1. Victim blaming là gì?
Victim blaming là hành vi quy trách nhiệm về nạn nhân thay vì thủ phạm khi một tội ác diễn ra, ví dụ như hành hung hoặc cưỡng bức.
Lúc này, thủ phạm hoặc những người xung quanh sẽ đổ lỗi cho nạn nhân bằng cách cho rằng họ đã có hành động, lời nói hoặc cách ăn mặc gây kích động bạo lực.
2. Nguồn gốc của từ victim blaming?
Victim blaming được cho là đã xuất hiện từ năm 1971 trong cuốn sách Blaming the Victim của William Ryan – viết về thực trạng phân biệt chủng tộc và giai cấp ở Mỹ.
Trong sách, Ryan đã mô tả việc đổ lỗi cho nạn nhân là cách để bảo vệ lợi ích của nhóm người chiếm ưu thế hơn. Điều này giúp thủ phạm hợp lý hóa hành động của mình nhằm né tránh hình phạt và duy trì được quyền tự do thực hiện tội ác trong tương lai. Hành vi này xuất phát từ cảm giác mình có đặc quyền và mong muốn áp đặt nó lên người khác.
Tóm lại là, chuyện gì đang xảy ra?
Câu trả lời sẽ được gửi đến Email của bạn vào sáng Thứ Ba hàng tuần.
Xem thêm: Sàn Otc Là Gì – Thị Trường Chứng Khoán Phi Tập Trung
Xem thêm: Turmeric Powder Là Gì Chất Lượng, Cẩm Nang Về Tinh Bột Nghệ 2018
Bổ Não và Miễn Phí, tại sao không?
3. Vì sao victim blaming trở nên phổ biến?
Những người ủng hộ cho nạn nhân trong những tội ác, đặc biệt là các vụ án hiếp dâm đã sử dụng và phổ biến cụm từ này. Nguyên nhân có thể đến từ khuynh hướng đổ lỗi cho nạn nhân phổ biến hơn ở những vụ tấn công tình dục so với những vụ cướp bóc, đặc biệt nếu nạn nhân và thủ phạm quen biết nhau từ trước.
Trong vụ việc nữ du học sinh tại Hàn Quốc bị xâm hại tình dục tập thể, đã có bài đăng “tố” rằng cô và thủ phạm đang hẹn hò nhằm giảm uy tín lời khai của cô.
Victim blaming là một lỗi tư duy được gọi là ngụy biện “đời mà” (just-world fallacy), bắt nguồn từ niềm tin về một thế giới công bằng. Ở đó, “ác giả ác báo, thiện giả thiện lai” – nếu bất hạnh xảy ra với một người nghĩa là trước đó họ đã làm điều gì đó sai và ngược lại.
Khi không thể ngăn chặn điều tồi tệ xảy ra với ai đó, chúng ta có xu hướng coi họ là người xấu để bảo vệ quan điểm về thế giới công bằng. Tâm lý này tạo nên một sự dễ chịu, bởi từ đó một người tự thuyết phục được rằng họ có thể tránh việc trở thành nạn nhân bằng cách không thực hiện những điều mà nạn nhân đã làm.
Điều này vô tình gây khó khăn cho những người bị hại. Bởi nếu cảm thấy mình có lỗi hoặc sẽ bị đổ lỗi, họ khó có thể cảm thấy an toàn khi muốn đưa tội ác ra ánh sáng.