ. Doanh nghiệp phải chịu chi phí này cho dù bất kỳ phương án nào được chọn. Vì vậy, trong việc lựa chọn các phương án khác nhau, chi phí này không được đưa vào xem xét, nó không thích hợp cho việc ra quyết định.
Chi phí chìm thể hiện như sau :Cách thức ghi nhận : về nguyên tắc những khoản chi này có thể dễ dàng ghi chép trong các sổ sách kế toán mà người khác có thể dễ dàng kiểm chứng.Lựa chọn quyết định đầu tư: khoản chi phí này được loại bỏ khi xem xét ra quyết định do đây là khoản chi phí trong quá khứ nhưng không thể thu hồi.Cách thức đo lường : chi phí kế toán đo lường chi phí trong lịch sử, hay chi phí đã trả trong thực tế.Mức độ ứng dụng vào thực tiễn : chi phí chìm là khoản chi phí đã mất thì không lấy lại được. Các chi phí chìm mặc dù có thật nhưng chúng không được đề cập đến. Khoản chi phí này cần phân loại ra khi tính toán hiệu quả.
Xem thêm: ” Trình Đơn Là Gì ? Nghĩa Của Từ Trình Đơn, Menu Trong Tiếng Anh
Ví dụ:
Bạn đã mua một vé xem phim với giá 200.000 đồng rồi mới biết đó là một bộ phim không hay và phòng chiếu thì rất tệ. Bạn có hai lựa chọn:
Phương án 1: Tiếc tiền, chấp nhận mất thêm thời gian để xem một bộ phim mà bạn không hài lòng cả về nội dung lẫn không gian .Phương án 2: Bỏ vé, chấp nhận mất 200.000 đồng, để có thời gian xem một trận bóng đá hay trên ti vi hoặc làm gì đó bạn thích.Trong trường hợp này, 200.000 đồng là chi phí chìm vì bạn đã bỏ ra mà không lấy lại được. Nếu cứ đưa con số 200.000 đồng vào để tính toán, cân nhắc khi ra quyết định, rất có thể bạn sẽ chọn phương án 1 (vì tiếc tiền). Ngược lại, nếu hiểu được bản chất của “chi phí chìm”, chắc chắn bạn sẽ chọn phương án 2 không hề đắn đo. Kết luận
Chi phí cơ hội là một khái niệm giúp cho các nhà kinh tế và quản trị ra quyết định. Cơ sở cho khái niệm chi phí cơ hội là nguồn lực khan hiếm, có nhiều phương án sử dụng nguồn lực cạnh tranh. Chi phí cơ hội của nguồn lực là giá trị cao nhất được tạo ra bởi nguồn lực trong một phương án thay thế cạnh tranh.
Xem thêm: Tarragon Là Gì – Dinh Dưỡng, Công Dụng Của Tarragon Và Nơi Mua