Cộng đồng JavaScript rất lớn, các lập trình viên cũng thường xuyên chia sẻ code hay thậm chí cả framework tạo thành 1 thư viện JavaScript. Vì số lượng quá nhiều nên không tránh khỏi rất loạn. Các công cụ quản lý thư viện ra đời nhằm mục đích quản lý thư viện đó. 1 trong các công cụ đó là Yarn. Vậy Yarn là gì chúng ta cùng tìm hiểu về nó nhé

Định nghĩ YARN là gì ?

YARNcông cụ quản lý thư viện javascript mã nguồn mở tốc độ cao, tin cậy và bảo mật nhằm thay thế NPM (Node Package Management). Được hình thành bởi các kỹ sư Facebook, Google, Exponent và Tilde, và đã được sử dụng thực tế mức Production tại các công ty trên.

Đang xem: Yarn là gì, tại sao yarn Đang thay thế dần npm

Trang chủ: https://yarnpkg.com/

Github: https://github.com/yarnpkg/yarn

*

Đây là dự án bắt đầu được viết từ tháng 1/2016, sau quãng thời gian thử nghiệm và hoàn thiện đã được mở ra thành mã nguồn mở, và thật không có gì ngạc nhiên khi với những tính năng nổi trội vượt bậc đã có 10.000 stars chỉ trong 1 ngày tại Github. Chứng tỏ sự thành công và là tín hiệu thay thế rõ ràng NPM.

ĐẶC TRƯNG CỦA YARN

Tốc độ: YARN sẽ tạo cache cho tất cả các gói đã được tải về, và tải đồng thời nhiều gói cùng lúc nên tốc độ download rất nhanh.

Tin cậy: sử dụng tập tin lock (tương tự composer) với format chi tiết nhưng ngắn gọn, đảm bảo tính nhất quán khi cài đặt các gói giữa các hệ thống (ví dụ máy dev và máy chủ)

Bảo mật: sử dụng checksum để đảm bảo tính nguyên vẹn của code trước khi nó được thực thi.

Xem thêm: Cách Để Thư Giãn Là Gì Và Nó Khác Với Massage Như Thế Nào? Lợi Ích Của Thư Giãn Với Sức Khỏe Và Giảm Stress

TÍNH NĂNG CỦA YARN

Offline mode: khi đã tải về, YARN sẽ cache lại và khi có thể cài đặt lại không cần internet.

Deterministic: các gói thư viện sẽ được cài đặt nhất quán cho dù thứ tự cài đặt khác nhau cho tất cả các máy

Network Performance: sử dụng hiệu quả hàng đợi các request và tránh waterfall các request để tối ưu tốc độ mạng.

Multiple Registries: cài đặt các gói từ các registries như Bower hay NPM đều đảm bảo workflow giống nhau.

Xem thêm: Đâu Là Sự Khác Biệt Giữa Thánh Truyền Là Gì ? Cap I Training: Thánh Truyền

Network Resilience: nếu một request bị fail thì nó không làm cho tiến trình bị dừng lại, khác với npm là nếu npm bị lỗi thì bị dừng lại., không những vậy mà còn có khả năng cố gắng thử lại.

Flat Mode: giải quyết việc không đồng nhất phiên bản của các gói thành 1 gói để tránh tạo trùng lặp

Việc cài đặt Yarn các bạn tham khảo ở bài viết này nhé : Hướng dẫn install yarn qua npm hoặc yarnpkg

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *