*

*

*

*

*
*

Đọc bài viết
Có thể nói Năm doanh nghiệp Đà Nẵng 2014 đã tạo nên động lực mới cho sự phát triển của doanh nghiệp Đà Nẵng. Tiếp nối những thành công đó, năm 2015 chính quyền thành phố ban hành Đề án phát triển doanh nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020 với mục tiêu phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng, góp phần vào sự phát triển bền vững của thành phố. Nhiều chương trình hành động đã được triển khai như đối thoại cùng doanh nghiệp, xây dựng “Đề án Vườn ươm doanh nghiệp”, Chương trình khởi nghiệp thành phố Đà Nẵng và Quỹ Khởi nghiệp thành phố Đà Nẵng.

Nhằm cung cấp thêm một số thông tin về khởi nghiệp, khởi sự doanh nghiệp cho bạn đọc, Cổng Thông tin điện tử thành phố trân trọng giới thiệu loạt bài tổng hợp Hiểu thế nào về “Công ty khởi nghiệp” của các tác giả Hoàng Quang Tuyến, Hội An.

Đang xem: Startup nghĩa là gì, 8 yếu tố mà người khởi nghiệp trẻ cần có

Kỳ 1: “Công ty khởi nghiệp” và các đặc trưng cơ bản

“Công ty khởi nghiệp” hay “doanh nghiệp khởi sự”, những cụm từ thường nghe trên báo đài gần đây (2014, năm doanh nghiệp Đà Nẵng; 2015, năm doanh nghiệp quốc gia), nếu hiểu những cụm từ này theo nghĩa “startup company”, hay ngắn gọn “startup” của người xứ Âu, Mỹ thì nội dung dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi: hiểu thế nào về khái niệm “công ty khởi nghiệp”.
Công ty startup (hay nói gọn startup) là một loại hình doanh nghiệp có thể dưới dạng một công ty, một hiệp hội hay thậm chí một tổ chức tạm thời được thiết lập để mưu tìm một mô hình kinh doanh ăn khách và linh hoạt. Những startup này là doanh nghiệp mới thành lập, ở pha “đang phát triển” và đang điều nghiên thị trường. Cái tên startup, ngày nay trở nên phổ biến trên thế giới, được khởi đi từ thời bong bóng dot – com (.com), thời mà vô vàn công ty dot – com (công ty kinh doanh trên internet với trang web có đuôi .com) được thành lập. Vì nguồn gốc như thế, nhiều người coi startup chỉ là dạng công ty công nghệ. Nhưng, thời nay, khi công nghệ trở thành yếu tố đương nhiên, thì khi nói đến công ty startup ta phải nhấn mạnh đến 3 tính chất quan trọng của chúng: có sáng kiến đổi mới, quy mô linh hoạt, tăng trưởng nhanh.
Steve và Bob (chuyên gia phát triển khách hàng, nhà sáng lập nhiều startup) giải thích chữ “mưu tìm” trong định nghĩa startup có hai ý: một là từ doanh nghiệp nhỏ, chẳng hạn một quán ăn, trong một thị trường thành thục, đầy quán sá, hướng đến trở thành công ty khác biệt lớn, hay giá trị cao. Hai là tìm cách thực hiện một chiến lược kinh doanh đổi mới để có thể khoan thủng thị trường hiện tại, như trường hợp của Amazon, Uber hay Google.
Thêm nữa, startup không phải là phiên bản nhỏ của công ty lớn. Một startup là một tổ chức tạm thời, được thiết lập để mưu tìm một mô hình kinh doanh và thăm dò mức độ hút thị trường của sản phẩm/dịch vụ. Ngược lại, một công ty lớn là một tổ chức đã tồn tại lâu dài và đáp ứng tốt thị trường, nó đã được thiết kế để vận hành một mô hình kinh doanh đã được xác định rõ, được công nhận hoàn toàn, đã vượt qua thử thách, đã được thẩm tra chứng minh tính ổn định, rõ ràng, không tham vọng, luôn ăn khách và linh hoạt.
Quá trình đi tìm một mô hình kinh doanh ăn khách và linh hoạt của một startup chủ yếu là quá trình đi từ thất bại này đến thất bại khác để rút ra bài học từ mỗi thất bại cái gì là không nên làm. Paul Graham, chuyên gia lập trình, nhà đầu tư rủi ro, nói “Startup là một công ty được thiết lập để kỳ vọng tăng trưởng nhanh. Việc mới thành lập, thậm chí thuộc ngành công nghệ, được quỹ đầu tư rủi ro tài trợ hoặc có chiến lược thoát hiểm tốt cũng không làm cho một công ty trở thành một startup. Điều chính yếu để một công ty có là một startup hay không là tốc độ tăng trưởng của nó. Ông chủ startup phải đối đầu với loại vấn đề khó khăn hơn doanh nghiệp thông thường, đó là phải tìm cho ra một trong ít ý tưởng hiếm hoi nhằm tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh.”
Aswath, giáo sư tài chính Đại học New York, chuyên gia xác định giá trị doanh nghiệp, cho rằng giá trị của một hãng startup “nằm hoàn toàn ở tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của nó”. Việc xác định một doanh nghiệp mới có là startup hay không được Aswath nhấn mạnh vào giai đoạn đang phát triển hơn là vào cấu trúc hay ngành nghiệp của hãng đó. Từ đó ông rút ra một số đặc trưng mà startup phải có: là tổ chức không có lịch sử, không có báo cáo tài chính quá khứ, phụ thuộc vốn tư nhân (chứ không phải vốn chứng khoán) và xác suất sống không cao.
Ngoài định nghĩa khá chặt chẽ và đầy đủ về khái niệm công ty startup, ta còn có thể hiểu startup sâu sắc hơn thông qua một số đặc trưng sau.
Các công ty startup có thể xuất hiện dưới nhiều dạng thức, kích cỡ. Nhưng dù với dạng thức kích cỡ nào, thì các startup cũng phải tiến hành các nhiệm vụ trọng yếu sau: trước hết là hình thành nhóm đồng sáng lập nhằm bảo đảm các kỹ năng và nguồn lực then chốt phải được dùng vào việc nghiên cứu và sản xuất ra sản phẩm khả dụng tối thiểu đầu tiên (phiên bản đầu tiên của một sản phẩm mới/một dịch vụ mới cho phép nhóm đồng sáng lập thu thập được tối đa các bài học có giá trị từ khách hàng với nguồn lực tối thiểu).
Sau đó trên cơ sở sản phẩm khả dụng tối thiểu này, phải xem xét, đánh giá và phát triển các ý tưởng, khái niệm kinh doanh nhằm hình thành một hiểu biết sâu rộng hơn về các ý tưởng và khái niệm này cùng tiềm năng thương mại của chúng. Người ta có thể nhận biết mô hình kinh doanh startup thông qua cách tiếp cận từ dưới lên hoặc từ trên xuống. Một tổ chức kinh doanh sẽ kết thúc giai đoạn startup sau khi đã vượt qua một số cột mốc nhất định, chẳng hạn nó được thương mại hóa trên thị trường chứng khoán sau khi phát hành cổ phiếu IPO, hoặc kết thúc tồn tại như một đơn vị độc lập thông qua việc sát nhập hay hùn vốn, hoặc thất bại hoàn toàn và chấm dứt sự tồn tại. Người ta thấy rằng quy mô và mức độ trưởng thành của hệ sinh thái startup, nơi các startup ra đời và lớn lên, có tác động to lớn đến mức độ thành công của các startup.

Xem thêm: User Agent Là Gì – Khái Niệm Cơ Bản Về User Agent Trong Facebook

Các nhà đầu tư thường để ý đến những công ty mới qua đánh giá tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận và khả năng linh hoạt của chúng. Điều đó có nghĩa là, những công ty này có vốn tự có thấp, rủi ro mất vốn cao nhưng tiềm năng sinh lợi khá cao. Các startup thành công thường có mức linh hoạt hơn các doanh nghiệp đã chính thức hoạt động. Tính linh hoạt ở đây được hiểu theo nghĩa các startup có tiềm năng tăng trưởng rất nhanh tuy mức đầu tư tài chính, nhân lực, đất đai lại rất có hạn. Các startup có thể lựa chọn nhà tài trợ duy nhất. Các hãng đầu tư rủi ro, các nhà đầu tư thiên thần (người tài trợ vốn cho startup bằng tiền của mình) có thể giúp công ty startup bắt đầu kinh doanh và chuyển đổi phần đóng góp ban đầu thành cổ phần. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều startup được đầu tư ngay từ đầu bởi chính những người sáng lập. Các cơ hội nhận tài trợ khác cũng có nhiều dạng thức, chẳng hạn đầu tư tập thể (nhiều nhà đầu tư là công chúng bình thường cùng tài trợ cho một startup) và sau này các nguồn tài trợ đó cũng được chuyển thành cổ phiếu khi giai đoạn startup kết thúc.
Đồng sáng lập viên có thể là bất kỳ ai có công giúp đỡ vun trồng startup. Đồng sáng lập viên có thể là một cá nhân mà cũng có thể là một công ty. Nhưng đồng sáng lập viên của các startup thường là doanh nhân, kỹ sư, hackers, nhà đầu tư mạo hiểm, chuyên gia phát triển web, chuyên gia thiết kế web và bất cứ ai góp tài sức ở giai đoạn khởi thủy. Theo luật Mỹ thì nhiều khi đồng sáng lập cũng được coi là sáng lập viên (promoter). Luật này nói rằng sáng lập viên là bất cứ ai, tham gia một mình hoặc liên kết tham gia với người khác, trực tiếp hay gián tiếp, vào việc thành lập và tổ chức ban đầu một doanh nghiệp của người khởi dựng.
Nhưng đối với các startup, người đồng sáng lập chưa hẳn là sáng lập viên. Trên thực tế, không có một định nghĩa chuẩn mực nào về đồng sáng lập viên. Một người cũng có quyền gọi mình là đồng sáng lập viên thông qua sự đồng ý của các đồng sáng lập viên là bạn bè của mình hoặc thông qua sự chấp thuận của ban giám đốc, các nhà đầu tư hoặc ban cổ đông của startup đó. Việc không có một định nghĩa rõ ràng thế nào là đồng sáng lập viên của một startup nhiều khi cũng gây tranh cãi.
Các startup luôn cần lập mối quan hệ hợp tác với các startup khác để kích hoạt mô hình kinh doanh của họ. Để có thể hấp dẫn các doanh nghiệp khác, các startup cần phải liên kết các chức năng nội tại, chẳng hạn liên kết phong cách quản lý và các sản phẩm, với tình hình thị trường. Năm 2013, Kask và Linton đã phát triển hai nguyên tắc giúp các startup thương mại hóa các phát minh của mình.
Nguyên tắc thứ 2 yêu cầu một dạng quản lý không quá chặt chẽ như doanh nghiệp (mà mềm dịu hơn) và startup cần phải có cải tiến mới hơn (phát triển trên một chuẩn có sẵn). Nguyên tắc này cũng giúp các startup thành công hơn trong việc tìm đối tác kinh doanh trong một thị trường chuẩn mực.
Ngược lại với nguyên tắc 2 là nguyên tắc 1. Nguyên tắc 1 yêu cầu các startup phải có phong cách quản lý doanh nghiệp cao và có phát minh cơ bản (tạo ra chuẩn hoàn toàn mới). Nguyên tắc này hàm ý rằng các startup sẽ thành công hơn trong việc tìm đối tác kinh doanh trong một thị trường chưa hình thành chuẩn mực.
Các startup cần phải liên kết với nhau theo một trong hai nguyên tắc này để việc thương mại hóa phát minh sáng chế của mình có thể tìm tới và hấp dẫn đối tác kinh doanh. Bằng cách tìm được cho mình một đối tác kinh doanh các startup sẽ có cơ hội thành công lớn hơn.
Các startup thường áp dụng thái độ quản lý dễ dãi thân tình để khuyến khích hiệu quả của người lao động tại nơi làm việc, nhằm đẩy kinh doanh của startup thăng tiến. Trong một nghiên cứu năm 1960, Douglas McGregor (giáo sư nổi tiếng về lý thuyết quản trị nhân lực) nhấn mạnh rằng việc thưởng phạt giống nhau cho tất cả mọi người nơi làm việc là không đúng, bởi vì có một số người bẩm sinh đã ưa làm việc mà không cần khuyến khích, động viên. Việc quản trị dễ dãi nơi làm việc giúp các nhân viên, nhà nghiên cứu loại bớt áp lực từ môi trường làm việc xung quanh để chỉ tập trung sức lực, đầu óc vào công việc chính, nhằm kỳ vọng đạt được kết quả lớn cho startup của mình.

Xem thêm: Transmittal Là Gì, Nghĩa Của Từ Transmittal, Transmittal Là Gì, Nghĩa Của Từ Transmittal

Văn hóa này ngày nay cũng được áp dụng tại các công ty lớn nhằm thu hút người tài đang làm việc tại các startup. Google, một trong nhiều hãng lớn khác, đã có bước tiến dài khi cố gắng tạo ra không khí làm việc tại cơ quan dễ chịu như ở nhà đối với các startup được Google mua lại. Thậm chí họ cho phép nhân viên làm ở các startup này được phép dẫn chó cưng vào phòng làm việc. Mục đích chính của việc thay đổi văn hóa nơi làm việc của các startup, hoặc của các công ty thuê nhân viên từ các startup đến làm công việc tương tự, là nhằm tạo ra cảm giác dễ chịu nhất cho người làm để họ đạt kết quả tốt nhất tại cơ quan.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *