Giới thiệu Cơ cấu tổ chức Đào tạo Nghiên cứu Sáng tác Sinh viên 60 năm khoa ngữ văn

*
*
*
*
*
*
*
*
*

*

Online

02
*

Tổng

136,679

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP WEBQUEST

TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LÊ THỊ NGỌC ANH

Công cuộc đổi mới giáo dục cơ bản, toàn diện theo định hướng phát triển năng lực đã và đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức, đặc biệt trong dạy học Ngữ Văn, vốn là một địa hạt nhạy bén, đòi hỏi sự tinh tế, cẩn trọng trước những thay đổi và cũng là một môn học mà hiện trạng chứa đựng nhiều bất cập. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông là một trong tám năng lực cốt lõi mà học sinh phổ thông Việt Nam cần đạt và cũng là một định hướng đổi mới phương pháp tiếp tục được nhấn mạnh theo phương châm chú trọng hỗ trợ cho quá trình tự học của học sinh nhằm nâng cao năng lực cho người học. Webquest có thể được xem là một phương pháp dạy học hiện đại, tích cực đảm bảo thực hiện những định hướng và phương châm trên.

1. Phương pháp webquest

1.1. Khái niệm

Năm 1995, Bernie Dobge ở Đại học San Diego State University (Mỹ) đã xây dựng webquest trong dạy học. Các đại diện tiếp theo là Tom March (Úc) và Heinr Moster (Thụy Sĩ).

Có nhiều cách định nghĩa cũng như mô tả khác nhau về Webquest:

Theo nghĩa rộng, “Webquest được hiểu như một mô hình, một quan điểm về dạy học có sử dụng mạng internet.” (1)

Theo nghĩa hẹp, “Webquest được hiểu như một phương pháp dạy học (Webquest – Method)” (2)

Webquest là trang webquest được đưa lên mạng.

Với tư cách là một phương pháp, webquest được định nghĩa như sau:

“Webquest là một phương pháp dạy học, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ về một chủ đề phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn. Những thông tin cơ bản về chủ đề được truy cập từ những trang liên kết (internetlink) do giáo viên chọn lọc từ trước. Việc học tập theo định hướng nghiên cứu và khám phá, kết quả học tập được học sinh trình bày và đánh giá. Webquest là một phương pháp dạy học mới, được xây dựng trên cơ sở phương tiện dạy học mới là phương tiện công nghệ thông tin và internet. Trong tiếng Việt chưa có cách dịch hoặc cách dùng thuật ngữ thống nhất cho khái niệm này. Trong tiếng Anh. Web ở đây nghĩa là mạng, Quest là tìm kiếm, khám phá. Dựa trên thuật ngữ và bản chất của khái niệm có thể gọi Webquest là phương pháp Khám phá trên mạng. Webquest là một dạng đặc biệt của dạy học sử dụng truy cập internet.” (3)

Khi sử dụng khái niệm webquest với nghĩa là phương pháp dạy học cũng cần hiểu đây là một phương pháp phức hợp, trong đó sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như thảo luận nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề, ceminar…

1.2. Đặc trưng dạy học bằng phương pháp webquest

Webquest mang đặc trưng của phương pháp dạy học hiện đại, tích cực như chủ đề phải đảm bảo định hướng hứng thú, định hướng hoạt động, định hướng thực tiễn và có tính vấn đề.

Bên cạnh đó, chủ đề trong dạy học bằng webquest nhất thiết phải đủ lớn và có thể tìm được tài nguyên điện tử phong phú, đặc biệt là tài nguyên trên mạng internet; tài nguyên đó phải do giáo viên (GV) hoặc học sinh (HS) đề xuất nhưng phải được GV thẩm định trước khi giao cho HS sử dụng.

Đang xem: Webquest là gì, Ứng dụng webquest trong dạy học

+ Là phương pháp dạy học có tính phức hợp, đa phương pháp và đa hình thức dạy học; diễn ra trong thời gian ít nhất là 1-2 tuần; vừa thực hiện ở lớp vừa ở nhà, vừa trước, trong và sau giờ học…

+ Phương tiện học: bên cạnh phương tiện dạy học thông thường như sách giáo khoa, tài liệu tham khảo giấy; dạy học bằng webquest nhất thiết phải có phương tiện dạy học là máy tính có kết nối internet.

+ Kĩ năng của GV – HS: Bên cạnh các kĩ năng dạy – học, sử dụng phương pháp webquest đòi hỏi GV – HS phải có năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cơ bản.

2. Quy trình sử dụng phương pháp webquest trong dạy học đọc hiểu văn bản

Bước 1: Lựa chọn và giới thiệu chủ đề

Thông thường, một webquest bắt đầu với việc đặt ra tình huống có vấn đề đối với người học, giới thiệu ý nghĩa của vấn đề nhằm tạo động cơ cho người học, kích thích nhu cầu tự tìm hiểu. Chủ đề webquest có thể do GV đề xuất trên cơ sở hiểu rõ đối tượng người học hoặc do GV và HS “thương lượng” đề xuất.

Trong dạy học đọc hiểu văn bản, đặc biệt là các văn bản văn chương, GV phải biết cách kết nối thông điệp tác phẩm với những vấn đề nhân sinh, gần gũi với đời sống cũng như tâm hồn của HS. Chủ đề có thể thuộc từng bài học riêng lẻ như “Tình huống nhận thức và vấn đề “đôi mắt” trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu” hoặc nhiều bài học khác nhau như “Cái tôi trong Thơ mới qua “Vội vàng” (Xuân Diệu), “Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) và “Tràng Giang” (Huy Cận)”.

Bước 2: Xác định mục tiêu và nhiệm vụ:

Mục tiêu webquest phải bám sát mục tiêu bài học, môn học và đảm bảo tính vừa sức. Mục tiêu cần sát thực, có thể tạo ra những sản phẩm cụ thể như bài thuyết trình bằng word hoặc powerpoint; video, trang web…

Nhiệm vụ học tập không chỉ dừng lại ở khâu tổng hợp tài liệu mà quan trọng là HS phải biết trình bày cảm nhận, quan điểm, cách đánh giá của cá nhân và phải biết vận dụng bài học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống.

Theo Dobge có các dạng nhiệm vụ trong webquest như sau:

+ Tái hiện thông tin

+ Tổng hợp thông tin

+ Giải điều bí ẩn

+ Bài tập báo chí

+ Lập kế hoạch và thiết kế (nhiệm vụ thiết kế)

+ Lập ra các sản phẩm sáng tạo (bài tập sáng tạo)

+ Lập đề xuất thống nhất (nhiệm vụ tạo lập sự đồng thuận)

+ Thuyết phục những người khác (bài tập thuyết phục)

+ Tự biết mình (bài tập tự biết mình)

+ Phân tích các nội dung chuyên môn (bài tập phân tích)

+ Đề ra quyết định (bài tập quyết định)

+ Điều tra và nghiên cứu (bài tập khoa học)

Dạy học đọc hiểu văn bản ở THPT có thể đề xuất một số dạng nhiệm vụ cơ bản sau:

+ Tổng hợp trình bày tri thức đọc hiểu văn bản (tri thức văn học sử, lí luận văn học, văn hóa…)

+ Tổng hợp những đánh giá về văn bản đọc hiểu từ các bài phê bình, nghiên cứu, cảm nhận…

+ Trình bày cách tiếp nhận, đánh giá của cá nhân/nhóm HS về văn bản đọc hiểu hoặc điểm sáng thẩm mĩ cụ thể như tình huống truyện, hình tượng nhân vật,…

+ Trên quan điểm của văn bản để soi chiếu, đánh giá hiện tượng xã hội, giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống

Những nhiệm vụ trên được kết hợp thực hiện trong webquest để hoàn thành chủ đề.

Nhiệm vụ học tập của các cá nhân/nhóm cũng có thể cùng một vấn đề nhưng được đánh giá và giải quyết từ các góc nhìn, quan điểm khác nhau.

Bước 3: Giới thiệu, hướng dẫn nguồn tài liệu học tập.

GV chọn lọc và giới thiệu cho học sinh nguồn tài liệu mạng hết sức phong phú, đa dạng, linh hoạt dưới dạng các “internet link”. Ngoài ra, GV cũng có thể giới thiệu cho HS những tài liệu kĩ thuật số dưới dạng file word, video, powerpoint, pdf… Tài liệu có thể giao cho HS theo nhóm, theo nhiệm vụ; khuyến khích HS đề xuất nguồn tài nguyên nhưng trước khi đưa vào sử dụng, GV cần kiểm duyệt kĩ càng.

Bước 4: Thực hiện webquest

Căn cứ vào tiến trình thực hiện trong trang webquest, HS thực hiện các nhiệm vụ học tập theo cá nhân và theo nhóm, ở nhà và ở lớp đúng theo yêu cầu về thời gian, nội dung, cách thức thực hiện, sản phẩm…

Bước 5: Trình bày

HS trình bày sản phẩm học tập trước lớp bằng powerpoint hoặc các dạng văn bản khác. Sản phẩm này có thể đưa lên mạng nội bộ của lớp trước giờ học để các nhóm có thể tham khảo, chuẩn bị trao đổi, thảo luận; sau giờ học các nhóm sửa chữa, hoàn thiện và cập nhật lên mạng để tiếp tục trao đổi, đánh giá, tham khảo sau giờ học.

Bước 6: Đánh giá

Webquest phải mô tả cụ thể các tiêu chí cần thiết để đánh giá kết quả đạt được và các tiêu chuẩn nội dung mà người học cần hoàn thành.

Công cụ đánh giá tốt nhất trong dạy học Webquest là phiếu tự đánh giá (dành cho người học); ngoài ra có những tiêu chí GV đánh giá được đưa ra một cách cụ thể.

Xem thêm: Giày Đá Bóng Top End Là Gì, Nhờ Các Anh Chị Xem Giúp Em Câu Này Với Ạ

Phần đánh giá được thực hiện bởi GV và cả người học; trực tiếp trên lớp hoặc thông qua diễn đàn; bằng điểm số cụ thể hoặc thông qua các nhận xét.

Đặc biệt, dù dạy học bằng bất kì phương pháp nào thì cũng cần có phần kết luận, chốt lại vấn đề của GV, nhất là đối với phương pháp dạy học khuyến khích nhiều ý kiến trao đổi, phản biện của học sinh như webquest.

3. Cấu trúc webquest

Để dạy học nói chung và dạy học đọc hiểu văn bản nói riêng bằng phương pháp webquest nhất thiết phải có webquest. Webquest do GV thiết kế trên cơ sở “thương thảo” với người học và thường đưa lên mạng nội bộ để tổ chức quá trình học tập theo chủ đề của HS.

Webquest có thể được thiết kế dưới hình thức trang web hoặc đơn giản là file word, powerpoint… đưa lên mạng nội bộ hoặc chuyển qua mail, qua facebook… đến với người học.

Webquest càng cụ thể thì sự định hướng cho quá trình tự khám phá của HS càng dễ dàng, thuận lợi.

Cấu trúc webquest gồm 6 phần cơ bản

1. Giới thiệu: là lời dẫn nhập, giới thiệu chủ đề, nhiệm vụ học tập

2. Nhiệm vụ: cụ thể hóa chủ đề thành các nhiệm vụ cụ thể; những nhiệm vụ này sẽ được giao cho từng cá nhân hoặc từng nhóm HS thực hiện.

Ví dụ với chủ đề “Tình huống nhận thức và vấn đề “đôi mắt” trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu” có thể chia thành các nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Nhóm 1: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tình huống truyện

Mục tiêu: HS tự trang bị những tri thức đọc hiểu, cụ thể là tri thức lí luận về tình huống truyện gồm: Khái niệm, Phân loại, Ý nghĩa, Cách khai thác…

Nhóm 2: Nhiệm vụ 2: Tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa”: Nội dung tình huống, Nghệ thuật xây dựng tình huống

Mục tiêu: HS nắm rõ, phân tích, đánh giá được tình huống nhận thức trong “Chiếc thuyền ngoài xa” trên cả phương diện nội dung và hình thức; khái quát và đánh giá được tài năng, phong cách nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Nhóm 3: Nhiệm vụ 3: Ý nghĩa tình huống truyện và liên hệ thực tế vấn đề “đôi mắt” hay chính là cách nhìn, quan điểm đánh giá con người, cuộc sống…

Mục tiêu: HS đọc được thông điệp nhà văn muốn gửi gắm và rút ra được bài học nhận thức, vận dụng để lí giải hoặc giải quyết những tình huống đặt ra trong thực tiễn

3. Tiến trình – cách thực hiện: Thiết kế tiến trình thực hiện webquest

Mô tả cụ thể kế hoạch, quá trình học tập để hoàn thành nhiệm vụ, đưa ra chi tiết các bước, các công việc người học phải làm; có thể kèm thêm gợi ý, hướng dẫn về cách tổng hợp, phân tích tài liệu…

Ví dụ:

TT

NỘI DUNG

THỜI GIAN THỰC HIỆN

SẢN PHẨM

CÁCH THỰC HIỆN

1

Tiếp cận tài liệu (tùy theo nhiệm vụ cụ thể và nguồn tài liệu có được của từng nhóm)

2 ngày

Bản tóm tắt ý chính theo từng tài liệu hoặc theo vấn đề

Có thể chia tài liệu theo cá nhân làm việc độc lập

2

Lập đề cương vấn đề cần giải quyết

1 ngày

Bản đề cương

Làm việc độc lập sau đó tập hợp trao đổi, thống nhất bản đề cương của nhóm theo nhiệm vụ được giao

3

Trao đổi, phản hồi với GV, bạn học nhóm khác về những khó khăn, thắc mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện

1 ngày

Câu hỏi

Tập hợp câu hỏi theo nhóm và trao đổi với GV, bạn học nhóm khác thông qua groop lớp hoặc qua mail

4

Cụ thể hóa, triển khai đề cương

2 ngày

File powerpoint/word để trình bày

Làm việc cá nhân, mỗi cá nhân sẽ thực hiện những nội dung khác nhau

5

Tổng hợp kết quả làm việc cá nhân để giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm, sản phẩm học tập của nhóm có thể đưa lên group lớp trước giờ học để các thành viên nhóm khác tham khảo trước khi thảo luận

1 ngày

Kết hợp các file powerpoint/word

Làm việc nhóm ở nhà

6

Trình bày, thảo luận, tổng hợp kết quả làm việc của các nhóm để giải quyết trọn vẹn chủ đề

1 tiết

Bản tổng hợp, bổ sung, chỉnh sửa theo vấn đề

Các nhóm trình bày, thảo luận ở lớp, cùng với GV nhận xét, đánh giá và kết luận

7

Sửa chữa, trình bày trang web

1 ngày (sau tiết học)

Trang web

Mỗi nhóm phân công các thành viên đưa nội dung lên trang web

8

Trao đổi, đánh giá

Sau tiết học

Nhận xét cụ thể, câu hỏi…

Thực hiện qua diễn đàn

Trong bản quy quy trình thực hiện ở trên, nội dung (7) và (8) có thể có hoặc không tùy theo yêu cầu của GV hoặc năng lực, hứng thú người học.

Xem thêm: # Sát Lực Là Gì Đang Xảy Ra Với Chỉ Số Sát Lực Trong Liên Minh?

4. Tài nguyên: GV giới thiệu nguồn tài liệu học tập liên quan đến chủ đề, bài học cho HS theo nhiệm vụ hoặc theo từng giai đoạn thực hiện.

Ví dụ nguồn tài nguyên thực hiện webquest “Tình huống nhận thức và vấn đề “đôi mắt” trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu”:

– http://thuviengiaoan.vn/giao-an/khai-quat-ve-tinh-huong-truyen-trong-truyen-ngan-2282/

– http://tailieuvan.net/phan-tich-tac-pham-chiec-thuyen-ngoai-xa-cua-nguyen-minh-chau/

– http://vannghequandoi.com.vn/Van-hoc-voi-nha-truong/Chiec-thuyen-ngoai-xa-cua-Nguyen-Minh-Chau-6646.html

– http://thutrang.edu.vn/y-nghia-doan-ket-chiec-thuyen-ngoai-xa-nguyen-minh-chau

– http://www.vnq.edu.vn/tap-chi/van-hoa-nghe-thuat/1110-chiec-thuyen-ngoai-xa-net-doc-dao-cua-phong-cach-nguyen-minh-chau.html

– http://loigiaihay.com/phan-tich-tinh-huong-truyen-ngan-chiec-thuyen-ngoai-xa-cua-nguyen-minh-chau-c30a1304.html

– http://loigiaihay.com/hay-tim-nguyen-nhan-dan-den-tinh-trang-bao-luc-trong-gia-dinh-hang-chai-trong-truyen-ngan-chiec-thuyen-ngoai-xa-cua-nguyen-minh-chau-tinh-trang-do-gay-hau-qua-nhu-the-nao-doi-voi-tre-em-c30a1307.html

– http://loigiaihay.com/phan-tich-nghich-ly-trong-chiec-thuyen-ngoai-xa-c30a2922.html

http://hunganhqn.violet.vn/entry/show/entry_id/6046902

5. Đánh giá: Phần này GV nêu rõ tiêu chí – tiêu chuẩn đánh giá quá trình làm việc cũng như sản phẩm học tập của HS

Ví dụ: Phiếu tự đánh giá của HS khi thực hiện webquest “Tình huống truyện và vấn đề “đôi mắt” trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu”:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *