Trong thời đại hiện nay, hầu như ai cũng động đến máy tính. Có những người thì do nhu cầu giải trí hoặc do công việc phải thường xuyên sử dụng máy tính. Việc thao tác với chế độShutdown, Sleep (Stand by), Restart, Hibernate thì ai cũng động tới nhưng không phải ai cũng hiểu hết tính năng của nó.

Đang xem: Phân biệt các chế Độ standby là gì, phân biệt chế Độ hibernate và standby

*

– Chế độ Shutdown (Turn off) là chế độ tắt thực sự, giống như là ngắt nguồn máy. Khi chọn chế độ này CPU, RAM, ổ cứng, …… đều ngừng hoạt động. Để máy tính làm việc trở lại, bạn phải bật nguồn lên, máy sẽ được nạp lại hệ điều hành từ đầu, tất cả các chương trình đều bắt đầu hoàn toàn mới.
– Chế độ Shutdown
thích hợp trong trường hợp bạn muốn tắt máy lâu dài, muốn nghỉ ngơi thực sự. Chế độ này được dùng nhiều nhất vì không tốn điện năng, máy sẽ làm việc mượt mà hơn trong lần sau.
– Chế độ Restart thì máy không bị tắt, mà nó sẽ thoát tất cả các chương trình phần mềm và hệ điều hành rồi tự khởi động lại từ đầu.
– Chế độ Restart thích hợp khi hệ điều hành đang bị lỗi, treo máy, lag máy hoặc sau khi cài 1 phần mềm nào đó vào hệ thống.
– Chế độSleep(Standby) thì chỉ có các thiết bị nhập xuất như màn hình, ổ đĩa, bàn phím, chuột… dừng hoạt động (giảm hao phí điện năng). Còn CPU và RAM vẫn hoạt động, các chương trình đang chạy vẫn giữ nguyên. Khi ta nhấn nút nguồn hay rê chuột, máy sẽ thoát khỏi chế độ Sleep và quay trở lại hoạt động như bình thường. Về hình thức thì chế độ Sleep gần giống chế độ Screen Saver (bảo vệ màn hình).

Xem thêm: Supreme Court Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích Tìm Hiểu Nước Mỹ

– Trong chế độ Sleep thì thực ra máy vẫn đang hoạt động, chỉ có các thiết bị nhập xuất không làm việc mà thôi. Thế cho nên khi bạn mở máy thì máy bật trở lại rất nhanh.
– Chế độ này thích hợp khi bạn chỉ muốn dừng làm việc trong 1 thời gian ngắn, ví dụ như tạm nghỉ giữa giờ làm việc, đi uống nước, ăn trưa.
– Chế độ Hibernate sẽ lưu toàn bộ trạng thái làm việc của máy vào ổ cứng rồi tắt máy (tắt giống như Shutdown). Khi bạn bật máy lên, máy sẽ khởi động và nạp toàn bộ trạng thái làm việc lần cuối vào RAM rồi hoạt động tiếp từ trạng thái đó. Các chương trình phần mềm, tài liệu, game …… trước đó bạn chưa thoát ra thì đều được giữ nguyên.
– Chế độ Hibernate thích hợp khi bạn muốn dừng công việc nhưng lại sợ quên công việc lần trước đang làm dở, không muốn mất trạng thái làm việc hiện hành.

Xem thêm: Cách So Sánh Mah Và Wh Là Gì ? Cách Chuyển Đổi Wh Sang Mah Và Ngược Lại

Không phải phần cứng của máy nào cũng hỗ trợ tốt cả bốn chế độ trên, nhất là chế độ SleepHibernate.

*

Blogger Nguyễn Dương

Có một câu nói mà mình rất thích đó là “Thật sai lầm khi nghĩ rằng một khi rời khỏi trường học, bạn không cần học thêm điều mới nữa”. Chính vì thế mà hãy luôn luôn học hỏi, con người chỉ ngừng phát triển khi ngừng học hỏi. Nếu như bạn chưa hiểu nội dung bài viết hoặc đang khúc mắc khi thao tác thì hãy bình luận phía dưới bài viết để mọi người cùng thảo luận nhé!

Đây là Blog chia sẻ kiến thức công nghệ thông tin; các thủ thuật, kinh nghiệm về sử dụng máy tính và các bài viết về công nghệ. Mình chắc rằng ở đây có rất nhiều thứ hay ho để các bạn tham khảo đấy nhé

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *