Ổ cứng Ssd m2 là gì? Khác gì với mSATA, M2 PCIe, Ssd 2.5.

Đang xem: Tìm hiểu về chuẩn ssd m2 là gì, có mấy loại ssd m2

Bạn đã thật sự phân biệt được những loại ổ cứng này. Ổ cứng nào sẽ phù hợp với nhu cầu của bạn? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết này cùng theo dõi nhé!

*

Ổ cứng Ssd m2 là gì? Khác gì với mSATA, M2 PCIe, Ssd 2.5

1. Ổ cứng SSD M2.

Ổ cứng SSD là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu được làm bằng thiết bị bán dẫn. Ổ cứng SSD không chứa các bộ phận cơ học nên có độ bền cao hơn và ít tốn điện năng so với dòng ổ cứng HDD. Chính vì vậy, ổ cứng SSD được nhiều người dùng lựa chọn. Tuy nhiên, mỗi loại ổ cứng sẽ phù hợp với những model máy khác nhau. Để hiểu rõ hơn, cùng tìm hiểu những dòng ổ cứng SSD trên thị trường hiện nay.

1.1. Ổ cứng SSD M2 là gì?

SSD M2 là dòng ổ cứng thế hệ mới, được cải tiến và thay thế những dòng SSD truyền thống. SSD M2 nổi bật với kích thước nhỏ gọn, khả năng lưu trữ lớn, tốc độ truyền tải nhanh chóng, đáp ứng tốt mọi nhu cầu như phim ảnh 4K, truy xuất tốc độ nhanh. SSD M2 thường tương thích với những dòng laptop mỏng nhẹ.

*

Ổ cứng SSD M2 khác nhau ở phần khe chân cắm

Khe M2 là gì? Khe M2 là phần khe ở giữa những đoạn pin trên chân cắm, là dấu hiệu để phân biệt những dòng M2 với nhau. Đối với dạng chân cắm, SSD M2 phổ biến với 3 dạng chân cắm:

B – Key: 2 chân, khoảng cách khe là 6 pin từ bên trái.M – Key: 2 chân, khoảng cách khe là 5 in từ bên phải.B&M – Key: 3 chân, khoảng cách khe 6 pin từ bên trái và 5 pin từ bên phải.

Ổ cứng M2 SATA hay M2 PCIe đều có thể cắm vào cổng M2 trên laptop. Đối với mainboard thì khác, mainboard thường chỉ tương thích với một loại theo thiết kế từ nhà sản xuất, bạn cần kiểm tra khe cắm trên bo mạch chủ trước khi lựa chọn ổ cứng M2.

Dù ổ cứng SSD M2 được đánh giá cao để nâng cấp một hệ điều hành siêu nhanh. Tuy nhiên, đối với những hệ thống sử dụng bo mạch chủ cũ, không hỗ trợ M2 và bị giới hạn tốc độ, sẽ không mang lại tốc độ như mong muốn và có thể gây cản trợ những phần cứng khác.

1.2. Ổ cứng M2 PCIe là gì? Phân loại ổ cứng SSD M2

Hiện nay, SSD M2 là dòng ổ cứng được nhiều người dùng lựa chọn trong việc sử dụng hoặc nâng cấp ổ cứng từ HDD sang SSD. Ổ cứng SSD M2 được chia thành 2 dòng cơ bản: M2 PCIe NVMe M2 SATA.

*

Ổ cứng M2 SATA và ổ cứng M2 PCIe NVMe

Ổ cứng M2 SATA:

Đây là dòng ổ cứng chuẩn SATA, tốc độ trong khoảng 600 Mbps, tương đương với các dòng SSD truyền thống hiện nay, như SSD 2.5. Ổ cứng M2 SATA sử dụng driver AHCI, cổng SATA III. Ưu điểm của M2 SATA là tương thích rộng rãi với nhiều thiết bị. Mức giá thành của ổ cứng M2 SATA cũng khác nhau tùy vào hãng sản xuất và tốc độ đọc ghi dữ liệu.

Đặc điểm nhận dạng: Trên ổ cứng có Serial SATA hoặc chữ 6Gbps (tốc độ tối đa chuẩn SATA). Phía chân cắm có rãnh 2 bên, chuẩn cắm B & M Key (1 bên 6pin và 1 bên 5pin). Kích thước phổ biến là 22x42mm và 22x80mm.

Ổ cứng M2 PCIe NVMe:

Ổ cứng M2 PCIe là gì? Đây là dòng ổ cứng SSD M2 có thể được coi là phiên bản cao cấp trong dòng ổ cứng SSD giao tiếp chuẩn SATA. Thì M2 chuẩn PCIe lại là phiên bản mang đến nhiều ấn tượng. Ổ cứng M2 PCIe NVMe nổi bật với tốc độ truyền tải nhanh hơn nhiều so với chuẩn M2 SATA. Nhiều dòng M2 PCIe NVMe có tốc độ đọc, ghi lên đến 2.5 GB, 3.5 GB. Sở dĩ NVMe có tốc độ này là do dữ liệu được chuyển thẳng đến CPU mà không cần qua Controller SATA.

Đặc điểm nhận dạng: Tem dán trên ổ cứng có logo PCI express hay NVM express. Phần chân cắm có một rãnh bên phải, chuẩn M Key. Kích thước phổ biến 22x80mm. Một số dòng M2 NVMe Intel dài hơn thì rơi vào khoảng 22x110mm.

Khi thực hiện nâng cấp ổ cứng HDD lên ổ cứng M2, người dùng thường không biết laptop mình phù hợp với hỗ trợ ổ cứng SSD nào. Bạn có thể xem thông tin trên hãng hoặc đến các trung tâm sửa chữa để được kiểm tra và thay thế nhanh chóng. Hiện nay, có một số dòng máy chỉ hỗ trợ M2 SATA. Tuy nhiên, cũng có nhiều dòng hỗ trợ cả 2 loại M2 SATA và M2 NVMe.

Ngoài ra, còn có một dòng nữa, đó là M2 AHCI, dòng này không phổ biến, thường được tích hợp trên những bo mạch chủ giá rẻ và những hệ điều hành cũ.

1.3. Lưu ý khi mua SSD M2 cho máy tính

*

Cần hiểu rõ như cầu của bản thân trước khi mua ổ cứng SSD M2, trên hình là ổ cứng SSD 2.5 sata

Có thể thấy với những ưu điểm vượt trội của ổ cứng SSD M2, chắc chắn sẽ là giải pháp cải thiện hiệu năng làm việc máy tính của bạn. Đặc biệt, đối với dân hay sử dụng máy tính để thiết kế đồ họa, chơi game, SSD chuẩn M2 sẽ là một lựa chọn hoàn hảo. Trước khi tiến hành mua hoặc năng cấp ổ cứng lên chuẩn SSD M2 cần lưu ý như sau:

Chọn đơn vị cung cấp uy tín: Chính vì mức độ nổi tiếng của SSD M2, nhiều cơ sở đã cung cấp và bán những loại ổ cứng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước địa chỉ mua bán uy tín, có thương hiệu rõ ràng và nhận được nhiều phản hồi tích cực. Khi lựa chọn ổ cứng, nên hướng đến những loại ổ cứng của các hãng nổi tiếng: Samsung, Intel, Kingston,…

Quan tâm đến bộ nhớ của SSD: Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, nhà sản xuất cho ra đời 3 dạng bộ nhớ khác nhau: SLC, MLC và TLC.

SLC: Tối ưu tốc độ xử lý, tiêu tốn ít năng lượng nhất và có tuổi thọ cao.

Xem thêm: Sous Vide Là Gì – Nấu Ăn Theo Phương Pháp

MLC: Dung lượng lưu trữ lớn, giá thành rẻ.TLC: Nằm ở giữa, là sự cân bằng giữa tốc độ xử lý và dung lượng lưu trữ.

Tùy vào nhu cầu sử dụng, bạn nên lựa chọn dòng ổ cứng SSD trước khi mua hàng.

Gắn trong hay gắn ngoài: Nếu bạn muốn thay thế ổ cứng HDD bên trong máy tính để cài đặt hệ điều hành, bạn có thể lựa chọn gắn trong. Nhưng nếu ổ cứng bên trong vẫn hoạt động tốt, bạn chỉ muốn tăng tốc độ và dung lượng lưu trữ, bạn nên lựa chọn ổ gắn ngoài sẽ rất tiện lợi và dễ dàng hơn trong việc di chuyển.

2. Ổ cứng mSATA là gì?

*

Ổ cứng mSATA (Mini SATA)

Ổ cứng mSATA (Mini SATA) được xem là phiên bản thu nhỏ của ổ cứng SSD truyền thống. Nhìn bên ngoài, ổ cứng mSATA có kích thước tương đối nhỏ gọn (50x30mm), gần giống với card Wifi trên laptop. Tốc độ đọc ghi tối đa trong khoảng 550mb/500mb. Ổ cứng mSATA hỗ trợ một phần không gian lưu trữ để làm bộ nhớ đệm cho hệ điều hành, điều năng giúp tăng tốc độ của quá trình xử lý bên trong hệ thống.

Ổ cứng mSATA phù hợp với nhiều dòng laptop, mainboard B75, Surface Pro 2, 3,… Tuy nhiên, nếu muốn lắp đặt mSATA, bắt buộc máy tính của bạn phải có chip điều khiển mSATA, không thể xài chip PCI express.

Đặc biệt, nếu máy tính của bạn đang sử dụng ổ cứng SSD mSATA có thể dễ dàng nâng cấp lên ổ cứng 2.5 hoặc USB 3.0.

3. Ổ cứng SSD 2.5 là gì?

*

Hình dáng bên ngoài những dòng ổ cứng SSD hiện nay

Ổ cứng SSD 2.5 có thể xem là dòng ổ cứng SSD đầu tiên tích hợp cổng giao tiếp SATA và giao thức truyền tải dữ liệu chuẩn SATA III. Về bên ngoài, ổ cứng SSD 2.5. có kích thước lớn gấp đôi so với mSATA (2.5 inches). Tốc độ của SSD 2.5 rơi vào khoảng 500MB/s.

Ổ cứng SSD 2.5. tương thích với nhiều thiết bị trên thị trường hiện nay. Dù giữ liệu được giới hạn, nhưng tốc độ này đủ cho những máy tính thông thường với những hoạt động cơ bản như sao chép dữ liệu, khởi động máy,…

Nhược điểm lớn nhất của ổ cứng SSD 2.5 là khi sử dụng cần phải có một dây cấp nguồn để ổ cứng có thể tối ưu hiệu năng tốt nhất.

4. So sánh hiệu năng ổ cứng SSD 2.5 SATA III và SSD M2 PCI Express

Tốc độ:

SSD 2.5 SATA: Chịu giới hạn tốc độ ở mức 6Gbps, tốc độ này là quá đủ với một hệ thống máy tính thông thường.

SSD M2 PCI Express: Có nhiều ưu điểm vượt trội, đối với chuẩn PCIe cho phép băng thông lên đến 16Gbps, nhanh gấp 4 lần so với SSD 2.5 SATA.

Độ tương thích với các thiết bị:

SSD 2.5 SATA: Tương thích với hầu hết các thiết bị máy tính, laptop trên thị trường hiện nay, cần phải có dây nguồn phụ khi lắp đặt ổ cứng.

SSD M2 PCI Express: Muốn tối ưu hóa tốc độ, cần phải nâng cấp máy tính vì chuẩn này chỉ hỗ trợ ở những dòng mainboard thế hệ 6 trở lên. Tuy nhiên, đối với chuẩn kết nối PCIe sử dụng nguồn điện từ khe PCIe nên không cần đến dây nguồn phụ cho ổ cứng.

Nhìn chung, ổ cứng SSD M2 PCI Express được phát triển và cải tiến dựa trên những nhược điểm của SSD 2.5 SATA nên có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Tuy nhiên, tốc độ ấn tượng chỉ ở dòng SSD M2 PCIe, còn ở dòng SSD M2 SATA hiệu năng cũng chỉ tương đương với dòng SSD 2.5. SATA.

*

So sánh hiệu năng ổ cứng SSD 2.5 SATA III và SSD M2 PCI Express

Lựa chọn nào phù hợp cho bạn:

Nếu bạn chỉ sử dụng máy tính với nhu cầu bình thường như: Văn bản, lướt web, lưu trữ dữ liệu,… thì chuẩn SSD 2.5 SATA đã là quá đủ rồi. Đây cũng là giải pháp tiết kiệm chi phí vì chuẩn SSD 2.5 SATA có giá thành tương đối rẻ.

Ngược lại, nếu bạn sử dụng máy tính với nhu cầu cao, như: đồ họa, thiết kế, hình ảnh, dựng video,… muốn tối ưu tốc độ thì nên lựa chọn SSD M2 PCI Express.

Tuy nhiên, khi tiến hành nâng cấp, nhiều laptop chỉ hỗ trợ chuẩn SSD 2.5 SATA. Bạn có thể thay thế ổ cứng HDD thành SSD 2.5 SATA hoặc gỡ ổ đĩa DVD và thay ổ cứng SSD bằng Caddy Bay để sử dụng đồng thời HDD và SSD.

Ổ cứng Ssd m2 là gì? Khác gì với mSATA, M2 PCIe, Ssd 2.5, đã được gocnhintangphat.com làm rõ trong bài viết này. Hy vọng khách hàng đã nắm rõ được ưu, nhược của những dòng ổ cứng trên đây và có lựa chọn hợp lý cho nhu cầu sử dụng của mình.

Xem thêm: Thuật Ngữ Regulator, Square Feet Là Gì ? Chuyển Đổi Feet Vuông Sang Mét Vuông

Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết, kính chúc các bạn sẽ có sự lựa chọn hài lòng nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *