Để viết tốt và đạt điểm cao trong IELTS Writing Task 1, lời khuyên chân thành là bạn hãy luyện tập nhuần nhuyễn việc mô tả số liệu ước lượng theo nhiều cách khác nhau.
1. Sử dụng phân số
Bạn hãy quy đổi số liệu phần trăm ra dạng phân số rồi lựa chọn cụm từ mô tả thích hợp nhé.
Cách đọc phân số:
Tử số là số đếm (cardinal number): one, two, three…Mẫu số là số thứ tự (ordinal number): third, fourth, fifth,…Chú ý: khi tử số lớn hơn hoặc bắng 2 thì mẫu số phải ở dạng số nhiều (thêm s)
Ví dụ:
½ (50%): a half hoặc one half
¼ (25%): one quarter/ a quarter hoặc one fourth
¾ (75%) : three quarters
10%: one tenth/ a tenth hoặc one out of ten
50%: a half
60%: two thirds
2. Một số phó từ chỉ sự ước lượng
– Nhỏ hơn/ Dưới (so với một con số gần nhất làm mốc)
Below
Under
Less than
– Lớn hơn (so với một con số gần nhất làm mốc)
More than
Over
Above
– Xấp xỉ
+ Trường hợp 1: số liệu cao hơn hoặc thấp hơn một chút
About
Approximately
Nearly
Almost
Roughly
Practically
Slightly
Marginally
+ Trường hợp 2: số liệu cao hơn hoặc thấp hơn rất nhiều
Considerably
Significantly
Chú ý: + Đối với các từ chỉ sự nhỏ hơn/ lớn hơn, các bạn có thể kết hợp cùng từ “just”, “well” hoặc để mô tả cụ thể hơn nhé:
just under: thấp hơn một chút
well over: cao hơn rất nhiều
Như vậy, số liệu trở nên rõ ràng hơn rồi đúng không nào?
+ Đối với cách dùng phân số, bạn nên kết hợp cùng những phó từ chỉ sự “xấp xỉ”.
Cùng thử một số ví dụ nhé:
31%: just over 30%/ about 30%/ about one third/ slightly over a third
19%: just under 20%
77%: slightly more than three quarters
64%: almost two thirds
3. Các cụm từ chỉ sự ước lượng chung
Số nhỏ nhất: A mere/ a modest 2% of…
Số nhỏ (5%, 10%, 15%…): the minority of…
Số vừa phải (20%, 30%…): a large proportion/ percentage of…
Số lớn: many/ a considerable + number of…
50%: the majority of…
Số lớn hơn (60%, 70%…): A massive/ A considerable/ A hefty 60% of
Đa số (80 %, 85%, 90%,…): The vast majority of/ The overwhelming majority of/ Almost all (trên 95% chẳng hạn)
Với các cách trên, chúng mình cùng luyện tập với 2 ví dụ sau đây, để xem số liệu ước lượng có thể “thiên biến vạn hóa” như thế nào nhé: