Tapping là gì

Tapping là một phương thức giám sát lưu lượng dữ liệu được truyền và nhận trên một kết nối trong hệ thống mạng. Việc này có thể được tiến hành thông qua một thiết bị chuyển mạch (switch) để sao chép các gói tin đến cổng giám sát (còn được gọi là “mirroring”). Hoặc có thể dùng một thiết bị chuyên dụng để sao chép tất cả thông tin truyền qua nó đến thiết bị giám sát. Trong cả hai cách, thiết bị giám sát sẽ lọc dữ liệu và gửi kết quả đến các công cụ, phần mềm phân tích khác nhau nhằm cung cấp thông tin cho người quản trị hệ thống mạng. Một câu hỏi thường được đặt ra: “Từ “tap” ở đây có nghĩa là gì?”. Thật ra, bản thân “tap” không có nghĩa gì cả. Từ này thường được hiểu với hàm ý giám sát (“tap”–rẽ nhánh trên đường dây điện thoại), có vai trò kết nối và giám sát những thông tin đang được truyền qua.

Đang xem: Tapping là gì, nghĩa của từ tapping

Tap chủ động hay tap thụ động

Tap chủ động, đôi khi còn được gọi là mirroring hay SPAN (Switch Port Analysis), là tính năng sẵn có trên switch để nhân đôi dữ liệu trên kết nối và gửi chúng đến thiết bị giám sát. Một cổng tap chủ động yêu cầu phải trưng dụng một cổng trên switch để làm nhiệm vụ tapping, đồng nghĩa với việc giảm bớt số lượng cổng dành cho việc truyền dữ liệu.

*

Tap thụ động được xem như là “cầu nối”, dữ liệu trên kết nối không được nhân đôi bởi switch. Thay vào đó, tín hiệu sẽ được phân chia và truyền đồng thời đến thiết bị nhận (destination) và thiết bị giám sát. So với tap chủ động, tap thụ động có 4 ưu điểm quan trọng sau:

Tap thụ động cung cấp cổng giám sát với công suất tối đa (bao gồm cả truyền và nhận dữ liệu). Ở tap chủ động, cổng giám sát phải nhân đôi dữ liệu, sau đó truyền một phần đến thiết bị nhận và một phần đến thiết bị giám sát, do đó công suất của cổng giám sát trên tap chủ động phải tăng lên gấp đôi. Với những kết nối có mật độ sử dụng lớn hơn 50% sẽ xảy ra hiện tượng quá tải, gây mất gói tin. Tap thụ động gần như vô hình trong hệ thống mạng, cho phép tất cả các dữ liệu truyền qua mà không thay đổi thời gian của frame/gói tin, không gây tác động hay làm giảm hiệu suất hệ thống mạng– đây là ưu điểm mà tap chủ động không thể đáp ứng được. Tap chủ động đòi hỏi phải thiết lập lại cấu hình switch để định danh cổng mirror. Việc cấu hình này có thể gây ra lỗi, làm suy giảm hiệu suất hoặc tệ hơn là làm sụp đổ hệ thống mạng. Với tap thụ động, người dùng không cần lo lắng vấn đề này, việc triển khai chỉ đơn giản là xác định địa điểm lắp đặt, và plugand- play (cắm vào là chạy).Tap thụ động truyền tất cả các gói tin trên kết nối đến cổng giám sát; trong khi cổng mirror có thể không nhận được các gói tin bị lỗi hoặc sai kích thước, do đó sẽ không thể hiện được bức tranh toàn cảnh về hệ thống mạng.

Cận cảnh về tap quang

Vậy chính xác, tap quang là gì? Còn được gọi là “coupler” hay “splitter”, Tap là một thiết bị thụ động với nhiệm vụ tách một nguồn phát quang đầu vào thành hai hay nhiều ngõ ra. Kỹ thuật phân tách ánh sáng này có thể thực hiện bằng nhiều cách: nung chảy hai hay nhiều sợi quang với nhau (fused biconic taper là phương pháp phổ biến nhất); sử dụng thấu kính siêu nhỏ; bộ tách chùm tia hoặc các thiết bị phản xạ hay điều hướng khác.

Một đặc điểm quan trọng của bộ chia thụ động đó là tỷ lệ phân chia (split ratio)–tức tỷ lệ phần trăm năng lượng ngõ ra của đầu nhận (destination) với năng lượng ngõ ra cung cấp cho thiết bị giám sát. Thông thường tỉ số này là 70/30 (tức 70% năng lượng được nguồn phát chuyển cho thiết bị nhận và 30% còn lại truyền cho thiết bị phân tích) hoặc 50/50. Có nhiều tỷ lệ tùy chọn khác nhau để phù hợp với các chiều dài cáp và tốc độ truyền dữ liệu khác nhau, cũng như để phù hợp với độ nhạy cảm của thiết bị nhận (thiết bị nhận càng nhạy cảm với sự thay đổi năng lượng quang thì càng cần tỉ lệ chia lớn hơn). Đối với mạng cáp quang multi-mode thì đây là một vấn đề lớn, nhưng với single-mode vốn không bị giới hạn bởi khoảng cách và tốc độ thì không cần quan tâm nhiều đến tỷ lệ này.

Xem thêm: Xin Lỗi Là Gì – Ý Nghĩa Của Những Lời Xin Lỗi

Tích hợp tap và các giải pháp giám sát sẽ cung cấp một hệ thống hoàn thiện để phân tích, chẩn đoán “sức khỏe” của hệ thống mạng cũng như tăng độ an ninh của hệ thống. Tùy theo nhu cầu và đặc thù của hệ thống cáp cấu trúc sẵn có mà doanh nghiệp có thể lựa chọn các mô hình kết nối thiết bị giám sát cũng như giải pháp đặt Tap phù hợp. Có 3 tùy chọn thiết kế về vị trí đặt thiết bị giám sát với những tiện ích khác nhau

Đặt thiết bị giám sát gần switch để giám sát tất cả các cổng. Mô hình thiết kế này có ưu điểm tận dụng được hạ tầng cáp sẵn có, kết hợp với hệ thống switch nhằm tiết kiệm chi phí với tap chủ động, hoặc có thể kết hợp với tap thụ động cho những kết nối quan trọng cần tốc độ cao.

*

Tạo một kết nối crossconnect. Ưu điểm của thiết kế này là khả năng linh hoạt trong việc quản lý hệ thống mạng, dễ dàng thay đổi các cổng cần giám sát theo nhu cầu.

*

Đặt thiết bị giám sát từ xa. Mô hình này cho phép tách biệt hoàn toàn thiết bị giám sát với hệ thống mạng, đồng thời giới hạn các truy cập vào hệ thống quản trị và giám sát việc truy cập dữ liệu nhằm nâng cao tính bảo mật hệ thống.

Xem thêm: Đường Trung Tuyến Là Gì ? Tính Chất Đường Trung Tuyến Và Bài Tập

*

Giám sát hệ thống mạng có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đơn vị khai thác TTDL. Với khả năng giám sát lưu lượng mạng mà không phá vỡ cấu trúc/môi trường mạng, giúp giảm thời gian chết và tăng hiệu suất hoạt động của hệ thống, các giải pháp trên sẽ cung cấp cho nhà quản trị TTDL những lựa chọn tin cậy nhằm giải quyết vấn đề về giám sát hiệu suất mạng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *