Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế thị trường là sự mở rộng của nơi tập trung mua sắm. Trong nhiều năm trở lại đây, các siêu thị lớn, nhỏ xuất hiện rộng rãi. Nhưng nó không thể hoàn toàn xóa bỏ chợ truyền thống trên thị trường. Cả hai loại hình kinh doanh vẫn cùng đồng hành với nhau để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Vậy vì sao với những áp dụng và ứng dụng thành tựu tiên tiến nhưng siêu thị vẫn không thể xóa sổ được chợ truyền thống. Siêu thị và chợ truyền thống có những ưu – nhược điểm nào? Hãy cùng gocnhintangphat.com GROUP tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Mục Lục Bài Viết

Định nghĩa về Siêu thị và Chợ truyền thốngSo sánh ưu nhược điểm của Siêu thị và Chợ truyền thốngTư vấn setup siêu thị chuyên nghiệp

Định nghĩa về Siêu thị và Chợ truyền thống

Siêu thị là gì?

Siêu thị được kết hợp giữa từ “siêu” và “thị”. “Siêu” có nghĩa là lớn, nhiều. “Thị” có nghĩa là chợ. Nhưng nghĩa của từ siêu thị không phải là chợ lớn.

Đang xem: So sánh siêu thị và chợ truyền thống là gì, chợ truyền thống có bị thay thế

Theo định nghĩa của Bộ Công thương Việt Nam, “Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng.”

*

Trên thế giới có xuất hiện khá nhiều các khái niệm, định nghĩa khác về siêu thị. Ví dụ như:

Ông tổ của ngành Marketing Philips Kotler: Siêu thị là “cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn có mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối lượng hàng hóa bán ra lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa”. Ngày nay, siêu thị không chỉ cung cấp những hàng hóa như P. Kotler đã nêu ra. Nó còn có rất nhiều hàng hóa khác như sản phẩm may mặc.

Tại Việt Nam chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các siêu thị như: BigC, Vinmart, Co.op Mart,… và rất nhiều siêu thị nhỏ khác. Các siêu thị càng ngày xuất hiện càng nhiều và chính các siêu thị đã cạnh tranh lẫn nhau.

Chợ truyền thống là gì?

Từ xưa, Chợ được hiểu là nơi mà diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ bằng tiền tệ hoặc hiện vật (hàng đổi hàng). Đây cũng có thể là nơi diễn ra các hoạt động nghiên cứu, giới thiệu, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm – dịch vụ. Tại chợ mọi người có thể kết nối, hợp tác, chia sẻ với nhau để đạt được các lợi ích chung, hình thành các mối quan hệ về văn hóa, xã hội & kinh tế.

Nhưng hiện nay, Chợ được hiểu theo cách gần gũi hơn. Đó là: “Chợ truyền thống là khái niệm để chỉ một loại hình kinh doanh được phát triển dựa trên những hoạt động thương mại mang tính truyền thống, được tổ chức tại một điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa- dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư.”

Chợ thường xuất hiện ở những khu vực không quá sầm uất, đông đúc. Nó xuất hiện nhiều ở các vùng nông thôn và ngoại ô. Là nơi mua sắm thân thuộc của người dân tại khu vực đó.

So sánh ưu nhược điểm của Siêu thị và Chợ truyền thống

Không gian mua sắm của siêu thị và chợ truyền thống như thế nào?

Siêu thị: Không gian sạch sẽ, được lau dọn thường xuyên. Thường có điều hòa không khí, đảm bảo chất lượng không khí cho người tiêu dùng. Tại siêu thị không gian được chú trọng nhiều. Từ bày trí các kệ sản phẩm, chia các sản phẩm thành từng khu giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm. Với những siêu thị lớn thường sẽ gây cho khách hàng khó khăn trong việc tìm đến gian hàng cần mua nếu không có bản đồ.

Chợ truyền thống: Không gian chợ thường nhỏ và bán hàng tập trung. Thường xuyên được quét và thu gom rác. Nhưng không khí không sạch hoàn toàn. Vì vậy không gian của chợ có thể vẫn sạch sẽ nhưng kém an toàn hơn. Các khu bán thực phẩm được người bán tự chọn vị trí bán. Dù không được sắp xếp cụ thể, nhưng vị trí trong chợ truyền thống được phân chia khá hợp lý. Người tiêu dùng có thể nhìn bao quát toàn cảnh khu chợ và đi đến nơi bán mặt hàng cần mua.

*

Dịch vụ giữa siêu thị và chợ truyền thống

Siêu thị: Tại siêu thị, người tiêu dùng thường nhận được nhiều dịch vụ. Ví dụ như: tích điểm mỗi lần mua hàng, dịch vụ tư vấn sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng,… Khách hàng được quan tâm nhiều đến nhu cầu và mức độ hài lòng.

Chợ truyền thống: Các dịch vụ hầu như không có. Nhưng chúng ta có thể nhận thấy một số hoạt động có bóng dáng của dịch vụ. Đó là khách hàng có thể đổi trả hàng nếu không ưng ý nếu có thỏa thuận trước với người bán.

Hình thức mua sắm tại siêu thị và chợ truyền thống có khác nhau?

Siêu thị: Hiện nay, với sự phát triển của mạng Internet, các siêu thị thường kết hợp bán trực tiếp và online. Khách hàng có thể đến trực tiếp siêu thị hoặc truy cập website của siêu thị để mua hàng.

Xem thêm: Kẽm Oxit ( Zinc Oxide Là Gì ? Có Tác Dụng Gì Trong Mỹ Phẩm Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc

Chợ truyền thống: Người tiêu dùng đến chợ truyền thống tự chọn mua tất cả các sản phẩm cần thiết. Các quầy hàng được người bán bày biện khắp chợ, người tiêu dùng tùy ý chọn mua. Tại một số chợ truyền thống xuất hiện hình thức mua gián tiếp. Khách hàng có thể gọi điện đặt hàng từ người bán và người bán sẽ mang đến tận nơi. Thường diễn ra với các đơn hàng lớn

Siêu thị và chợ truyền thống có mức độ đa dạng sản phẩm ra sao?

Siêu thị: Mức độ đa dạng sản phẩm của siêu thị khá cao. Siêu thị cung cấp rất nhiều mặt hàng phục vụ đời sống của người dân. Từ thực phẩm đến đồ điện gia dụng, quần áo đến giày dép,… Khi không biết địa chỉ uy tín để mua các sản phẩm đó bên ngoài, khách hàng sẽ chọn đi đến siêu thị.

Chợ truyền thống: Các sản phẩm trong chợ là một phần trong danh mục sản phẩm trong siêu thị. Các mặt hàng kém đa dạng hơn, khả năng cung ứng biến đổi, không ổn định.

Chất lượng nguồn hàng của siêu thị và chợ truyền thống như thế nào?

Siêu thị: Các mặt hàng đi vào siêu thị được kiểm định trước khi cung cấp ra thị trường. Chất lượng sản phẩm đầu vào tốt, đảm bảo. Nhưng các siêu thị có hiện tượng tồn kho sẽ gây ra sụt giảm về chất lượng

Chợ truyền thống: Chất lượng sản phẩm không được kiểm định. Hầu hết là của người dân tự nuôi, trồng tại khu vực hoặc các khu vực khác mang đến. Khối lượng hàng hóa của mỗi người bán tương đối ít, khả năng tồn hàng ít hơn. Vì vậy dù chất lượng chưa được kiểm định nhưng ít giảm chất lượng sẵn có về lâu dài.

Cách trao đổi, thanh toán của siêu thị và chợ truyền thống

Siêu thị: Giữa người tiêu dùng và siêu thị không diễn ra hình thức “trả giá”. Giá các mặt hàng được niêm yết trên từng sản phẩm. Khi chọn mua xong, khách hàng đến quầy thu ngân để thanh toán. Tại đây, khách hàng có thể sử dụng tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng, momo,…

Chợ truyền thống: Người mua và người bán dễ dàng trao đổi với nhau về giá cả. Khi đi đến thống nhất được giá và lượng hàng hóa, khách hàng thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu.

Thời gian mua sắm trong siêu thị và chợ truyền thống

Siêu thị:  Khi khách hàng muốn đến siêu thị để mua sắm thường phải dành một khoảng thời gian tương đối lớn. Ít nhất là 30 phút. Vì các siêu thị có vị trí cố định và rộng lớn. Khách hàng cần thời gian để tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm ưng ý.

Chợ truyền thống: Thời gian mua tại chợ sẽ ngắn hơn khi đi siêu thị. Người tiêu dùng thường dành trung bình 30 phút để mua sắm tại chợ truyền thống. Vì chợ truyền thống có mặt tại nhiều nơi. Dân cư tập trung đông ở một khu vực thì tại đó sẽ có một hoặc nhiều khu chợ lớn nhỏ.

Hàng hóa tươi sống tại siêu thị và chợ truyền thống

Siêu thị: Mức độ xuất hiện hàng tươi sống trong siêu thị là rất ít. Thường là đồ đông lạnh hoặc đồ khô. Vì siêu thị bán hàng với số lượng lớn nên việc bảo quản đồ khô và đông lạnh sẽ là lựa chọn của các siêu thị. Về mặt hàng rau – củ – quả thì tại siêu thị cung cấp với lượng lớn và tươi, được nhập về thường xuyên.

Chợ truyền thống:  Đây có lẽ là một trong những lý do quan trọng để chợ truyền thống tồn tại và phát triển. Hàng hóa tươi sống tại chợ truyền thống xuất hiện nhiều. Như thịt, cá, tôm,… rau – củ – quả bán trong ngày. Mức độ tươi sống của hàng hóa tại chợ cao hơn trong siêu thị.

Xem thêm: Took Over Là Gì – 123 Cùng Bàn Về Các Cụm Từ Của Take

Tư vấn setup siêu thị chuyên nghiệp

gocnhintangphat.com GROUP là đơn vị Setup Siêu thị được quy tụ bởi những nhân sự giàu kinh nghiệm trong vấn đề điều hành, quản trị vận hành chuỗi cho các trung tâm thương mại, chuỗi siêu thị lớn như: Vinmart, BigC, Lan Chi Mart và các chủ cửa hàng siêu thị mini

gocnhintangphat.com sẽ giúp cho khách hàng đối tác setup và vận hành siêu thị, cửa hàng một cách khoa học, thông minh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *