*

Việc sử dụng xanh methylen bôi lên các nốt mụn thủy đậu là khá phổ biến. Vậy khi bị thủy đậu bôi xanh methylen có thực sự đem lại hiệu quả như chúng ta nghĩ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn, giới thiệu cho bạn một số sản phẩm có thể lựa chọn sử dụng để thay thế xanh methylen.

Đang xem: Thuốc sát khuẩn methylene blue ( xanh methylen là gì, bạn Đã biết hết tác dụng của thuốc xanh methylen

I. Xanh methylen là thuốc gì?

Xanh methylen (methylthioninium clorua) là một chất có thể dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc thuốc nhuộm. Thuốc có thể được bào chế dưới dạng viên nén, dung dịch tiêm hay dung dịch bôi da. 

Với bệnh thủy đậu, xanh methylen được dùng làm thuốc sát khuẩn, bào chế dưới dạng dung dịch sử dụng ngoài da.

Có hai dạng bào chế mà người bệnh thủy đậu có thể lựa chọn:

Dung dịch xanh methylen 1%: được pha chế từ xanh methylen và nước tinh khiết.Dung dịch milian: được pha chế từ xanh methylen, tím gentian, cồn 96 độ và nước tinh khiết.

*

Tác dụng của xanh methylen:

Sát khuẩn ngoài da để hỗ trợ điều trị một số bệnh nhiễm virus như thủy đậu, sởi, zona…Điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn ngoài da nguyên nhân là tụ cầu, liên cầu: viêm da, chốc lở…Sử dụng xanh methylen dạng viêm hoặc dung dịch tiêm điều trị methemoglobin huyết, nhiễm độc cyanid, nitroprussiat.Ngoài ra, xanh methylen còn được sử dụng trong nhuộm mô tế bào thực vật, vi khuẩn, nấm…

II. Ưu nhược điểm khi dùng xanh methylen điều trị thủy đậu 

1. Ưu điểm khi sử dụng xanh methylen điều trị thủy đậu

Với xanh methylen, khi sử dụng để điều trị thủy đậu sẽ mang lại những ưu điểm:

Giá rẻ, có thể dễ dàng mua được tại các quầy thuốc, siêu thị mà không cần đơn của bác sĩ.Có thể sử dụng dễ dàng, phù hợp với mọi lứa tuổi kể cả trẻ em và người già.An toàn, ít tác dụng phụ, ít gây kích ứng. Không làm tổn thương các mô hạt, có thể sử dụng cho các vết thương hở.Có tác dụng sát khuẩn, làm se các tổn thương khi mụn thủy đậu bị vỡ.

2. Nhược điểm khi sử dụng xanh methylen chữa thủy đậu

Tác dụng kháng khuẩn yếu, ít hiệu quả, thời gian tác dụng chậm.Gây mất thẩm mỹ vì việc sử dụng xanh methylen sẽ để lại những chấm xanh trên da. Nếu không cẩn thận, khi sử dụng, thuốc có thể dính lên áo quần, vật dụng.Không thể sử dụng cho những mụn nước mọc trong niêm mạc miệng. Với người có làn da nhạy cảm, xanh methylen có thể gây kích ứng nhẹ trên da. Đặc biệt là dung dịch milian chứa 96% cồn, không chỉ tăng khả năng kích ứng mà còn gây khô da và khiến bệnh nhân thấy đau rát khi sử dụng trên những nốt mụn đã vỡ.Theo khuyến cáo, xanh methylen chỉ được sử dụng khi những nốt mụn đã vỡ. Do đó, xanh methylen vẫn còn rất nhiều hạn chế khi sử dụng với mục đích kháng khuẩn. 

III. Khi bị thủy đậu nên bôi gì?

Khi bị thủy đậu, nếu sử dụng các dung dịch kháng khuẩn ngoài da, người bệnh nên sử dụng những dung dịch có khả năng kháng khuẩn mạnh, không gây kích ứng, không nhuộm màu da. Những sản phẩm được khuyên dùng là:

1. Chlorhexidine 

*

1.1. Ưu nhược điểm của sản phẩm chlorhexidine 

Ưu điểm:

Cho tác dụng rộng, có thể tác động trên cả cả nấm, vi khuẩn, virus.Nhanh phát huy tác dụng.

Nhược điểm:

Tác dụng trên nấm, bào tử yếu.Có thể kích ứng với làn da nhạy cảm.Cản trở sự tái tạo của các vết thương, không sử dụng được cho các vết thương hở.

1.2. Cách sử dụng

Chỉ sử dụng cho những nốt mụn thủy đậu chưa vỡ. Cách dùng: làm sạch các nốt thủy đậu.Lấy bông tăm thấm một ít dung dịch chlorhexidine, rồi chấm đều lên các mụn nước.

2. Thuốc tím 

*

2.1. Ưu nhược điểm của thuốc tím

Ưu điểm:

Dễ tìm mua, giá thành rẻ.Sử dụng với một số bệnh nhiễm trùng da, sát trùng vết thương.

Nhược điểm:

Không dùng được cho vết thương hở.Người dùng phải tự pha loãng với tỷ lệ 1/10.000, nếu nồng độ quá cao có thể gây ra các tổn thương da.Khả năng kháng khuẩn yếu, hiệu quả không cao trên nấm, virus.Gây mất thẩm mỹ vì có khả năng nhuộm màu da.Nguy cơ gây kích ứng và tổn thương da.

2.2. Cách dùng

Pha loãng thuốc tím với nước, tỷ lệ 1/10.000.Làm sạch qua vùng da cần dùng thuốc.Lấy băng gạc hoặc bông tăm thấm dung dịch, chấm lên vùng da trên. Có thể sử dụng ngày 2-3 lần, có thể bôi vùng rộng quanh chỗ da tổn thương 3-4 cm.

3. Gel làm sạch và sát khuẩn Su Bạc

*

Với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, tái tạo và làm lành các vết thương trên da, gel làm sạch và sát khuẩn Subạc thường được sử dụng để giảm tình trạng thâm, sẹo. Với bệnh nhân thủy đậu, sử dụng Subạc giúp làm giảm các vết sẹo để lại do mụn nước, kháng khuẩn hạn chế bội nhiễm.

Xem thêm: Web Api Là Gì – 3 Đặc Điểm Cơ Bản Của Api

3.1. Ưu – nhược điểm của gel làm sạch và sát khuẩn Su Bạc

Ưu điểm:

Kháng khuẩn kéo dàiKhông màu, không gây mất thẩm mỹ khi sử dụng.

Nhược điểm:

Tác dụng kháng khuẩn và chống viêm ở mức độ trung bình Không dùng được cho những nốt mụn trong khoang miệng Tá dược chitosan trong thành phần có thể gây kích ứng với làn da nhạy cảm. 

3.2. Cách dùng

Làm sạch vùng da cần bôi gel Su Bạc bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý.Lấy một lượng gel vừa đủ, thoa đều lên da.Nên bôi gel 2-3 lần/1 ngày để có hiệu quả tốt nhất.

4. Bộ sản phẩm Dizigone

*

4.1. Dung dịch kháng khuẩn ion Dizigone

Dung dịch Dizigone là dung dịch kháng khuẩn, được tạo ra dựa trên công nghệ kháng khuẩn ion – công nghệ EMWE. Đây là công nghệ kết hợp dòng điện đơn cực và muối khoáng tạo ra các ion và chất oxy hóa như HClO, ClO-, HO*… Các phân tử này có khả năng tiêu diệt mầm bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đối với bệnh nhân thủy đậu, Dizigone là sản phẩm kháng khuẩn, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, rút ngắn thời gian chữa bệnh, hạn chế được biến chứng thủy đậu.

4.1.1. Ưu – nhược điểm của việc sử dụng dung dịch Dizigone

Ưu điểm:

Tác dụng mạnh, có thể tiêu diệt 99.99% vi khuẩn.Thời gian cho tác dụng nhanh, chỉ khoảng 30 giây.An toàn không gây kích ứng, không gây cảm giác đau, xót sau khi dùng.Không làm tổn thương mô hạt, không gây tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài.Dung dịch trong suốt, không nhuộm màu da sau khi sử dụng.Có thể sử dụng để vệ sinh khoang miệng nếu có mụn nước xuất hiện tại niêm mạc miệng.

Nhược điểm: Có mùi clorid nhưng tương đối dễ chịu.

4.1.2. Cách dùng

Với các mụn nước ngoài da: pha loãng dung dịch với nước ấm, tỷ lệ 1:2. Dùng dung dịch đã pha để vệ sinh các mụn thủy đậu, để khô tự nhiên, không cần rửa lại với nước.Với các vết thương hở do chà sát, các mụn thủy đậu bị vỡ: có thể dùng trực tiếp dung dịch trên những vùng da này.Với các mụn nước tại niêm mạc miệng: súc miệng với dung dịch Dizigone khoảng 30 giây. Không cần súc miệng lại với nước.

4.2. Kem kháng khuẩn Dizigone Nano Bạc

Một sản phẩm khác đến từ thương hiệu Dizigone là kem kháng khuẩn Dizigone Nano Bạc. Sản phẩm có tác dụng kháng khuẩn, dưỡng ẩm, hỗ trợ làm lành các vết thương, hạn chế để lại sẹo.

4.2.1. Ưu điểm của kem kháng khuẩn Dizigone Nano Bạc.

An toàn, không gây tình trạng kích ứng.Dưỡng ẩm da, tạo cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân thủy đậu.Hiệu quả kháng khuẩn, chống viêm tốt hơn so với xanh methylen, povidone iod…Không màu, không gây mất thẩm mỹ khi sử dụng.Làm dịu da, giảm ngứa nhanh chóng. Giúp kích thích phục hồi và tái tạo da, ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả. 

4.2.2. Cách sử dụng

Lấy một lượng kem vừa đủ, thoa đều lên vùng da bị tổn thương hoặc có mụn thủy đậu sau bước lau dung dịch kháng khuẩn dizigone. Nên bôi kem 3-4 lần một ngày để đạt hiệu quả cao nhất.

Xem thêm: Chỉ Số Đường Huyết Là Gì – Chỉ Số Đường Huyết Bình Thường Là Bao Nhiêu

Xanh methylen là một thuốc được sử dụng cho bệnh nhân thủy đậu để sát khuẩn, làm săn se các vết thương. Đây là loại thuốc an toàn, dễ mua, dễ sử dụng. Tuy vậy, hiệu quả của nó mang lại không cao, lại gây mất thẩm mỹ cho người sử dụng. Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm đã khắc phục được những nhược điểm của xanh methylen mà vẫn đảm bảo được hiệu quả sát khuẩn mạnh, không gây kích ứng da như các sản phẩm của Dizigone, gel sát khuẩn Su Bạc… Bạn có thể hoàn toàn yên tâm với hiệu quả điều trị mà không lo về vấn đề thẩm mỹ khi sử dụng thuốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 19009482 để được giúp đỡ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *