Vong Linh Là Gì?

☆ Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống… Y dược học Việt Nam, Tham gia đăng bán sản phẩm tại Chợ Dược Liệu Việt Nam

Vong Linh Là Gì?
Con người sau khi chết, nếu không thể vượt phàm nhập thánh thì nói chung liền trở thành vong linh. Bây giờ nói đến siêu độ vong linh, trước tiên cần nói rõ về tính chất của vong linh. #gocnhintangphat.com #Đông_tây_y

*

Địa Tạng Vương Bồ Tát

Chủ thể sinh mệnh của con người sau khi chết gọi là vong linh. Theo quan niệm chung của dân gian thì cho rằng, con người sau khi chết rồi sẽ thành quỷ và mãi mãi làm quỷ; theo Phật giáo thì hoàn toàn không tiếp nhận quan niệm như thế, nếu không thì đã không bàn đến hai chư siêu độ.

Đang xem: Tra từ: vong là gì, vọng là gì, nghĩa của từ vọng

Phật giáo xem thấy chúng sinh trong coi phàm, được gộp chung lại rồi chia thành sáu loại lớn: trời, người, a-tu-la, ngạ quỷ, bàng sinh (các động vật: trâu, ngựa, côn trùng ruồi, kiến…), địa ngục,v.v. ở trong sáu loại này cứ chết đi sống lại mãi gọi là sự luân hồi trong sáu đường. Vì vậy, sau khi chết đi, con người chỉ có một phần sáu khả năng thành quỷ.

Phật giáogiúp cho con người vượt lên và độ thoát khỏi vong sinh tử luân hồi trong sáu đường nên gọi là siêu độ.Tuy nhiên, hàng phàm phu sau khi chết, ngoài những người phạm tội cực ác lập tức rơi vào địa ngục thì những người có nhiều công đức lành sẽ sinh lên cõi trời; nhưng người bình thường khác đều chẳng thể lập tức chuyển sinh; những vong linh chưa chuyển sinh được cũng chẳng phải là quỷ mà trong

Phật giáo gọi đó là thân trung hữu hoặc là thân trung ấm, tức là một loại thân trong quá trình từ sau khi chết đến chuyển sinh. Thân trung ấm này thường bị mọi người nhận lầm là hồn ma. Thật ra, nó là một thể chất có tám linh nhờ nương vào thể khí mong manh mà tồn tại, hoàn toàn chẳng phải là hồn ma.Thời gian tồn tại của thân trung ấm thông thường là 49 ngày, trong giai đoạn này, họ chờ đợi cơ duyên thành thục để chuyển sinh.

Vì thế, trong khoảng thời gian 49 ngày sau khi người ta chết đi, họ hàng thân quyến, bạn bè nên làm Phật sự cho họ thì sẽ có lợi ích rất lớn. Nên đem những của cải mà lúc sinh thời vong linh yêu quý, cúng dường cho Phật giáo,cứu giúp người nghèo khổ, bệnh tật, đồng thời nói rằng, làm các công đức này là để cho vong linh siêu thoát.

Xem thêm: 7 Cách Khắc Phục Chân Vòng Kiềng Là Gì ? Cách Khắc Phục Hiệu Quả Cho Bé

Vong linh có thể nhờ đó mà tái sinh đến cảnh giới tốt đẹp hơn. Thế nên , Phật giáo chủ trương siêu độ vong linh, tốt nhất là trong khoảng thời gian 49 ngày. Nếu như để sau khoảng thời gian đó mới làm Phật sự, thì đương nhiên vẫn có lợi ích nhưng chỉ tăng thêm phước đức cho họ, chứ không thể thay đổi khác đi loại thân hình hay cảnh giới mà họ đa chuyển sinh.

Ví dụ như một người lúc sinh tiền làm quá nhiều điều ác, nhất định đời sau phải sinh làm trâu hoặc heo, thì ngay trong thời gian 49 ngày sau khi chết đi, nếu có bạn bè, người thân thích tổ chức Phật sự lớn cho họ và khiến cho họ đang ở trong giai đoạn thân trung ấm nghe được người xuất ra tụng kinh, nhân đó mà hiểu được một số đạo lý Phật pháp và sám hối lỗi lầm, chuyển tâm hướng thiện, thì họ có thể thoát khỏi cảnh làm trâu, làm heo và được sinh làm người.

Xem thêm: Bạn Đang Yêu Thực Dụng Là Gì ? Thế Nào Là Người Sống Thực Dụng

Nếu như sau khi vong linh đã sinh vào đàn trâu hay vào chuồng heo rồi, người thân mới làm Phật sự cho họ thì chỉ có thể thay đổi hoàn cảnh sinh sống của họ trong loài trâu hay loài heo đó, khiến họ được ăn uống no đủ, không làm việc vất vả, cho đến lúc thoát khỏi cái khổi bị làm thịt, hoặc được người phóng sinh; nếu như đã sinh vào cõi người thì phước đức đó có thể giúp cho họ được dồi dào sức khỏe, họ hang bạn bè yêu mến, sự nghiệp thuận lợi; nếu như đã sinh vào cõi Tây phương Cực lạc thì cung có thể khiến cho họ được phẩm vị cao hơn, sớm được thành Phật.

Nguyện đem công đức nàyHồi hướng khắp pháp giớiVô biên chúng hữu tìnhPhát tâm nương về PhậtHiện đời tâm an lạcNgười thấy đều tôn kínhLâm chung được phước lànhSen báu hiện vãng sinh.NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *