Ứng cử là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo đảm để một công dân tự ghi tên vào danh sách ứng cử viên để có thể được bầu trong cuộc bầu cử làm đại biểu của cơ quan dân cử hoặc là làm lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội.
Đang xem: Quyền bầu cử là gì? quyền Ứng cử là gì, Ứng cử là gì
Công dân khi đủ tuổi theo quy định của pháp luật có thể thực hiện quyền bầu cử, ứng cử theo quy định của pháp luật. Bầu cử, ứng cử là những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết ứng cử là gì? nội dung bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ hơn về vấn đề này.
Ứng cử là gì?
Ứng cử là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo đảm để một công dân tự ghi tên vào danh sách ứng cử viên để có thể được bầu trong cuộc bầu cử làm đại biểu của cơ quan dân cử hoặc là làm lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội.
Khi muốn ứng cử và đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì công dân có thể nộp hồ sơ ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử.
Tuy nhiên những người thuộc trường hợp sau đây sẽ không được ứng cử vào đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân:
– Người chưa đủ hai mươi mốt tuổi; người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, theo quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
– Người đang bị khởi tố bị can; người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Toàn án;
– Người đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích theo quy định của pháp luật.
Như vậy nội dung trên đã giải thích rõ khái niệm ứng cử là gì? và những người không được tự ứng cử theo quy định của pháp luật
Quyền tự ứng cử của công dân
Ở phần trên đã nêu rõ ứng cử là gì? theo quy định của pháp luật, nội dung này sẽ tư vấn chi tiết hơn về quyền tự ứng cử của công dân.
Xem thêm: Vama Là Gì – Vinfast Chính Thức Là Thành Viên Của Vama
Theo quy định của Hiến pháp thì công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân dân. Việc thực hiện những quyền này được pháp luật quy định cụ thể.
Như vậy khi công dân đủ hai mươi mốt tuổi trở lên không phân biệt dân tộc, nam nữ, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ văn hóa, nghề nghiệp khi đủ 21 tuổi trở lên đều sẽ có quyền ứng cử vào Quộc hội, hội đồng nhân dân theo quy định.
Người tự ứng cử là người đáp ứng đầy đủ các điều kiện ứng cử đại biểu quốc hội hoặc đáp ứng đủ các điều kiện ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và thấy mình có đầy đủ các tiêu chuẩn, có năng lực, trình độ và có nguyện vọng ứng cử thì có thể nộp hồ sơ ứng cử tại ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp tự ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Nộp hồ sơ tại Ủy ban bầu cử cấp huyện trong trường hợp công dân tự ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp huyện; nộp hồ sơ tại ủy ban bầu cử cấp xã nếu công dân tự ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã.
Như vậy không phải tất cả công dân khi đủ tuổi đều có quyền tự ứng cử mà công dân cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định và không thuộc trường hợp không được ứng cử theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Cao Su Svr Là Gì – Ứng Dụng Và Chức Năng Cơ Bản Của Cao Su Svr
Qua bài viết trên đã giải thích về ứng cử là gì? quyền ứng cử của công dân và các trường hợp công dân không được tự ứng cử. Khi có thắc mắc cần được tư vấn quý độc giả có thể liên hệ ngay cho chúng tôi đến số 19006557 để được tư vấn chi tiết nhất.