• Các đặc điểm của tín hiệu: Võ đoán – Sóng đôi – Phân lập – Năng sản•Phân loại các kí hiệu ngôn ngữ : Triệu chứng – Phù hiệu – Các kí hiệu đích thực

1. Các đặc điểm của tín hiệu

Trong quan niệm của kí hiệu học hiện đại, ngôn ngữ được coi là một dạng điển hình của các loại kí hiệu mang màu sắc biểu trưng. Đó chính là một hệ thống các phù hiệu (symbols), bởi vì tương ứng với một cái biểu hiện cụ thể bao giờ cũng có một cái được biểu hiện đi kèm. Xét theo nguồn gốc và bản chất của ngôn ngữ với tư cách là một hiện tượng của hành vi con người thì ngôn ngữ mang tính cụ tượng, vì có thể tìm ra được các lí do khác nhau cho mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện trong một hệ thống ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu xét trong bình diện sử dụng thì người ta không quan tâm nhiều lắm đến bản chất có lí do của mối quan hệ này mà chỉ quan tâm đến các giá trị (giá trị xã hội) trong khi sử dụng của hệ thống kí hiệu này mà thôi. Trong diện đồng đại của vấn đề, người ta có thể trừu tượng hoá tính cụ tượng của ngôn ngữ và thay vào đó là tính biểu trưng hay tính phù hiệu của mỗi một yếu tố của hệ thống ngôn ngữ.

Đang xem: Võ Đoán là gì, cho một vài ví dụ

Bạn đang xem: Võ đoán là gì

Quan điểm trên đây là của kí hiệu học hiện đại trong việc giải thích bản chất và cơ chế của ngôn ngữ với tư cách là một hệ thống kí hiệu phục vụ cho hoạt động giao tiếp của cộng đồng. Theo quan điểm của Chomsky , ngôn ngữ được hiểu là một phương tiện bao gồm các đặc tính quan trọng sau đây:

– Ngôn ngữ là võ đoán– Ngôn ngữ là sóng đôi (duality)– Ngôn ngữ là mang tính phân lập– Ngôn ngữ là một phương tiện có chức năng năng sản (productivity)

1.1. Tính võ đoán

Tính võ đoán là sự tách rời thành một mối liên hệ trừu tượng và không được cụ thể hoá giữa mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện.

Ví dụ: Giữa trường nghĩa (hệ thống ngữ nghĩa) của từ “NHÀ” với chính cấu trúc âm thanh của từ “NHÀ” (bao gồm phụ âm đầu ; âm chính và thanh huyền) hầu như không có một quan hệ có thể giải thích hay nói một cách khác là chúng không có liên hệ gì với nhau).

Vì hiện thực của đời sống là đa dạng và vô cùng phong phú nên mối liên hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện ở các từ và các yếu tố ngôn ngữ khác cần thiết phải được trừu tượng hoá đến mức là võ đoán. Chính nhờ tính võ đoán này mà các kí hiệu ngôn ngữ có thể được sắp xếp theo các trục dọc (hệ hình) khác nhau của hình thức để tạo nên tính hệ thống của ngôn ngữ. Cũng nhờ tính võ đoán mà ngôn ngữ có tính hình thức.

1.2. Tính sóng đôi (thể đôi)

Đây là một đặc trưng rất quan trọng của ngôn ngữ. Trong một hệ thống ngôn ngữ thường song hành hai cấp độ mà đơn vị của cấp độ cơ sở lại trở thành thành tố cho cấp độ bên trên nó. Sự chồng xếp liên tục của các thể đôi như vậy trong cấu trúc tạo nên cấu trúc riêng của ngôn ngữ so với các hệ thống kí hiệu phi ngôn ngữ.

Ví dụ:

+ Sóng đôi Hình thái học: ba – cấu trúc thành tố: hình vị “ba”
Âm vị học: – đơn vị
→ Tiết vị Phụ âm đầu:
Vần:
+ Sóng đôi Từ: “bà ba” – Thành tố
Hình vị: {ba} – Đơn vị: hình vị (tiết vị)
→ “bà ba” Thành tố 1:
Thành tố 2: ba
+ Sóng đôi Áo bà ba rách rồi – Thành tố cú pháp
Câu Vá áo bà ba rách
Từ/ngữ: “bà ba”, “áo”, “rách” – Đơn vị: từ (ngữ)

Thành tố thuộc đơn vị ngôn bản
=> Ngữ pháp học Cú pháp học Thành tố thuộc đơn vị cú pháp học ↑
Hình thái học Thành tố thuộc đơn vị hình thái học ↑
Âm vị học Đơn vị ↑

1.3. Tính phân lập

Một đặc trưng nữa của ngôn ngữ là tính phân lập về biểu hiện, khác với tiếng kêu của loài vật, thông điệp của con người vừa là tiếng nói của cảm xúc, vừa là các thông tin trí tuệ. Bản thân các thông tin trí tuệ đòi hỏi phải có sự phân lập thành các mảng khác nhau của thế giới khách quan. Những mảng này cần các từ riêng rẽ, cách biệt hẳn nhau để kí hiệu chúng. Từng mảng rời của ngôn ngữ như vậy được chắp lại theo một nguyên tắc nhất định tạo nên các thông điệp mà chúng ta gọi là các phát ngôn. Mỗi một phát ngôn bao giờ cũng có một số lượng hữu hạn (về mặt hình thức) các thành tố cấu tạo nên phát ngôn. Ví dụ như các thành tố tạo nên chủ ngữ, vị ngữ hoặc phần đề, phần thuyết. Ranh giới giữa các thành tố này bao giờ cũng được biểu hiện rõ ràng trong ngữ lưu. Ví dụ: Chỗ ngừng, trọng âm câu, chỗ lên và xuống của ngữ điệu hoặc bằng hư từ “thì” trong tiếng Việt.

*

Sơ đồ nguyên lí hồi quy của ngôn ngữ

2. Phân loại các kí hiệu ngôn ngữ

Sự tổng hợp các nguyên tắc của tính cụ tượng và tính phù hiệu tạo nên tính đa dạng của các loại kí hiệu mà xã hội con người đang sử dụng. Về nguyên tắc, có thể chia thành 3 loại kí hiệu sau đây:

– triệu chứng– phù hiệu (biểu trưng)– các kí hiệu đích thực

2.1. Triệu chứng

Trong thế giới tự nhiên có một mối liên hệ giữa nội dung và hình thức của mỗi sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ này thể hiện rõ nhất trong quan hệ nhân quả: một nguyên nhân dẫn tới một kết quả hay nhiều kết quả; một kết quả tất yếu sẽ có một nguyên nhân cụ thể nào đó gây ra. Khi một nguyên nhân có thể suy ra một kết quả duy nhất và ngược lại, từ một kết quả có thể suy ngược lên một nguyên nhân duy nhất đã gây ra nó, thì người ta gọi mối quan hệ nhân quả này là quan hệ đồng nhất và nhân tố để phân biệt đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả đôi khi mang tính ngẫu nhiên.

Trong ngôn ngữ học, đối với một sự kiện ngôn ngữ, thông thường người ta lấy nhân tố thời gian để làm tiêu chuẩn phân ra yếu tố nguyên nhân và yếu tố kết quả: Cái gì xuất hiện trước lànguyên nhân của yếu tố có sau. Đó là một mặc định khi ngôn ngữ mang thuộc tính hình tuyến.

Mối quan hệ hình thức – nội dung cũng như quan hệ nguyên nhân – kết quả là mang tính tương đối và là hệ quả của một quan hệ quy chiếu nhất định mà thôi.

Trong kí hiệu học, khi chúng ta tìm được một mối quan hệ như đã trình bày ở trên, chúng ta gọi đó là các biểu hiện loại triệu chứng.

Xem thêm: Vnpay Là Gì – Có Nên Dùng Không

Ví dụ:1, đám mây đen – trời mưa2, trán nóng – trong người có sự viêm nhiễm3, từ láy loại 1 – các phạm trù chia cắt thế giới mờ nhạt, không rõ ràng…

Các loại kí hiệu này, bằng kinh nghiệm thực tế hàng triệu năm, con người đã quan sát và có những nhận định về chúng để từ đó có những câu tục ngữ, ca dao về hiện tượng tự nhiên, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm xã hội… Ngày nay, các nhà khoa học (nhất là khoa học tự nhiên) vẫn sử dụng sự phân tích và quan sát kí hiệu này để tìm ra bản chất của thế giới xung quanh chúng ta.

2.2. Phù hiệu – Biểu trưng

Loại kí hiệu thứ hai mang tính nhân văn hơn, đó là các biểu tượng. Bằng các đặc điểm tâm lí và văn hoá, những mốt thời thượng, những ý nguyện và những mưu đồ chính trị… con người đã tạo nên sự vật và hiện tượng nhân tạo, để từ đó có được các hình ảnh biểu trưng mang nội dung thông điệp không còn đơn giản nữa. Như vậy, biểu tượng là những hình ảnh nhân tạo thể hiện những khát vọng, ý chí, những đặc điểm dân tộc tính hoặc những hình ảnh cá thể được xã hội thừa nhận.

Vì đặc điểm của các kí hiệu biểu trưng là phụ thuộc vào quy định của một nhóm người hay của cộng đồng người nên các cấu trúc về hình thức của biểu trưng thường phức tạp và đa diện hơn so với các kí hiệu triệu chứng.

Giá trị của các biểu trưng cũng phải thông qua những quy ước của cộng đồng hoặc của nhóm xã hội để thực hiện chức năng thông báo trong cộng đồng hoặc trong nhóm xã hội.

Do đặc điểm cấu trúc của các biểu trưng là phụ thuộc vào các điều kiện vật chất và tâm linh của một cộng đồng hoặc một nhóm xã hội nên mặt biểu hiện của biểu trưng bao giờ cũng mang tính nhất quán và cụ thể, được hình tượng hoá theo tâm lí.

Mặt được biểu hiện của biểu trưng thường mang đặc điểm tâm lí của nhóm xã hội hoặc cộng đồng hay một thông điệp chính trị, hay các thông điệp của mặt đời thường mà trong thời điểm đó cộng đồng thường ưa nói về nó, hoặc được thịnh hành trong một thời điểm cụ thể.

Nói tóm lại, mặt được biểu hiện của biểu trưng khác mặt được biểu hiện của triệu chứng do nó thường mang tính khái quát và trừu tượng hơn.

Ví dụ:– rào rấp trước ngõ → cấm vào– cờ đỏ sao vàng → giành độc lập bằng chiến đấu…– các từ láy có “om, ôm, ong…” → chỉ về các sự vật có dáng tròn, cong; hoặc chỉ trạng thái luẩn quẩn…

2.3. Các kí hiệu đích thực

Tuy nhiên, cuộc sống giao tiếp của con người bao gồm nhiều mặt khác nhau và các kí hiệu triệu chứng hay biểu trưng lại không thể thoả mãn được nhu cầu giao tiếp ấy. Đó chính là lí do để ra đời loại kí hiệu thứ 3: kí hiệu đích thực (chính danh). Đây là loại kí hiệu mà quan hệ cái biểu hiện – cái được biểu hiện hầu như không còn biểu hiện nào nữa. Chúng được sử dụng để thể hiện những thông điệp phức tạp hơn nhưng cũng chi tiết hơn, thoả mãn các nhu cầu trao đổi tình cảm, kinh nghiệm, tri thức và các quan hệ xã hội… Chỉ nhờ có một tập hợp vô hạn các kí hiệu như vậy (nhưng lại có tính hệ thống cao) thì mới đáp ứng nổi các nhu cầu giao tiếp của con người.

Xem thêm: Viral Nghĩa Là Gì ? Sức Mạnh Của Viral Và 3 Bước Để Marketing Viral Thành Công

Được gọi là các kí hiệu chính danh là bởi vì các thông điệp do kí hiệu này tạo nên không còn là những thông điệp mô phỏng âm thanh của thiên nhiên, cũng không còn là những biểu trưng về mặt tâm lí và khát vọng cộng đồng đơn thuần, mà là những nội dung thông điệp thuần lí, bao quát được toàn bộ đời sống của mỗi thành viên trong cộng đồng.

Về mặt cấu trúc:

– Thứ nhất, cái biểu hiện của các kí hiệu này có thể là màu sắc, mùi vị hoặc âm thanh… nghĩa là tất cả những thuộc tính vật thể (physical) mà con người có thể tri nhận được qua giác quan.– Thứ hai, cái được biểu hiện của nó là những thông điệp ngắn gọn và đơn nhất về lượng thông tin.– Điểm quan trọng thứ ba là giữa mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện không có một mối liên hệ có lí do nào để ảnh hưởng tới nội dung thuần lí (chức năng biểu diễn) của thông điệp.Ví dụ:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *