Thị trường tài chính luôn biến động vì vô vàn lý do khác nhau. Những biến động này có thể mang đến rất nhiều cơ hội giao dịch tiềm năng, mặc dù trông chúng có vẻ khó tận dụng lúc ban đầu. Tuy nhiên, điều kiện cần là chúng ta phải kiểm soát được cảm xúc (lòng tham, sự sợ hãi…) và đủ nhanh nhạy để nương theo hành động giá.
Đang xem: Volatility là gì, Định nghĩa, ví dụ, giải thích nghĩa của từ volatility
Có rất nhiều cách để xác định khi nào thị trường sẽ biến động mạnh; ngoài ra, cũng có rất nhiều chiến thuật mà chúng ta có thể sử dụng để quản lý vốn và kiếm lợi nhuận từ các biến động trên thị trường.
Những nhà giao dịch chuyên nghiệp nhất sẽ luôn hướng đến lợi ích lâu dài, và họ luôn có các nguyên tắc cũng như chiến thuật để sử dụng trong trường hợp diễn biến thị trường bắt đầu trở nên khó đoán.
Biến động là gì? Chu kỳ thị trường và tâm lý Làm thế nào để đo lường mức độ biến động? 5 mẹo giao dịch khi thị trường biến động mạnh Sử dụng CFD trong giai đoạn biến động Bảng chú giải thuật ngữ
Biến động là gì?
Biến động có thể xảy ra tại bất cứ thời điểm nào và trên bất kỳ thị trường nào. Chúng có thể dễ dàng phá vỡ những xu hướng ổn định hay khu vực tích lũy một cách bất ngờ và nhanh chóng.
‘Biến động’ nghĩa là gì?
Nó chính là việc giá tăng hoặc giảm một cách đột ngột tại một thời điểm nhất định. Biến động được đo lường bởi độ lệch chuẩn (giá lệch bao nhiêu so với giá trị trung bình).
Các giai đoạn biến động trên thị trường có “hình thù” như thế nào?
Khi biến động tăng lên, chúng ta sẽ thấy giá di chuyển rất mạnh theo một hướng, cùng với khối lượng tăng đột biến. Tại những thời điểm này, nhiều nhà giao dịch sẽ không muốn giữ các vị thế vì họ cho rằng giá có thể thay đổi nhanh chóng và biến các lệnh thắng thành thua.
Các nghiên cứu chuyên sâu về biến động chỉ ra rằng giá thường giảm hơn là tăng trong giai đoạn thị trường biến động mạnh.
Chu kỳ thị trường và tâm lý
Có rất nhiều yếu tố tạo nên biến động thị trường, chẳng hạn như các tuyên bố bất ngờ của Ngân hàng Trung ương, tin tức mới về doanh nghiệp hay kết quả kinh doanh của một công ty khác xa so với dự kiến. Tuy nhiên, yếu tố chính gây ra biến động giá là phản ứng của các nhà giao dịch, được dẫn dắt bởi tâm lý và suy nghĩ của họ.
Khi thị trường đang trong xu hướng tăng, các nhà giao dịch thường sẽ cảm thấy tự tin. Họ hài lòng với khoản lợi nhuận thu được và tin rằng thị trường sẽ tiếp tục duy trì đà tăng vô thời hạn. Đối với họ lúc này, giao dịch dường như là công việc tuyệt vời nhất thế giới, vì việc quản lý rủi ro và kiếm lợi nhuận trở nên quá dễ dàng. Nói cách khác, các nhà giao dịch thường trở nên tự mãn; điều này khiến họ mất cảnh giác với các tín hiệu cảnh báo.
Trong giai đoạn thị trường đảo chiều giảm, tâm lý hoàn toàn ngược lại. Các nhà giao dịch không tin rằng thị trường đang hình thành một xu hướng giảm mới, mặc dù các tín hiệu dường như cho thấy điều đó; chính sự phủ nhận này khiến họ trở nên lo lắng. Họ bắt đầu phá bỏ các kế hoạch và chiến thuật của mình, từ chối việc dừng lỗ. Tuy nhiên, khi đà giảm ngày càng mạnh hơn, sự tự tin trong họ cũng dần giảm xuống.
Cuối cùng, họ trở nên tuyệt vọng và buộc phải chấp nhận đầu hàng. Cách duy nhất để những nhà giao dịch này cảm thấy bớt đau đớn là đặt lệnh bán. Lúc này, họ dường như không thể suy nghĩ một cách lý trí được. Và cũng chính lúc này, câu nói kinh điển của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet phát huy tác dụng: “Hãy tham lam khi người khác sợ hãi, và hãy sợ hãi khi người khác tham lam”. Các “cá mập tài chính” và nhà đầu tư thông minh sẽ bắt đầu mua vào; trong khi đó, những nhà đầu tư non nớt vẫn đang liên tục bán ra trong tuyệt vọng.
Như bạn có thể thấy, lòng tham và sự sợ hãi là hai nhân tố chính tạo nên biến động thị trường. Chúng là nền tảng của hành động giá khi biến động xảy ra. Những tay lướt sóng, nhà giao dịch trong ngày và trader trung hạn đều hiểu rất rõ điều này.
Chính vì thế, việc nắm bắt tâm lý thị trường có vai trò cực kỳ quan trọng trong giao dịch và đầu tư tài chính.
Làm thế nào để đo lường mức độ biến động?
Như chúng ta đã biết, biến động là toàn bộ dao động giá trong một khoảng thời gian nhất định. Vì thế, có rất nhiều cách để các nhà giao dịch có thể đo lường độ biến độ. Một trong những cách phổ biến nhất là sử dụng chỉ số Biến động (VIX).
‘Biến động’ nghĩa là gì?
VIX đo lường kỳ vọng của thị trường đối với biến động trong 30 ngày tiếp theo của chỉ số S&P 500. Nó được tính toán dựa theo giá của các hợp đồng quyền chọn. Thông thường, VIX càng tăng thì thị trường chứng khoán sẽ càng biến động mạnh, và ngược lại. Nói một cách đơn giản, khi VIX tăng, chỉ số S&P 500 sẽ giảm, và đây thường là cơ hội tốt để các nhà giao dịch mua vào cổ phiếu.
VIX dưới mức 12 được coi là thấp, còn trên mức 20 sẽ bắt đầu được coi là cao. Mức kỷ lục trong ngày của chỉ số này là 89.5, được thiết lập vào năm 2008. Như vậy, chúng ta có thể so sánh mức hiện thời của VIX với các ngưỡng tiêu chuẩn trên để biết được mức độ biến động của thị trường. Chỉ số này còn có thể cho chúng ta biết thị trường đang tiên lượng như thế nào về mức độ biến động trong tương lai.
Bên cạnh VIX, còn có một vài chỉ số khác trên thị trường trái phiếu và tiền tệ cũng rất hữu ích trong việc đo lường mức độ biến động; chúng cũng được tính toán dựa trên giá của các hợp đồng quyền chọn.
Chỉ số Sợ hãi & Tham lam
Chỉ số VIX còn được tích hợp bên trong một công cụ đo nổi tiếng của CNN có tên là Sợ hãi & Tham lam. CNN đã xem xét 7 yếu tố khác nhau để chấm điểm tâm lý của nhà đầu tư, bằng cách lấy trung bình trọng số của từng yếu tố.
Chỉ số Sợ hãi & Tham lam được đo lường trong phạm vi từ 0 đến 100 (từ rất sợ hãi cho tới rất tham lam); mức 50 được coi là mức trung lập. Kể từ khi ra đời, chỉ số này đã trở thành một máy đo khi nào tâm lý sợ hãi đạt tới đỉnh điểm.
Các dữ liệu lịch sử cho thấy chỉ số này rất đáng tin cậy trong việc xác định các điểm đảo chiều trên thị trường chứng khoán. Ví dụ, chỉ số này đã tụt xuống mức 12 khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra vào năm 2008, sau sự kiện ngân hàng Lehman Brothers tuyên bố phá sản. Ba năm sau, chỉ số này đã đạt mức 90 cùng với sự bật tăng của các thị trường chứng khoán toàn cầu sau khi Fed kết thúc chương trình nới lỏng tiền tệ lần thứ 4.
Biến động Hàm ý
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về các dao động giá trên một thị trường cụ thể, bạn có thể nhìn vào các mức độ biến động Hàm ý và Hiện hữu. Biến động Hàm ý biểu diễn mức giá hiện tại của thị trường dựa trên kỳ vọng nó sẽ biến đổi như thế nào trong một khoảng thời gian nhất định. Số liệu kỳ vọng này cho phép một nhà giao dịch tính toán trước mức độ biến động của thị trường, chẳng hạn như khoảng biến động và mức độ thay đổi giá của một cặp tiền. Nó cực kỳ hữu dụng trong việc tính toán các điểm cắt lỗ, chốt lời và khối lượng lệnh.
Biến động Hiện hữu
Biến động Hiện hữu là chuyển động thực của giá ở một thời điểm trong quá khứ. Các chỉ báo kỹ thuật như Average True Range (ATR) và Bollinger Bands có thể giúp chúng ta xác định điều này. Chỉ báo ART cho biết mức độ chuyển động giá trung bình của một tài sản trong một khoảng thời gian. ATR giảm báo hiệu khoảng giá hẹp, đồng nghĩa với biến động giảm. Ngược lại, ATR tăng ám chỉ biến động tăng.
Với chỉ báo Bollinger Bands, nó thậm chí còn vẽ lại sự tăng/giảm của độ biến động. Các dải Bollinger hoạt động như những mức hỗ trợ và kháng cự, báo hiệu tình trạng quá mua hoặc quá bán trên thị trường. Chúng phình ra khi biến động tăng lên, và co hẹp lại khi biến động giảm xuống.
5 mẹo giao dịch khi thị trường biến động mạnh
Giao dịch là một công việc kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro. Về cơ bản, bạn sẽ phải liên tục quản lý rủi ro đối với từng vị thế mà bạn giữ, và tính toán mức rủi ro tiềm năng của các vị thế mới. Hãy cùng chúng tôi điểm qua 5 nguyên tắc mà một nhà giao dịch phải sử dụng khi biến động tăng lên:
1Quản lý rủi ro – hiểu được rủi ro đối với từng giao dịch của bạn. Nếu bạn dự kiến được mức lợi nhuận đối với từng giao dịch thông qua điểm vào và điểm thoát, bạn sẽ luôn phải so sánh và trực quan từng giao dịch một cách có hệ thống. Một nhà giao dịch phải luôn hướng tới sự chắc chắn. Trong giai đoạn thị trường biến động, điều này có nghĩa là giảm đòn bẩy và khối lượng giao dịch của bạn xuống.
2Sử dụng nhiều loại lệnh – luôn luôn sử dụng lệnh dừng lỗ, vì điều đó sẽ giúp bạn xác định trước số tiền mà bạn có thể mất khi thực hiện một giao dịch. Hãy nhớ rằng: Đặt mức cắt lỗ có thể khiến bạn mất một phần tiền, nhưng không đặt mức cắt lỗ có thể khiến bạn mất toàn bộ vốn. Nếu bạn đang sử dụng đường trung bình động để cài mức cắt lỗ, hãy cân nhắc sử dụng các đường dài hạn để hạn chế việc mức cắt lỗ của bạn bị quét trong giai đoạn thị trường biến động mạnh.
Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng lệnh dừng (stop order) nhằm giảm thiểu rủi ro. Bạn có thể đặt lệnh chờ cao hơn giá hiện tại; như vậy, bạn sẽ mua theo xu hướng thay vì ngược xu hướng.
Xem thêm: Nghĩa Của Từ Đình Chỉ Là Gì ? Làm Gì Khi Bị Tạm Đình Chỉ Công Việc
Các lệnh chốt lời cũng không kém phần quan trọng. Những nhà giao dịch thành công đều xác định trước mức lợi nhuận tiềm năng đối với mỗi giao dịch của họ, và đâu là nơi mà họ sẽ thoát lệnh khi có lãi. Điều này giúp hạn chế cảm xúc trong giao dịch – yếu tố quan trọng hơn tất cả. Hãy nhớ rằng, bạn luôn có thể vào lệnh lại khi tín hiệu mới xuất hiện.
3Bám sát kế hoạch giao dịch – bạn nên có một kế hoạch giao dịch rõ ràng, chắc chắn và đã được kiểm nghiệm kỹ lưỡng trong nhiều điều kiện thị trường. Điều này cũng có nghĩa là bạn không nên vội vã nhảy vào thị trường trong giai đoạn biến động mạnh mà bỏ qua các nguyên tắc đã định trước. Một nhà giao dịch chuyên nghiệp sẽ luôn đặt ra và tuân thủ theo những nguyên tắc cụ thể khi giao dịch trong điều kiện thị trường biến động mạnh (chẳng hạn như sau cuộc họp của Ngân hàng Trung ương hoặc khi báo cáo tài chính của một doanh nghiệp được công bố).
4Quản lý cảm xúc – biến động thị trường rất dễ khiến các nhà giao dịch trở nên thiếu kiên nhẫn và phá vỡ kế hoạch của họ. Đừng bao giờ để những thiên kiến (còn được gọi là thiên kiến xác nhận) làm chệch hướng suy nghĩ của bạn. Là một nhà giao dịch, bạn phải luôn luôn giữ vững kỷ luật và hạn chế các phản ứng bốc đồng. Nhiều người thường vội vã đưa ra quyết định giao dịch dựa vào các khoản lợi nhuận gần đây. Đừng làm như vậy, vì điều đó sẽ khiến bạn thua lỗ trong dài hạn.
5Không ngừng học hỏi – dù một nhà giao dịch có tài giỏi và nhiều kinh nghiệm cỡ nào, việc học hỏi vẫn có thể giúp anh ấy nâng cao trình độ hơn nữa. Bằng việc đánh giá lại hoạt động giao dịch một cách thường xuyên, chúng ta sẽ học hỏi được từ chính sai lầm của mình. Đây là một quá trình liên tục và không thể bỏ qua.
Sử dụng CFD trong điều kiện thị trường biến động mạnh
CFD là một công cụ tài chính phái sinh dựa trên thị trường cơ bản, cho phép bạn mở vị thế với đòn bẩy cao. Về cơ bản, giao dịch CFD có nghĩa là bạn đang mua và bán các hợp đồng đại diện cho một mức giá trên thị trường.
Vì không sở hữu tài sản cơ bản, nên bạn có thể sử dụng công cụ CFD và kiếm lợi nhuận bất kể thị trường tăng hay giảm. Ngoài ra, nó còn giúp bạn tiếp cận và giao dịch rất nhiều loại tài sản tài chính khác nhau như cổ phiếu, chỉ số chứng khoán, cặp tiền tệ và hàng hóa.
Đa dạng hóa
Khi biến động tăng lên, bạn có thể sử dụng CFD để đa dạng hóa các vị thế của mình. Trong giao dịch tiền tệ, công cụ này có thể giúp bạn đặt các vị thế trái ngược nhau đối với một loại tiền (chẳng hạn như USD). Trong chứng khoán, bạn có thể phân tán rủi ro bằng cách đầu tư vào nhiều cổ phiếu ở nhiều ngành, vùng miền và nhóm khác nhau.
Với CFD, bạn không chỉ tận dụng được hết tiềm năng của mình, mà còn có thể làm được nhiều hơn thế nữa. Tất nhiên, chiến thuật này sẽ bù đắp hoặc giảm thiểu cả lợi nhuận lẫn rủi ro. Nó cũng khiến việc giao dịch của bạn trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên, nếu đa dạng hóa đầu tư tốt, bạn sẽ có cơ hội bảo toàn vốn cao hơn trong giai đoạn thị trường biến động mạnh.
Giao dịch phòng ngừa rủi ro (Hedging)
Giao dịch CFD có thể trở nên rất hiệu quả khi chúng ta mua và nắm giữ cổ phiếu ở các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế, bạn phải đối mặt với rủi ro tiền tệ, nên việc sử dụng CFD FX có thể giúp bạn giảm thiểu ảnh hưởng của các biến động tiền tệ đối với danh mục của mình.
Tương tự, chúng ta có thể áp dụng chiến thuật giao dịch phòng ngừa rủi ro đối với những thị trường chứng khoán đang biến động mạnh bằng cách sử dụng CFD trên các chỉ số chứng khoán. Nếu bạn cho rằng thị trường sẽ giảm mạnh, bạn có thể mở một vị thế mua ngắn hạn trên các tài sản trú ẩn an toàn. Theo lý thuyết, những tài sản này sẽ giữ hoặc tăng giá khi thị trường chứng khoán sụt giảm. Vàng là một ví dụ cổ điển về tài sản trú ẩn an toàn.
Có rất nhiều chiến lược mà bạn có thể sử dụng, chẳng hạn như giao dịch các loại tài sản biến động ngược hướng với các vị thế mà bạn đang mở, hoặc trực tiếp mở vị thế ngược với các vị thế của bạn. Dù sử dụng phương pháp nào, thì CFD vẫn sẽ là một công cụ tuyệt vời để giảm thiểu rủi ro khi thị trường biến động mạnh, vì bạn có thể giao dịch theo cả hai chiều tăng và giảm.
Bạn có đang giao dịch với một nhà môi giới có danh tiếng không? Nếu không, hãy mở tài khoản tại FXTM ngay hôm nay để trải nghiệm những dịch vụ giao dịch tuyệt vời hơn nhé!
Average True Range (ATR) – là biên độ biến động trung bình của một thị trường trong một khoảng thời gian nhất định.
Bollinger Bands – là các dải biến động nằm trên và dưới một đường trung bình, được thiết lập dựa trên độ lệch chuẩn.
Hợp đồng Chênh lệch – là một công cụ phái sinh đòn bẩy cho phép bạn kiếm lợi nhuận trong cả hai chiều tăng và giảm của thị trường. Mức sinh lời của bạn được tính toán dựa trên mức chênh lệch giữa giá mở và đóng hợp đồng.
Biến động Hàm ý – là dự đoán của thị trường đối với biến động giá có thể xảy ra của một tài sản. Nó thường được sử dụng để thiết lập giá cho các hợp đồng quyền chọn.
Biến động Hiện hữu – đo lường thay đổi giá của một tài sản cơ bản trong một khoảng thời gian nhất định. Nó còn được gọi là biến động lịch sử.
Độ lệch chuẩn – một phương pháp thống kê chỉ ra mức độ phân tán của giá so với mức trung bình. Biên độ giao dịch hẹp đồng nghĩa với độ biến động thấp
VIX – là chỉ số đo lường độ biến động kỳ vọng trong 30 ngày tiếp theo của S&P 500. Nó còn được gọi là ‘bộ đo sự sợ hãi’. VIX càng tăng, độ biến động của thị trường càng mạnh, và rủi ro càng tăng.
Biến động – một phương pháp thống kê chỉ ra mức độ và tốc độ thay đổi giá của một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. Độ biến động cao đồng nghĩa với rủi ro cao, vì giá sẽ trở nên khó đoán hơn.
Sẵn sàng để tìm cơ hội trong biến động thị trường?
Hãy điền vào mẫu dưới đây để bắt đầu. Bạn sẽ có ngay tài khoản giao dịch chỉ trong vài phút.
Có câu hỏi? Hãy liên hệ với chúng tôi nhé!
Thêm thông tin về FXTMKhuyến mãi & Cuộc thi của FXTMGóc Truyền thôngChính sách & Quản lýTài trợ của FXTM
Thương hiệu FXTM được cấp phép và quản lý tại nhiều vùng lãnh thổ khác nhau.
gocnhintangphat.com Limited (www.gocnhintangphat.com/eu) được quản lý bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cộng hòa Síp với giấy phép CIF số 185/12, được cấp phép bởi Cơ quan Quản lý Ngành Tài chính (FSCA) của Nam Phi, với Giấy phép FSP số 46614. Công ty cũng đã đăng ký với Cơ quan Quản lý Tài chính của Vương Quốc Anh với giấy phép số 600475.
gocnhintangphat.com(www.gocnhintangphat.com/uk) được ủy quyền và quản lý bởi Cơ quan Quản lý Tài chính với giấy phép số 777911.
Exinity Limited (www.gocnhintangphat.com) hoạt động theo quy định của ủy ban Dịch vụ Tài chính của Cộng hòa Mauritius với giấy phép công ty đầu tư số C113012295.
Các giao dịch bằng thẻ được xử lý thông qua FT Global Services Ltd có Đăng ký Số HE 335426 và địa chỉ đã đăng ký tại Ioannis Stylianou, 6, Tầng 2, Căn hộ 202 2003, Nicosia, Cộng hòa Síp. Địa chỉ để chủ thẻ trao đổi thư từ: backoffice
fxtm.com. Địa chỉ kinh doanh: Tòa tháp FXTM, Số 35 Lamprou Konstantara, Kato Polemidia, 4156, Limassol, Cộng Hòa Síp.
Exinity Limited là thành viên của Ủy ban Tài chính, một tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực xử lý tranh chấp trong ngành dịch vụ tài chính trên thị trường Forex.
Xem thêm: Cấu Tạo Đài Cọc Là Gì – Hướng Dẫn Cách Bố Trí Thép Đài Móng Cọc Chuẩn
Cảnh báo về Rủi ro: Giao dịch Forex và Công cụ tài chính đòn bẩy tiềm ẩn mức độ rủi ro cao và có thể dẫn đến mất vốn đầu tư. Bạn không nên đầu tư nhiều hơn mức bạn có thể để mất và nên đảm bảo rằng bạn hiểu đầy đủ các rủi ro có liên quan. Giao dịch các sản phẩm có sử dụng đòn bẩy có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Trước khi giao dịch, vui lòng cân nhắc đến trình độ kinh nghiệm, mục tiêu đầu tư của bạn và tìm kiếm sự tư vấn tài chính độc lập nếu cần. Khách hàng có trách nhiệm xác định chính xác liệu họ có được phép sử dụng các dịch vụ của thương hiệu FXTM dựa trên các yêu cầu pháp lý tại quốc gia cư trú của mình hay không. Vui lòng đọc toàn văn Thông báo Rủi ro của FXTM.
Hạn chế theo vùng: Thương hiệu FXTM không cung cấp dịch vụ cho cư dân của Hoa Kỳ, Mauritius, Nhật Bản, Canada, Haiti, Suriname, Cộng hòa Dân chủ Hàn Quốc, Puerto Rico, brazil, Khu vực bị chiếm đóng của Síp và Hồng Kông. Tìm hiểu thêm trong phần Quy định thuộc Câu hỏi thường gặp của chúng tôi