Nhiều người cho rằng ốc sên rất bẩn và độc, vậy thực tế loài sinh vật này có tác dụng gì?
Vị thuốc cổ
Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi, ốc sên có tên khoa học là Achatina fulica, thuộc họ ốc sên Achatinidae. Ở nước ta, có hai loại chính bao gồm loại cyclophorus (vỏ nâu tròn, có nắp) thường thấy trên núi đá và loại achatina fulica có vỏ to, màu hơi vàng nâu, miệng không có vẩy.Bạn đang xem: Ốc ma có ăn được không
Loại ốc này thường sống hoang dại trên cạn và phá hoại cây cối, rau màu, hoa cỏ vào ban đêm. Ban ngày chúng lẩn kín trong các khe, bụi cây, hốc cây hoặc chui xuống đất, đặc biệt vào mùa mưa chúng phát triển rất nhanh.
Kết quả nghiên cứu của Viện kiểm nghiệm từng chỉ ra trong nước ốc sên thủy phân có 0,48 % nito toàn phần, 0,112% nito amin và những axit amin như leuxin, alamin, valin, axit aspactic, axit glutamic.
Đang xem: Ốc ma là gì, hiểm họa từ Đặc sản Ốc sên Ốc sên Được lùng mua giá Đắt gấp Đôi thịt bò
Đặc biệt, 100 g thịt ốc sên có chứa 11 g đạm (cao hơn ốc vặn, ốc bươu), 6,2 g đường, 150 mg Ca, 71 mg P.
Theo giáo sư Lợi, con người có thể dùng ốc sên nấu ăn và chữa các bệnh như hen suyễn, đau bụng kinh niên, thấp khớp. Mỗi đợt trị bệnh nên ăn liền trong 7-10 ngày.
Bệnh viện Thần kinh Hà Nội từng dùng ốc sên helix pomatia chế thành siro, bột ốc sên, kẹo gôm sên, dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể.
Cũng theo các tài liệu cổ, từ năm 1961, nhân dân một số vùng như Kiến An, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên đã bắt đầu dùng ốc sên làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Ở Pháp, ốc sên cũng được dùng như một món ăn quý có tác dụng chữa bệnh phổi.
Cách loại bỏ chất độc trong ốc sên
Chung quan điểm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Cán bộ Viện Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm (Đại Học Bách khoa Hà Nội) cho biết nhiều người thường nghĩ ốc sên bẩn và độc nên không dám ăn, song thực chất, loại ốc này có thể ăn rất ngon và bổ dưỡng.
Theo vị chuyên gia, bản thân ốc sên không có độc nhưng chúng thường ăn cỏ cây, do đó, chúng có thể ăn phải nấm độc hoặc các loại cây bị phun thuốc bảo vệ thực vật xung quanh. Đó chính là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc sau khi ăn ốc sên. Ngoài ra, loài nhuyễn thể này thường hay chứa các protein lạ, dễ gây dị ứng với một số người có cơ địa nhạy cảm.
PGS Thịnh khuyến cáo chúng ta chỉ nên sử dụng loại ốc sên đang sống khỏe mạnh, sinh sống ở những vùng sạch sẽ. Trước khi chế biến, nên để một ngày đêm cho ốc nhả hết chất bẩn hoặc chất độc. Nếu chỉ nên ăn phần thịt của ốc sên, bỏ hết phần ruột gan, ống tiêu hóa của chúng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đặc biệt, tuyệt đối không ăn ốc sên được chế biến ở dạng gỏi, tái, nướng chưa chín do trong ốc sên dễ có chứa ký sinh trùng. Nếu không chế biến kỹ, chúng sẽ đi vào cơ thể người qua đường tiêu hóa hoặc theo đường máu (có thể dãi ốc sên chứa ký sinh trùng tiếp xúc với vết thương do mụn lở) đến não, gây các chứng bệnh viêm não hoặc màng não. Bệnh bao gồm các biến chứng như nhức đầu dữ dội, nôn, sốt, cứng gáy, liệt chi, hôn mê, co giật, thậm chí mù, mất tri giác, sống đời thực vật…
Bài thuốc bồi bổ cơ thể với ốc sên
Thành phần: Thịt ốc sên (2 kg), natri bicabonat (25 g), axit benzoic (5 g), đậu nành/hoài sơn (1,2 kg), đường kính (1,5 kg), mentol (0,06 g).
Cách làm:
– Đập bỏ vỏ, chỉ lấy phần lưỡi bỏ hết ruột.
– Mổ đầu ốc, bỏ dạ dày, thực quản. Sau đó, dùng muối và phèn chua rửa sạch hết nhớt.
– Cho thịt ốc sên vào natri bicabonat hấp nhừ, thái và giã nhỏ. Cho thêm axit benzoic (có tác dụng bảo quản) và đường, nấu kỹ.
– Đậu nành hay hoài sơn rang giòn tán thành bột, rây mịn, trộn với thịt ốc sên đã nấu.
Bệnh viện Thần kinh Hà Nội từ năm 1968 đã đặt tên thuốc này là BOS (bổ ốc sên). Đây là thuốc bổ tăng cường chất đạm cho cơ thể và não, mỗi đợt dùng liền từ 20-40 ngày,dùng 4 viên/ngày, trước khi ăn,rất hiệu quả.
Xem thêm: ” Warez Là Gì – Nghĩa Của Từ Warez Trong Tiếng Việt
Ăn ốc bươu vàng có độc không?
17 8 9 1913
Một số nhà hàng vẫn thu mua ốc bươu vàng chế biến phục vụ thực khách, dù loài sinh vật này bị cấm nuôi ở Việt Nam. Nếu ăn phải loại ốc này, bạn có gặp nguy cơ bệnh tật nào không?
Vì sao măng độc nhưng vẫn có thể ăn?
12 3 9 396
Độc tố trong măng có thể gây chết người trong chớp nhoáng. Phải chăng món ăn này chỉ có hại mà không chứa bất kỳ chất dinh dưỡng nào tốt cho cơ thể?
Việt Nam sẵn sàng đối phó kịch bản xấu của dịch Covid-19
0 19 1
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở các nước láng giềng, Việt Nam đứng trước nguy cơ rất lớn.
Người đàn ông bị cháy cụt vùng kín do bỏng điện cao thế
0
Các bác sĩ đã khắc phục tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, dương vật từng được tái tạo nhưng không thể làm “chuyện ấy”.
Hơn 85% bệnh nhân Covid-19 nhập cảnh từ Campuchia nhiễm biến chủng Anh
0 7 2
Kết quả này do Viện Pasteur TP.HCM giải trình tự gene của các trường hợp nhập cảnh từ Campuchia vào Việt Nam.
9 thủ phạm khiến bạn bị hôi miệng
0
Hơi thở có mùi là tình trạng nhiều người gặp phải dù vệ sinh răng miệng kỹ. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều tình trạng sức khỏe hoặc thói quen hàng ngày của bạn.
3 bệnh nhân Covid-19 có sức khỏe diễn biến nặng
0
Trước khi mắc Covid-19, 3 bệnh nhân đều khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý nền kèm theo.
Cảnh báo loại kem chống nắng chứa chất cấm
0 10
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa thông báo thu hồi lô mỹ phẩm kem dưỡng trắng da chống nắng của Newtoday do chứa thuỷ ngân và chất cấm.
01:49
Vì sao không nên để thú cưng liếm mặt?
0
Thói quen liếm mặt của thú cưng có thể làm lây nhiễm một số vi khuẩn và virus sang cơ thể người, qua đó hình thành các bệnh nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết.
Bộ trưởng Y tế: Nguy cơ dịch Covid-19 từ Lào xâm nhập Nghệ An lớn
0 12
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu tỉnh Nghệ An tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 trước bối cảnh phức tạp hiện nay.
Sai lầm khi ăn cà rốt có thể gây nguy hiểm cho trẻ
0 3
Cà rốt là thực phẩm chứa nhiều chất bổ dưỡng, giúp sáng mắt, ngừa ung thư, chống lão hóa. Tuy nhiên, ăn quá nhiều cà rốt, nhất là với trẻ em, có thể dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm.
Sai lầm khi ăn mặn
0 19
Muối là gia vị không thể thiếu trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, việc ăn mặn (thừa muối) lại có không ít tác hại đến cơ thể.
Người đàn ông trở về từ Nhật Bản mắc Covid-19
0
Người đàn ông 27 tuổi, quê ở Thanh Hóa, có kết quả nhiễm SARS-CoV-2 sau 4 lần xét nghiệm và đang được điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.
Xem thêm: ” Chính Phủ Lâm Thời Là Gì, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Là Gì
“Tôi mắc ung thư giai đoạn cuối dù vẫn khỏe mạnh”
0 44
Người đàn ông ở Hà Nội tự nhận mình khỏe mạnh, không thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Kết quả ung thư giai đoạn cuối khiến ông bất ngờ.