It looks like your browser does not have JavaScript enabled. Please turn on JavaScript and try again.
Đang xem: World bank là gì, ngân hàng thế giới
Ngân hàng Thế giới (World Bank) là một tổ chức tài chính quốc tế nơi cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn. Ngân hàng Thế giới tuyên bố mục tiêu chính của mình là giảm thiểu đói nghèo.
Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group), thường được gọi tắt là Ngân hàng Thế giới, viết tắt là WB, là một tổ chức tài chính đa phương có mục đích trung tâm là thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển bằng cách nâng cao năng suất lao động ở các nước này.
Xem thêm: Ttql Là Gì ? Ý Nghĩa Của Từ Ttql Giải Thích Ý Nghĩa Của Ttql
Tháng 7/1944, đại biểu của 44 nước họp tại Britơn Ut (Bretton Woods) ở Niu Hampsơ (New Hampshire, Hoa Kỳ) đã sáng lập ra Ngân hàng quốc tế Về khôi phục và phát triển (IBRD) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm xây dựng lại và hỗ trợ trật tự kinh tế và tài chính quốc tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (hai thể chế này, vì vậy, còn gọi là Thể chế Britơn Ut). Bắt đầu hoạt động từ 1946, Ngân hàng Thế giới có quan hệ chặt chẽ với Quỹ Tiền tệ quốc tế, thành viên của Ngân hàng Thế giới cũng là thành viên của Quỹ Tiền tệ quốc tế. Hiện nay, Ngân hàng Thế giới có hơn 40 văn phòng đặt tại các nước.
Cơ quan cao nhất là của WB Hội đồng Quản trị. Cơ quan chấp hành là Ban Giám đốc. Trụ sở đặt tại Oasinhtơn (Hoa Kỳ). Có phân ban tại Tôkyô (Nhật Bản) và Pari (Pháp). Việt Nam là thành viên từ 1976. Các Tổng giám đốc. Như một thông lệ, các tổng giám đốc của WB đều do đương kim tổng thống Hoa Kỳ chỉ định Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (tên gọi đầy đủ của chức vụ này là “Phó tổng giám đốc phụ trách phát triển và kinh tế học, nhà kinh tế trưởng”) là cấp bậc quản lý cao nhất về chuyên môn trong Ngân hàng Thế giới. Người giữ chức vụ này là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất tới kinh tế thế giới, và thường là những học giả kinh tế xuất chúng.
Chức năng của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện. Nhóm Ngân hàng thế giới bao gồm năm tổ chức:
2) Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA),được thành lập năm 1960 chuyên cung cấp tài chính cho các nước nghèo;
3) Nghiệp đoàn Tài chính quốc tế (IFC), thành lập năm 1956 chuyên thúc đẩy đầu tư tư nhân ở các nước nghèo;
4) Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA), thành lập năm 1988 nhằm thúc đẩy FDI vào các nước đang phát triển
5)Trung tâm quốc tế Giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID), thành lập năm 1966 như một diễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư.
Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển thông qua trợ giúp kĩ thuật, cho vay vốn dự án đối với các chính phủ.
Huy động vốn từ những thị trường tài chính quốc tế và sử dụng chúng trong các dự án phát triển ở các nước đang phát triển. Tất cả các khoản vay của WB đều phải hoàn trả với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường.
Xem thêm: Thượng Đế Và Tạo Hóa Là Gì ? Nghĩa Của Từ Tạo Hóa Trong Tiếng Việt
1) Vay vốn đầu tư: dựa trên những dự án của chính phủ các nước tiếp nhận. Khoản vốn này có lãi suất cao hơn lãi suất thị trường với thời hạn 15 – 20 năm; thời gian ân hạn tới 5 năm.
2) Vay vốn điều chỉnh: trợ giúp chương trình cải cách kinh tế của các nước tiếp nhận nhằm khôi phục tăng trưởng kinh tế và cán cân thanh toán của nước đi vay. Kể từ khi có suy thoái kinh tế toàn cầu những năm 1980, WB mở rộng phạm vi hoạt động cho vay tới những khoản vay điều chỉnh ngành và cơ cấu.
3) Đồng tài trợ: WB phối hợp với khu vực tư nhân, tổ chức song phương hoặc đa phương, và các tổ chức chính phủ tài trợ cho một số chương trình của mình.
4) Quỹ tín thác: được đóng góp từ những quốc gia tài trợ, tổ chức đa phương, các tổ chức phi chính phủ, quỹ và tổ chức tư nhân khác tập trung vào những dự án trợ giúp kĩ thuật ở các nước đang phát triển. Hiện nay, IBRD có trên 850 quỹ tín thác.
5) Trợ giúp kĩ thuật: cung cấp nguồn lực và chuyên gia cho các nước đang phát triển để xây dựng những thể chế cần thiết cho quá trình phát triển.
Những chương trình này tập trung vào phát triển khu vực tư nhân, bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo. Trợ giúp kĩ thuật chiếm khoảng 10% các khoản cho vay. Chỉ cho vay đối với các nước thành viên; nếu là tư nhân vay thì phải được nhà nước bảo lãnh, vv.
Mục đích cho vay không chỉ nhằm thăng bằng cán cân thanh toán và phát triển kinh tế, mà còn nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế về tiền tệ. Việc xây dựng hệ thống thanh toán nhiều bên, tạo sự ổn định của ngân hàng căn cứ vào số cổ phần của mỗi nước thành viên. Lợi dụng đa số phiếu, các nước phương Tây thường lái các hoạt động của tổ chức này theo hướng có lợi cho họ cả về kinh tế và chính trị.
Tính đến tháng 2 năm 2012, các khoản cam kết tài chính của Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam (bao gồm cả IBRD và IDA) trị giá gần 15 tỉ đô la Mỹ cho 111 dự án.Các khoản tín dụng này tập trung vàolĩnh vực cơ sở hạ tầng, bao gồm giao thông và phát triển đô thị, phát triển nông thôn, năng lượng, quản lý tài nguyên nước, cải cách hành chính công, tài chính, giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội, và môi trường.
Xem theo ngày tháng Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Ngày 8 Ngày 9 Ngày 10 Ngày 11 Ngày 12 Ngày 13 Ngày 14 Ngày 15 Ngày 16 Ngày 17 Ngày 18 Ngày 19 Ngày 20 Ngày 21 Ngày 22 Ngày 23 Ngày 24 Ngày 25 Ngày 26 Ngày 27 Ngày 28 Ngày 29 Ngày 30 Ngày 31 Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Tháng 04 Tháng 05 Tháng 06 Tháng 07 Tháng 08 Tháng 09 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2021 Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 Xem