Phiên điều trần thực chất là một phiên toà để gỉai quyết vụ việc liên quan đến cạnh tranh trong kinh doanh thương mại. Đây là phiên toà để hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh xét hỏi, lắng nghe ý kiến trình bày của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại liên quan đến vụ việc cạnh tranh từ đó đưa ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Phiên điều trần là gì?

Phiên điều trần của CEO Facebook Mark Zuckerberg trước Quốc hội Mỹ về nghi vấn gian lận trong tiến trình bầu cử tổng thống Mỹ là phiên điều trần rất được quan tâm. Vậy cụ thể về phiên điều trần là gì?. Phiên điều trần diễn ra như thế nào? Phiên điều trần có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời ngay sau đây.

Đang xem: Điều trần là gì, phiên Điều trần là gì

Phiên điều trần là gì?

Phiên điều trần là một phiên toà để xét xử các vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh do hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chủ trì theo thủ tục tố tụng cạnh tranh. Ngoài ra, theo pháp luật ở một số cuộc gia phiên điều trần còn được áp dụng để bên bị cáo buộc trình bày, giải thích về một quan điểm, sự kiện trước cơ quan có thẩm quyền.

Thành phần tham gia phiên điều trần theo Luật cạnh tranh

Trên đây là định nghĩa về phiên điều trần là gì?, sau đây để hiểu rõ hơn về cụm từ này, mời quý vị tham khảo về thành phần tham gia phiên điều trần theo quy định.

Theo quy định tại khoản 4 điều 93, Luật cạnh tranh 2018, những thành viên tham gia phiên điều trần bao gồm:

Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh

Thư ký phiên điều trần

Người tham gia tố tụng

Bên khiếu nại

Bên bị điều tra

Người làm chứng

Người giám định, người phiên dịch

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Người có quyền và nghĩa vụ liên quan

*

Mục đích của phiên điều trần

Phiên điều trần thực chất là một phiên toà để giải quyết vụ việc liên quan đến cạnh tranh trong kinh doanh thương mại. Đây là phiên toà để hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh xét hỏi, lắng nghe ý kiến trình bày của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại liên quan đến vụ việc cạnh tranh từ đó đưa ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Đây là hoạt động xét xử công khai nên đảm bảo tính minh bạch trong quá trình xét xử.

Ngoài ra, đối với những vấn đề liên quan đến chính sách pháp luật, thì người kiến nghị chính sách pháp luật cần phải thực hiện giải thích ý nghĩa, sự cần thiết của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đó trước Quốc hội, Nghị viện.

Trình tự thủ tục diễn ra phiên điều trần theo tố tụng cạnh tranh

Chuẩn bị phiên điều trần: Sau khi nhận được khiếu nại về hạn chế cạnh tranh, báo cáo điều tra và toàn bộ hồ sơ vụ việc,Chủ tịch ủy ban cạnh tranh quốc gia lập ra hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh để giải quyết vụ việc.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải đưa ra một trong ba quyết định sau:

– Mở phiên điều trần;

– Trả hồ sơ để tiếp tục điều tra bổ sung.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Wpm Là Gì – Cách Test Tốc Độ Đánh Máy Của Bạn

– Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh.

 Trước khi mở phiên điều trần hội đồng xử lý việc cạnh tranh cần có văn bản triệu tập người tham gia tố tụng đến dự phiên điều trần.

Mở phiên điều trần:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định mở phiên điều trần, hội đồng xử lý việc cạnh tranh cần mở phiên điều trần để giải quyết vụ việc cạnh tranh. Phiên điều trần sẽ do Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh điều hành.

Trong suốt quá trình diễn ra phiên điều trần, các bên sẽ trình bày ý kiến quan điểm của mình liên quan đến vụ việc cạnh tranh, hội đồng xử lý tiến hành xét hỏi, kiểm tra chứng cứ, tài liệu các bên cung cấp để xem xét, đánh giá đưa ra quyết định giải quyết vụ việc.

Sau khi nghe các bên trình bày ý kiến, quan điểm về vấn đề cần tranh luận, hội đồng xử lý vụ việc tổ chức thảo luận, bỏ phiếu kín để đưa ra quyết định xử lý vụ việc theo nguyên tắc đa số.

Xem thêm: Định Nghĩa Của Undergoing Là Gì, Nghĩa Của Từ Undergo, Undergo Là Gì

Trên đây là tư vấn của Luật Hoàng Phi gửi tới bạn đọc về chủ đề phiên điều trần là gì?. Bạn đọc cần tư vấn pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 19006557.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *