1. Khái niệm nhân viên ngoại giao
Nhân viên ngoại giao là thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao một nước ở nước ngoài.
Đang xem: Nhân viên ngoại là gì, viên ngoại là gì, nghĩa của từ viên ngoại
Thuật ngữ “nhân viên ngoại giao” xuất hiện từ thời cổ đại cùng với sự ra đời của luật ngoại giao và lãnh sự. Từ xa xưa, các quốc gia đã thấy sự cần thiết phải thiết lập và phát triển mối bang giao bằng việc cử đại diện của nhà vua (sứ giả) ra nước ngoài để thương thuyết về những vấn đề hệ trọng của quốc gia như lãnh thổ, chiến tranh, hoà bình, buôn bán…
Nhân viên ngoại giao gồm có ba loại:
1) Viên chức ngoại giao: là những người có thân phận ngoại giao, tức là có hàm hoặc chức vụ ngoại giao gồm: đại sứ (hay công sứ, đại biện), tham tán, tuỳ viên quân sự, bí thư thứ nhất, bí thư thứ hai, bí thư thứ ba và tuỳ viên;
2) Nhân viên hành chính – kĩ thuật là những người làm các công việc về hành chính và kĩ thuật trong cơ quan đại diện ngoại giao như phiên dịch, tài vụ, văn thư, đánh máy…;
3) Nhân viên phục vụ là những người làm các công việc phục vụ trong phạt tăng nặng của nhiều tội phạm như tội cướp tài sản, tội lửa đảo chiếm đoạt tài sản… cơ quan đại diện ngoại giao như gác cổng, lái Xe, quét dọn, nấu ăn, thợ điện nước…
Ngoài ra, nhiều đặc điểm về nhân thân của người phạm tội còn được quy định là tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự. Đó là những tình tiết
Theo nguyên tắc chung, viên chức ngoại giao phải là công dân của nước cử đại diện; trường hợp là công dân của nước nhận đại diện hoặc của nước thứ ba thì phải được sự đồng ý của nước nhận đại diện. Nguyên tắc này không áp dụng đối với nhân viên hành chính – kĩ thuật và nhân viên phục vụ. Nhằm giúp cho viên chức ngoại giao hoàn thành tốt nhiệm vụ do Nhà nước giao khi công tác tại quốc gia nhận đại diện, Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao đã dành cho họ những quyền ưu đãi, miên trừ đặc biệt và toàn diện. Theo đó, viên chức ngoại giao được hưởng những quyền ưu đãi, miễn trừ sau: quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, tài liệu, thư tín, tài sản và phương tiện đi lại; quyền miễn trừ xét xử hình sự, dân sự và xử phạt vi phạm hành chính; quyền được miễn thuế; quyền ưu đãi hải quan. Nhân viên hành chính – kĩ thuật và nhân viên phục vụ của cơ quan đại diện ngoại giao cũng được hưởng, tuy có hẹp hơn so với viên chức ngoại giao, các quyền ưu đãi, miễn trừ theo Công ước Viên năm 1961, các hiệp định song phương và quy định của mỗi nước. Nhân viên hành chính – kĩ thuật được hưởng: một số quyền ưu đãi, miễn trừ hải quan nhất định; quyền miễn trừ xét xử dân sự và hành chính đối với hành vi thực hiện trong khi thi hành công vụ. Nhân viên phục vụ (nếu không phải là công dân nước nhận đại diện hoặc không thường trú tại nước đó được hưởng các quyền miễn trừ đối với các hành vi do người đó thực hiện trong khi thi hành nhiệm vụ công của mình.
2. Khái niệm cán bộ ngoại giao
Cán bộ ngoại giao là thành viên của cơ quan đại diện có hàm ngoại giao.
Cán bộ ngoại giao trong một Cơ quan đại diện, theo ngoại giao truyền thống cơ quan có quy mô lớn thường có các chức vụ sau đây: Công sứ, Tham tán Công sứ, Tham tán (có nước chia ra Tham tán thứ nhất, Tham tán thứ hai…), Bí thư thứ nhất, Bí thư thứ hai, Bí thư thứ ba và Tùy viên.
Ngoài ra, trong Cơ quan đại diện ngoại giao còn có thể có cán bộ ngoại giao là đại diện của các ngành chuyên môn khác như quân sự, kinh tế, thương mại, văn hóa… Đó là Tùy viên quân sự (cũng có nước không bổ nhiệm Tùy viên quân sự nói chung mà có Tùy viên lục quân, Tùy viên hải quân, Tùy viên không quân…).
Khác với Tùy viên quân sự, cán bộ ngoại giao là đại diện các ngành thuộc lĩnh vực khác, đồng thời có thể được bổ nhiệm giữ một chức vụ ngoại giao, ví dụ như Tham tán thương mại.
3. Khái niệm viên chức ngoại giao
Viên chức ngoại giao là người có thân phận ngoại giao (có cấp, hàm ngoại giao) thực hiện chức năng ngoại giao với tư cách đại diện cho nước cử tại nước tiếp nhận hoặc đại diện cho nước thành viên tại tổ chức quốc tế.
Về người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao, Công ước Vienna 1961 đã phân làm ba cấp:
– Cấp Đại sứ hoặc Đại sứ của Giáo hoàng được bổ nhiệm bên cạnh Nguyên thủ Quốc gia và người đứng đầu Cơ quan đại diện có hàm tương đương.
– Cấp Công sứ hoặc Công sứ của Giáo hoàng được bổ nhiệm bên cạnh Nguyên thủ Quốc gia.
– Cấp Đại biện được bổ nhiệm bên cạnh Bộ trưởng Ngoại giao.
4. Quy định chung về cán bộ ngoại giao theo công ước viên 1961
– Nước cử đi, sau khi thông báo hợp lệ cho các nước tiếp nhận hữu quan, có thể bổ nhiệm một người đứng đầu cơ quan đại diện hoặc cử bất cứ một cán bộ ngoại giao nào, tùy theo trường hợp tại một hoặc nhiều nước, trừ khi trong số các nước tiếp nhận có nước phản đối một cách rõ ràng.
– Người đứng đầu cơ quan đại diện hay bất cứ một cán bộ ngoại giao nào của cơ quan đại diện có thể đại diện cho Nước cử đi bên cạnh bất cứ một tổ chức quốc tế nào.
– Các cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện về nguyên tắc, là công dân Nước cử đi.
– Cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện không thể là công dân của Nước tiếp nhận, trừ khi có sự đồng ý của nước này. Tuy nhiên, Nước tiếp nhận có thể hủy bỏ sự đồng ý đó bất cứ lúc nào.
– Nước tiếp nhận có thể, vào bất cứ lúc và không phải nêu lý do về quyết định của mình, báo cho Nước cử đi rằng người đứng đầu cơ quan đại diện hay bất cứ một cán bộ ngoại giao nào của cơ quan đại diện là “persona non grata” (người không được hoan nghênh) hoặc bất cứ một thành viên nào khác của cơ quan đại diện là người không được chấp nhận. Khi đó, Nước cử đi sẽ, tùy theo trường hợp, hoặc gọi người đó về , hoặc chấm dứt chức vụ của người đó trong cơ quan đại diện. Một người có thể bị tuyên bố “persona non grata” hoặc không được chấp nhận trước khi đến lãnh thổ Nước tiếp nhận.
Xem thêm: “To Tend To Là Gì ? Cấu Trúc Và Cách Dùng Tend To Trong Tiếng Anh
– Trong trường hợp không một cán bộ ngoại giao nào của cơ quan đại diện có mặt tại Nước tiếp nhận, Nước cử đi có thể, với sự đồng ý của Nước tiếp nhận, chỉ định một nhân viên hành chính và kỹ thuật điều hành công việc hành chính hàng ngày của cơ quan đại diện.
5. Quyền ưu tiên và quyền miễn trừ ngoại giao
Viên chức ngoại giao được hưởng những quyền ưu tiên và quyền miễn trừ ngoại giao như sau:
– Quyền bất khả xâm phạm về thân thể:
Đây là một trong những quyền cốt yếu và cơ bản nhất đối với viên chức ngoại giao. Người được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể không bị bắt, giam giữ, đánh đập; không bị xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự; nước tiếp nhận có trách nhiệm đối xử lịch thiệp đối với họ và áp dụng mọi biện pháp thích hợp để ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm đến thân thể, tự do và nhân cách của họ.
– Quyền bất khả xâm phạm đối với trụ sở, nhà ở và tài sản khác:
Trụ sở, nhà ở và các tài sản khác của cơ quan, cá nhân viên chức ngoại giao, nhân viên hành chính – kỹ thuật là bất khả xâm phạm. Bất kỳ người nước ngoài nào đều không được vào đó nếu không được sự đồng ý của đại diện cơ quan hoặc chủ nhà. Nước tiếp nhận có trách nhiệm đảm bảo bằng mọi biện pháp để các tài sản đó không bị xâm phạm, bị làm hư hại. Trụ sở, nhà ở và các tài sản khác của họ được miễn khám xét, miễn trưng dụng, trưng thu, miễn tịch biên hoặc bị phá hoại.
– Quyền bất khả xâm phạm đối với hồ sơ, tài liệu, thư tín và vật dụng lưu trữ
Hồ sơ, tài liệu, thư tín và vật dụng lưu trữ của cơ quan, cá nhân viên chức ngoại giao, nhân viên hành chính – kỹ thuật được hưởng quyền bất khả xâm phạm ở bất kỳ chỗ nào, bất kỳ lúc nào.
– Quyền bất khả xâm phạm đối với túi ngoại giao:
Túi ngoại giao là các túi hoặc các kiện hàng được gắn xi, đóng dấu, trong đó chứa đựng tài liệu chính thức hoặc các đồ vật dùng cho công việc chính thức của cơ quan đại diện. Túi ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm, không bị giữ hoặc bị gây trở ngại. Giao thông viên ngoại giao (người mang túi ngoại giao) phải mang theo giấy tờ chính thức xác nhận tư cách của họ, ghi rõ số kiện tạo thành túi ngoại giao.
Khi thi hành chức năng họ được nước tiếp nhận bảo hộ, được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không bị bắt hoặc bị giam giữ dưới bất cứ hình thức nào. Nếu túi ngoại giao được ủy nhiệm cho người chỉ huy máy bay (hoặc tàu thủy, tài hỏa) thì người đó phải mang theo giấy tờ chính thức ghi rõ số kiện tạo thành túi ngoại giao, nhưng người đó không được coi là giao thông viên ngoại giao. Cơ quan đại diện có thể cử thành viên đến nhận túi ngoại giao trực tiếp và không bị cản trở từ tay người chỉ huy máy bay đó.
– Quyền về thông tin liên lạc:
Cơ quan đại diện ngoại giao được quyền tự do thông tin liên lạc cho các mục đích chính thức, bao gồm việc sử dụng mọi phương tiện cần thiết như điện đài, mật mã, thu phát vô tuyến. Tuy vậy, việc lắp đặt, sử dụng hệ thống thu phát vô tuyến phải được sự đồng ý của nước tiếp nhận.
– Quyền được miễn xét xử hình sự:
Viên chức ngoại giao và thành viên gia đình họ được hưởng quyền miễn xét xử hình sự tại nước tiếp nhận.
– Quyền được miền xét xử về dân sự và hành chính:
Viên chức ngoại giao và thành viên gia đình họ được miễn xét xử dân sự và hành chính tại nước tiếp nhận, ngoại trừ các trường hợp sau đây: Một hành động liên quan đến bất động sản tư nhân ở nước tiếp nhận; một hành động liên quan đến thừa kế mà người đó có dính líu (ví dụ: người thi hành di chúc, người quản lý tài sản cho người vị thành niên hoặc người đã chết, người thừa tự, người thừa kế với tư cách cá nhân và không thay mặt nước cử); một hành động liên quan đến hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại do người đó thực hiện tại nước tiếp nhận.
– Quyền miễn trách nhiệm pháp lý đối với việc làm chứng:
Viên chức ngoại giao và thành viên gia đình họ được miễn trách nhiệm làm chứng khi xảy ra một vấn đề gì kể cả khi họ biết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viên chức ngoại giao vẫn có thể làm chứng để giúp cho các cơ quan pháp lý thụ lý hồ sơ một sự việc. Trong trường hợp này họ phải tự rút bỏ quyền được ưu đãi, miễn trừ của mình.
– Quyền phản tố:
Nếu một người đã được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao mà khởi một vụ kiện tại nước tiếp nhận thì người đó không còn có quyền đòi hỏi được miễn trừ xét xử đối với bất kỳ một phản tố liên quan trực tiếp đến họ. Trường hợp này họ cũng phải tự rút bỏ quyền được ưu đãi, miễn trừ của mình.
– Quyền được miễn thuế và lệ phí:
Viên chức ngoại giao và thành viên gia đình họ được miễn mọi thứ thuế và lệ phí, trừ những loại thuế trực thu, thuế môn bài (hiện nay nhiều nước áp dụng chính sách thuế này trên cơ sở có đi có lại), thuế và lệ phí đánh vào bất động sản tại nước tiếp nhận trừ phi tài sản đó được sử dụng chính thức cho cơ quan đại diện.
– Quyền được miễn thuế hải quan:
Cơ quan đại diện ngoại giao, viên chức ngoại giao và thành viên gia đình họ được miễn thuế nhập, xuất khẩu đối với các đồ vật sử dụng cho cơ quan và cá nhân. Số lượng và chủng loại được miễn trừ nhiều hay ít còn tùy thuộc quy định của từng nước.
– Quyền được miễn khám xét hành lý cá nhân:
Viên chức ngoại giao và thành viên gia đình họ được miễn khám xét hành lý cá nhân, trừ phi nhà đương cục khẳng định chắc chắn là trong kiện hành lý có chứa đựng những đồ vật cấm nhập, cấm xuất hoặc vượt quá phạm vi ưu đãi cho phép. Trường hợp cần khám xét thì phải có sự chứng kiến của đương sự hoặc người đại diện được ủy quyền; nếu khám thấy không có sự vi phạm pháp luật thì viên chức hải quan phải có trách nhiệm đối với danh dự của người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ đó.
– Quyền tự do đi lại:
Tất cả các thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao được quyền tự do đi lại trên lãnh thổ nước tiếp nhận, trừ những khu vực quy định cấm vì lý do an ninh quốc gia hoặc khu vực hạn chế chung.
Xem thêm: What Is The Difference Between ” Thank To Là Gì ? Phân Biệt Với Thank You
Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên hoặc các nội dung khác liên quan tới giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Toà án, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6162 để được giải đáp thêm.