Một thuật ngữ không xa lạ với dân nhiếp ảnh đúng không nào. Hôm nay Suong xin được chia sẻ đôi điều về Tripod nha.

Đang xem: Tripod là gì, cấu tạo và công dụng của

Tripod là gì?

*

Tripod là gì?

Camera tripod chính là chân máy ảnh. Chân máy ảnh là công cụ khá cần thiết cho nhiếp ảnh phong cảnh giúp cho hệ thống ổn định, không rung lắc nhằm tạo ra những bức ảnh có chất lượng tốt hơn.

KHI NÀO THÌ CẦN SỬ DỤNG CHÂN MÁY ẢNH?

Rất nhiều người sẽ nói rằng, đâu nhất định phải có chân máy ảnh mới có thể chụp ảnh được. Đúng là như thế không phải nhất thiết có chân máy mới có thể chụp được hình. Nhưng trong những trường hợp bạn muốn có bức ảnh đẹp, hay tạo hiệu ứng cho ảnh, đặc biệt đối với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thì chân máy ảnh là điều không thể thiếu.

*

Tại sao bạn cần phải có 1 chân máy ảnh?

Trong những trường hợp sau bạn cần thiết phải trang bị cho mình ít nhất 1 chân máy ảnh:

– Phơi sáng dài

– Hạn chế sự suy giảm nét của ảnh (hay nói cách khác là tăng cường độ nét của ảnh so với chụp không dùng chân máy ảnh).

Xem thêm: Stratis Coin Là Gì ? Sự Khác Biệt Của Đồng Tiền Ảo Strat Stratis Coin Là Gì

– Gia tăng độ sâu trường ảnh ở điều kiện môi trường thiếu sáng khi chụp tốc độ chậm.

– Lắp đặt các hệ thống máy ảnh to, nặng như các ống kính tiêu cự dài

-Chụp với ống kính Tele

– Tăng cường chất lượng hình ảnh bằng cách giảm ISO đến mức thấp nhất. Đồng thời đạt được dãy màu (Dyamic range) cao nhất

– Cho phép bố cục góc chụp, lựa chọn khung hình một cách chính xác nhất, điều này giúp chúng ta không phải cắt bỏ hình khi bố cục lại làm suy giảm mật độ độ điểm ảnh ảnh hưỡng nhiều đến việc in ấn ảnh chất lượng cao.

– Dùng để chụp phong cảnh ban đêm, tốc độ chậm.

Xem thêm: Thuốc Tobicom Là Thuốc Gì ? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi

– Dùng để tự chụp cá nhân hoặc chụp nhóm

– Chụp từ trên cao

– Khi chụp cận cảnh, chuyển động, ảnh thể thao, hay thiên nhiên

Ý nghĩa của các thông số chân máy ảnh như thế nào?

Các thông số cơ bản trên chân máy ảnh bao gồm :

Sức chịu tải: Là khả năng chịu tải các thiết bị của chân máy, thông thường sức chịu tải càng cao là càng tốt, Tuy nhiên tải trọng ở đây chỉ mang tính tham khảo vì do từng nhà sản xuất đưa ra, không có việc thống nhất cách đo đánh giá, thậm chí là thổi phồng quá mức mang tính thương mại cao của hầu hết các thương hiệu đến từ Trung Quốc

Cân nặng: Trọng lượng của chân máy quyết định đến việc mang vác khi di chuyển và tính ổn định của chân máy trong điều kiện có gió hoặc sóng biển

Chiều cao tối đa: Ảnh hưỡng đến địa hình chụp ảnh, nhu cầu về góc chụp

Độ cao tối thiểu: Góc máy thấp nhất có thể hạ xuống được, với nhu cầu chụp ảnh biển, sông hồ cần soi bóng hoặc chụp sao đêm cần sử dụng góc thấp rất nhiều

Chế độ gấp gọn: Khả năng gấp dọn để dễ dàng di chuyển và vận chuyển bằng đường hàng không thuận tiện

Mức độ linh hoạt: Khả năng thay đổi góc chụp, tư thế theo nhiều chiều hướng khác nhau. Thông thường mức độ linh hoạt càng cao thì mức độ bền vững, độ bền càng thấp

Khả năng bảo trì: Khả năng vệ sinh, sửa chữa, thay thế các phụ tùng của chân máy ảnh

Mức độ bền vững, chắc chắn: Khả năng chịu được rung động do tác động bên ngoài như gió, sóng biển… đây là yếu tố quan trọng bậc nhất để cho chất lượng hình ảnh cao nhất nhưng không được đề cập trong bảng thông số và rất khó xác định

Độ bền: Khả năng chống chọi va đập, an mòn, chịu mỏi của chân máy. Điều này tương tự như mức độ bền vững, thường không được đề cập đến

Mức độ thuận tiện: Bao gồm vận hành trơn tru, chính xác, dễ dàng, nhanh chóng. Tương tự như độ bền ở trên, thường rất ít được đề cập

Trên đây là một số thông tin Monkey muốn chia sẻ về chân máy ảnh. Hy vọng, bài viết trên của Monkey sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cho riêng mình. Hãy chia sẻ bài viết để lưu lại khi cần thiết nhé hay chia sẻ nó với bạn bè của bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *