Trong lĩnh vực may mặc, hẳn ít nhiều bạn đã nghe đến vải dệt kim. Vậy vải dệt kim là gì? Ưu nhược điểm của loại vải này trong thời trang là gì và được ứng dụng như thế nào? Để giải đáp được câu hỏi đó, hãy tham khảo bài viết dưới đây của gocnhintangphat.com.

Đang xem: Vải tricot là gì, Ứng dụng trong ngành dệt may vải tricot là gì

Bạn đang xem: Vải tricot là gì

Vải dệt kim là gì?

Vải dệt kim là vải được tạo thành từ sự liên kết hệ thống giữa những vòng sợi với nhau. Những vòng sợi liên kết với nhau theo một quy luật tạo thành vòng nhờ hệ thống kim dệt giữ các vòng sợi trước trong khi những vòng sợi mới được hình thành phía trước vòng sợi cũ. Và những vòng sợi cũ sau đó sẽ được lồng qua vòng sợi mới tạo thành vải. 

*

Vải dệt kim tạo thành từ sự liên kết giữa những vòng sợi với nhau (AWO001W9)

Những vòng sợi này tạo ra là nhờ vào cơ cấu chuyển động nâng, hạ và kết hợp sự đóng mở kim của hệ thống kim dệt cùng với cam đệt bên trên máy dệt kim. Vải dệt kim gồm những hàng ngang (hàng vòng – Course) cùng với cột dọc (cột vòng – Wale). Cấu trúc vòng sợi đã làm cho vải dệt kim trở nên xốp và đàn hồi mang các đặc trưng kỹ thuật khác hoàn toàn với vải dệt thoi.

Ưu nhược điểm của vải dệt kim trong thời trang

Ưu điểm của vải dệt kim

Vải dệt kim là có cấu trúc bề mặt vô cùng đơn giản và được sản xuất theo hướng công nghiệp. Tuy vậy loại vải này sở hữu nhiều ưu điểm và có tính ứng dụng cao trong may mặc cũng như sử dụng trong đời sống hàng ngày.

*

Vải dệt kim là có cấu trúc bề mặt vô cùng đơn giản (AWO001W9)

Bề mặt vải may mềm mại: Vải may dệt kim sở hữu sự mềm mại mang đến sự thoải mái và dễ chịu cho làn da của người mặc. So với một số chất liệu vải khác như vải Linen hay Polyester thì tính mềm mại của vải may dệt kim có sự vượt trội hơn hẳn. 

Thông thoáng: Chất liệu vải dệt kim được ưu tiên và sử dụng rất phổ biến trong mùa hè, chất liệu thông thoáng nhờ công nghệ dệt có độ liên kết chặt chẽ nhưng vẫn có độ giãn nhất định để mang đến sự thoải mái nhất định cho người mặc.

Tính co giãn và đàn hồi tốt: Nếu như ở một số loại vải có độ thông thoáng tốt nhưng lại không vượt trội về tính đàn hồi như vải Spandex và Polyester thì ở những chất liệu vải dệt kim lại được đánh giá cao với khả năng co giãn và đàn hồi tốt, nhờ công nghệ dệt may nối sợi và liên kết các vòng sợi đan với nhau. 

*

Vải dệt kim có tính co giãn và đàn hồi tốt

Khả năng giữ nhiệt ổn: Sẽ không quá mâu thuẫn khi chất liệu vải dệt kim vừa sở hữu độ thông thoáng tốt nhưng lại có khả năng giữ nhiệt cũng tương đối phù hợp. Đặc biệt vải len dệt kim cũng khá phổ biến trong việc sản xuất áo len, khăn, mũ vào mùa đông. 

Không dễ bị nhăn: Với những bộ trang phục chỉn chu thì vải dệt kim là sự lựa chọn phù hợp, có phom dáng cố định và không dễ bị nhăn hoặc nhàu. Đặc biệt vải dệt kim giữ được độ phẳng phiu nhất định khi bạn gấp hoặc để trong tủ quần áo.

Xem thêm: Những Thỏi Son Satin Là Gì Khác Biệt So Với Son Lì? Tất Tần Tật Kiến Thức Về Son Satin

*

Vải dệt kim có phom dáng cố định và không dễ bị nhăn (AWO004W9)

Độ mảnh sợi tốt: Độ mảnh trong các vòng sợi của chất liệu vải dệt kim mang đến những ưu điểm thẩm mỹ nhất định cho các trang phục của bạn. 

Nhược điểm của vải dệt kim

Dễ bị tuột vòng đan: Bởi công nghệ sản xuất chính của vải dệt kim chính là dựa trên các lớp vòng đan lớp cũ sang lớp mới nên sẽ có nhược điểm là dễ bị tuột vòng đan hơn so với những chất liệu vải có tính kết nối cao khác. Một số thành phẩm có chất liệu dệt kim bạn sẽ thường thấy những khoảng hở ở các vòng may sau một thời gian sử dụng.

*

Nhược điểm của vải dệt kim là dễ bị tuột vòng đan

Phần mép vải dễ bị quăn: Phần mép vải dễ bị quăn cũng không hẳn là nhược điểm quá lớn, bạn có thể khắc phục bằng cách là nhẹ với bàn ủi hay khi phơi quần áo chú ý để phẳng mép vải để trang phục hay những món đồ được làm từ loại vải dệt kim không dễ bị nhăn, khiến mất đi tính thẩm mỹ.

Các loại vải dệt kim phổ biến nhất hiện nay

Vải dệt kim được phân chia dựa trên các kiểu dệt ở bề mặt vải, gồm vải dệt kim thớ ngang và vải dệt kim đang dọc. Vải dệt kim đang ngang được chia thành 3 loại chính là vải Rib, Single Jersey và Interlock. Vải dệt kim đang dọc bao gồm vải Tricot, Milan và Raschel. 

– Interlock có hai mặt của vải đều giống nhau và chúng đều là mặt phải. Những cột vòng phải của lớp vải Interlock được xếp chồng khít lên và hoàn toàn bị che lấp bởi những cột vòng phải của lớp vải kia. Loại vải dệt kim ngangnày không quăn mép, có bề mặt bóng mịn, độ giãn thấp và không tuột vòng.

Xem thêm: Yếm Khí Là Gì ? Nghĩa Của Từ Yếm Khí Trong Tiếng Việt Nghĩa Của Từ Yếm Khí Trong Tiếng Việt

Vải dệt kim Interlock

– Rib là loại vải có 2 mặt phải cấu tạo từ các cột vòng phải nằm xen kẽ với các cột vòng trái, tạo thành hai lớp cột vòng trên hai mặt phẳng song song với nhau. Vải Rib có độ dày cao, khả năng đàn hồi tốt và ít bị quăn mép như các loại vải dệt kim khác. 

– Single Jersey là loại vải có mặt phải và mặt trái khác nhau rõ rệt. Mặt phải của thớ vải gồm các trụ vòng, trong khi mặt trái gồm các hàng vòng. Vải có độ dày trung bình, dễ bị quăn mép khi sử dụng. 

– Tricot là loại vải có một mặt trái với hệ thống gân ngang và một mặt phải với các gân sọc dọc mang lại kết cấu mềm mại, có độ ủ nhất định, khả năng đàn hồi cao. Loại vải này gồm các mẫu Tico, Lachelle, Milanis và Simplex, trong đó phổ biến nhất là Ticoto và Rasche. 

Vải dệt kim Tricot gân sọc dọc mềm mại

– Raschel là loại vải có kết cấu khá phức tạp với hệ thống các mắt lưới thưa, hai mặt vải tương tự nhau về cấu trúc. Vải hầu như không co giãn, thường được sử dụng làm vật liệu thông gió trong các ứng dụng thời trang. 

Vải dệt kim có nhiều ưu điểm nổi bật và có tính ứng dụng cao trong ngành thời trang. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt được loại vải dệt kim. Hiện nay, gocnhintangphat.com có rất nhiều sản phẩm sử dụng loại vải này nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *