Ở cữ là thuật ngữ của người Việt để chỉ giai đoạn nghỉ ngơi hậu sản giúp mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh. Trong thời gian ở cữ này, người mẹ ngoài việc nghỉ ngơi thì cần tránh một số điều cấm kỵ về tâm linh, kiêng cữ về ăn uống, đi lại,… và gần như mẹ chỉ nghỉ ngơi và đi lại xung quanh chiếc giường. Một số nước cũng có những khái niệm tương tự như ở cữ tại Việt Nam. Ví dụ như tại Trung Quốc, người ta gọi thời gian này là “sitting the month”, nôm na nghĩa là người mẹ sẽ chỉ nghỉ ngơi trong 1 tháng sau sinh này. Ở Nhật nó được gọi là “Sango no hidachi”, ở Hàn được gọi là “Samchilil”, ở các nước Mỹ La Tinh nó được gọi là “Cuarentena” có nghĩa là 40 ngày ám chỉ thời gian ở cữ của người phụ nữ hậu sản.

Đang xem: Chuyện Ở cữ là gì, thời gian Ở cữ là bao lâu? thông tin mẹ bỉm sữa cần biết

*

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Ted Talks Là Gì, Tại Sao Tôi Quyết Định Dừng Nghe Ted Talks

*

*

Xem thêm: Phân Biệt Các Lễ Vu Quy, Tân Hôn Là Gì, Phân Biệt Lễ Vu Quy, Tân Hôn Và Thành Hôn

Chào cháu!Thời gian ở cữ thường kéo dài bắt đầu từ khi sinh em bé cho đến 30-40 ngày sau tùy vào văn hóa ở mỗi nơi. Có nơi lên đến 2 tháng hoặc 100 ngày là chuyện bình thường. Tại Việt Nam, cách đây khá lâu thì thời gian ở cữ thường kéo dài trong vòng 3 tháng. Người mẹ hầu như không được đi đâu, phải ở trong phòng kín và bị hạn chế rất nhiều trong việc sinh hoạt, ăn uống. Nhưng với sự phát triển của xã hội như ngày nay, người ta cũng chứng minh được rằng thời gian ở cữ chỉ cần trong 1 tháng là đủ để đảm bảo sự phục hồi về sức khỏe cho người mẹ.

Trong thời gian ở cữ, người mẹ được khuyến khích nên bổ sung thực phẩm giàu năng lượng như protein vừa giúp thu nhỏ tử cung và xương chậu lành lại. Ngoài ra, trong thời gian kiêng cữ nên ăn gì? Theo kinh nghiệm trước đây thì hầu như phụ nữ sau sinh chỉ được ăn thịt nạc kho nghệ và rau ngót. Điều này gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ và không thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng qua sữa cho bé. Nên ăn nhiều rau củ quả để bổ sung chất xơ và dưỡng chất cần thiết khác. Có thể chia làm nhiều bữa trong ngày sau đó tráng miệng bằng các loại hoa quả như đu đủ, chuối, vú sữa,…

Ngoài ra cần lưu ý một số thực phẩm cần kiêng cữ trong thời gian này đó là: hành, tỏi và các loại gia vị vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ. Tránh những thực phẩm có nhiều dầu mỡ vì có thể gây kích ứng dạ dày của trẻ. Tránh những thực phẩm có chứa caffein, cacao, socola,…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *