Thế giới trong thần thoại Bắc ÂuChín thế giớiCác địa danh khácCác nhân vật trong thần thoại Bắc ÂuNhóm thần ÆsirNam thần (Áss)Nữ thần (Ásynja)Nhóm thần VanirCác thần khácValkyrjaCác sinh vật khácKhổng lồNgười lùnQuái vậtCổ ngữ RuneEdda
Yggdrasil (1825) – tranh của Finnur Magnússon
Các tên gọi khác: Yggdrasil, Mímameiðr, Læraðr.
Đang xem: Cây tần bì yggdrasil là gì, yggdrasil (cây Đời hoặc cây thế giới)
Yggdrasill, hay cây vũ trụ, cây thế giới, là cây tần bì khổng lồ, luôn luôn xanh tươi, đứng ở vị trí trung tâm của vũ trụ trong thần thoại Bắc Âu. Cây Yggdrasill chống đỡ vũ trụ, và các rễ của nó liên kết chín thế giới lại với nhau. Hình ảnh cây thế giới xuất hiện nhiều trong thần thoại của các nước khác nhau, như cây Égig érő fa của Hungary, cây Irminsul của người Saxon, cây Ağaç Ana của thần thoại Turk, cây sung Aśvattha của người Hindu, hay cây sồi trong thần thoại Slav và Phần Lan.
Cái tên Yggdrasill có nghĩa là “chiến mã của Yggr”, trong đó Yggr (“kẻ khủng khiếp”) là một tên gọi khác của Óðinn, còn drasill có nghĩa là ngựa. Nguồn gốc và ý nghĩa của cái tên Yggdrasill hiện vẫn còn gây nhiều tranh luận. Yggdrasill còn được gọi là Mímameiðr (“cây của Mímir”) – một cây có cành vươn tới mọi vùng đất, và trên đó là nơi con gà trống Víðópnir làm tổ (theo Fjölsvinnsmál); hoặc Læraðr – cây mọc trên nóc Valhalla, có tán lá làm thức ăn cho dê Heiðrún và hươu Eikþyrnir. Sương rơi từ cây Yggdrasill xuống trần gian được gọi là dịch ngọt (honey-dew).
Xem thêm: Nghĩa Của Từ Unplug Là Gì ? Nghĩa Của Từ Unplugging Trong Tiếng Việt
Cây Yggdrasill có 3 rễ lớn chống đỡ mọc theo ba hướng: một rễ vươn tới Niflheimr, một rễ tới Jötunheimr, còn rễ thứ ba tới Ásgarðr. Theo Grímnismál, rễ cây thứ ba thực chất nằm ở Miðgarðr – thế giới của loài người. Dưới ba rễ cây này là ba cái giếng/dòng suối: giếng Mímisbrunnr nằm dưới rễ cây tại Jötunheimr, giếng/suối Hvergelmir nằm dưới rễ cây ở Niflheimr, và giếng Urðarbrunnr dưới rễ cây ở Ásgarðr. Giếng Mímisbrunnr do người khổng lồ Mímir canh giữ, nước giếng chứa đựng sự khôn ngoan và thông thái, nên Óðinn đã chịu hy sinh một con mắt để đổi lại một hớp nước từ giếng này. Giếng/suối Hvergelmir ở Niflheimr là ngọn nguồn của mọi dòng nước trên thế gian, sinh ra từ dịch lỏng chảy ra từ sừng của hươu Eikþyrnir. Theo thiên Gylfaginning trong tập Prose Edda, từ Hvergelmir chảy ra chín dòng sông là Svöl, Gunnthrá, Fjörm, Fimbulthul, Slidr, Hríd, Sylgr, Ylgr, Víd, Leiptr, và Gjöll. Giếng Urðarbrunnr nằm tại Ásgarðr, là một trong những nơi linh thiêng nhất tại đây. Ba nữ thần Norn cai quản số mệnh cư ngụ cạnh giếng này, ngày ngày dùng nước giếng tưới cho rễ cây Yggdrasill khỏi bị mục ruỗng. Ngày ngày, các vị thần bước qua cầu vồng lửa Bifröst để cùng nghị sự bên giếng Urðarbrunnr.
Trên cây Yggdrasill có một số sinh vật sinh sống. Theo bài thơ Grímnismál thuộc tập Poetic Edda, bốn con hươu có tên là Dáinn, Dvalinn, Duneyrr, và Duraþrór sống trên những cành cao nhất của cây Yggdrasill và gặm lá cây. Trên ngọn cây có một con chim đại bàng lớn, rất thông thái, đậu, và giữa hai mắt của con đại bàng này là một con chim ưng có tên là Veðrfölnir. Dưới rễ cây vắt qua Niflheimr là chốn ở của con rồng Níðhöggr, nơi nó ngày ngày gặm nhấm rễ cây. Con sóc Ratatoskr chạy lên xuống dọc theo thân cây Yggdrasill, chuyển lời đối đáp qua lại giữa Níðhöggr và con đại bàng vô danh trên ngọn cây, phần nhiều là những lời thóa mạ xúc phạm nhau. Cũng theo Grímnismál, Óðinn kể rằng dưới cây Yggdrasill có nhiều rắn hơn tưởng tượng, và liệt kê ra có Góinn và Móinn (các con trai của Grafvitnir), Grábakr và Grafvölluðr, Ófnir và Sváfnir. Óðinn cho biết rằng thần nghĩ con rắn này sẽ mãi mãi gặm nhấm cành cây Yggdrasill.
Xem thêm: Uber Delivery Là Gì ? Your Favorite Restaurants, Delivered Fast
Sau Ragnarök, tuy cây Yggdrasill có bị tổn hại nặng nề, nhưng nó đồng thời cũng trở thành nguồn cội cho sự sống mới trên thế gian, vì rừng Hoddmímis nơi hai người sống sót Líf và Lífþrasir ẩn náu có thể có liên hệ với cây Mímameiðr, tức là cũng rất gần với cây thế giới Yggdrasill.
Yggdrasil – khuyết danh
Cây Yggdrasil – khuyết danh
Yggdrasil (1847) – tranh của Paul Henri Mallet
Yggdrasil (1871) – tranh của Louis Huard
Cây tần bì Yggdrasil (1885) – tranh của Frederich Wilhelm Heine
Yggdrasil (1894) – tranh của A. Chase
Cây thế giới Yggdrasil (1895) – tranh của Lorenz Frølich
Yggdrasil (1920) – tranh của Franz Stassen
Rễ cây Yggdrasil (1984) – tranh của Alan Lee
Yggdrasil (1988) – tranh của Kevin Crossley-Holland
Yggdrasil (1988) – trích từ truyện tranh của Marvel
Yggdrasil (2007) – tranh của Joanne Harris
Yggdrasil (2011) – tranh của Dietwald Doblies