Ngành Sư phạm là một trong những khối ngành cơ bản của hệ thống đào tạo nhân lực hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu một cách đầy đủ và chính xác về ngành học này. Vậy ngành Sư phạm là gì?
1. Ngành Sư phạm là gì?
Theo âm Hán Việt, sư có nghĩa là thầy, phạm là khuôn thước, mẫu mực. Hiểu một cách đơn giản nhất, Sư phạm có nghĩa là người thầy mẫu mực, khuôn phép, là tấm gương sáng cho học trò noi theo. Làm việc trong ngành sư phạm là bạn tham gia vào sự nghiệp trồng người, đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề, lĩnh vực của xã hội.
Đang xem: Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì, có nên học ngành sư phạm không?
2. Có nên học ngành Sư phạm không?
Đây là vấn đề nhiều thí sinh thắc mắc. Để giúp bạn tìm hiểu vấn đề này, bài viết xin chia sẻ những kỹ năng cần có khi theo học ngành Sư phạm cũng như cơ hội việc làm của ngành. Từ những phân tích này, bạn sẽ có định hướng cũng như sự chọn lựa phù hợp nhất.
Có nên học ngành Sư phạm không là vấn đề nhiều thí sinh thắc mắc
Kỹ năng cần có khi theo học ngành Sư phạm
Thực tế, mỗi ngành nghề đều có những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để có thể làm việc tốt nhất trong lĩnh vực đó. Với ngành sư phạm, bạn cần có nhiều kĩ năng và phẩm chất. Cụ thể:
Có khả năng truyền đạt tốt cả hai phương diện nói và viết tốt để người nghe có thể hiểu được nội dung diễn tả.Có sự nhẫn lại, kiên trì.Có hiểu biết và khả năng nắm bắt được tâm lý người khác.Là người giàu lòng yêu thương, bao dung, vị tha.Có tinh thần ham học hỏi cùng khả năng truyền đạt cho người khác.
Có thể thấy, nghề giáo đòi hỏi ở người học nhiều phẩm chất và thiên về sự mẫu mực chứ không đơn thuần yêu cầu về năng lực. Điều mà bạn cần quan tâm nhất trước khi chọn ngành sư phạm là con người và tính cách của mình. Bởi nếu bạn đi theo cái “nghiệp” nhà giáo thì bạn phải luôn tự rèn mình để trở thành tấm gương mẫu mực để học trò noi theo và xã hội quý trọng, một người thầy thương yêu học trò hết mực.
Cơ hội việc làm ngành Sư phạm như thế nào?
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Sư phạm, sinh viên sẽ có đủ kiến thức cũng như năng lực chuyên môn để đảm nhận công việc tại nhiều vị trí khác nhau như:
Hệ thống cơ quan quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Phòng, Ban Giáo dục tại các địa phương trong cả nước.
Các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường bổ túc văn hóa, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cao đẳng, Đại học trong cả nước.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm việc tại các tổ chức, trung tâm trong và ngoài nước về giáo dục…
Cụ thể, tùy thuộc vào chuyên ngành học mà sinh viên có thể đảm nhận những vị trí công việc khác nhau:
Giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học
Giáo viên mầm non và tiểu học làm việc tại các trường mẫu giáo, tiểu học (còn gọi là trường cấp I) thường được phân giảng dạy nhiều môn học. Ngoài giảng dạy, những giáo viên này thường còn chịu trách nhiệm trông nom, chăm sóc các em học sinh trong thời gian ở trường.
Giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông
Giáo viên trường trung học cơ sở (thường gọi là trường cấp II) và trung học phổ thông (thường gọi là trường cấp III) được đào tạo chuyên biệt về từng môn học như Văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, tiếng Anh… Họ có nhiệm vụ giúp học sinh “đào sâu” hơn những môn học đã được giới thiệu ở trường tiểu học cũng như đến với những môn học mới.
Giáo viên trung học chuyên nghiệp
Yêu cầu: tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đại học khác, tuỳ thuộc vào các chuyên ngành đào tạo của trường.
Giảng viên đại học, cao đẳng…
Dựa trên lĩnh vực chuyên môn, giảng viên được tổ chức thành các khoa, bộ môn. Chức năng chính của giảng viên là giảng dạy và chỉ dẫn cho sinh viên, hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp…
Ngành Sư phạm được dự đoán là có cơ hội việc làm tốt trong tương lai
Đồng thời, những giảng viên đại học, cao đẳng do đặc thù nghề nghiệp luôn gắng theo kịp những tiến bộ trong lĩnh vực của mình bằng việc đọc những tài liệu mới, thảo luận với đồng nghiệp và các nhà chuyên môn khác, tham gia vào những hội nghị chuyên ngành…
Một số thông tin cần biết về ngành Sư phạm
Đây là nghề thường đòi hỏi bạn phải được đào tạo chính quy trong trường sư phạm hoặc có chứng chỉ sư phạm. Với những bạn nữ, đây là một trong những sự lựa chọn được ưu ái nhất bởi có nhiều thời gian chăm sóc gia đình, ít va chạm với những bon chen của xã hội.
Cùng chính sách xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước, số trường lớp ở nước ta đang được mở rộng,, vì thế, những năm qua dẫn đến nhu cầu tuyển dụng giáo viên lớn. Hiện nay, bậc lương của nhà giáo là một trong những thang, bậc lương cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp của Đảng và Nhà nước.
Xem thêm: Tapping Là Gì – Nghĩa Của Từ Tapping
Với những thông tin về ngành Sư phạm, bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả nhất.