Khu tự trị là khu vực địa giới nằm trong lãnh thổ toàn vẹn của một quốc gia, chịu sự lãnh đạo thống nhất của Nhà nước trung ương và được Nhà nước trung ương giao cho một số quyền hạn phù hợp với đặc điểm của vùng dân tộc.

Đang xem: Tự trị là gì, lãnh thổ tự trị

Kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất có xu hướng ngày gia tăng các cường quốc thực dân dựng lên các khu tự trị giới hạn để thay đổi cái nhìn của thế giới về việc bóc lột và vơ vét các lãnh thổ bị trị.

Có thể thấy được rằng thực tế ai cũng đã được nghe cụm từ khu tự trị nhưng không phải ai cũng biết được khu tự trị là gì? qua bài viết sau sẽ giải đáp vấn đề này rõ hơn.

Tự trị là gì?

Tự trị là chế độ quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở một khu vực, ở một nước thuộc nhà nước liên bang hoặc nhà nước đơn nhất mà tại đó chính quyền ở cấp trung ương cho phép khu vực đó, nước đó được quyền quyết định lập pháp, tư pháp, định đoạt về một số lĩnh vực mà không cần đến sự phê chuẩn, sự thông qua của chính quyền trung ương như tự thành lập lấy bộ máy chính quyền lập pháp, tư pháp của địa phương, có ngân sách riêng… nhưng không có quyền có quân đội riêng, có quan hệ ngoại giao như một quốc gia độc lập.

Chính quyền nhà nước cấp trung ương có quyền sửa đổi các thể chế do chính quyền khu tự trị hay nước tự trị ban hành vượt quá khuôn khổ tự trị hoặc mâu thuẫn với thể chế chung của quốc gia.

Nội dung tiếp theo sẽ giải đáp rõ hơn về vấn đề khu tự trị là gì? và các đặc điểm của khu tự trị.

 Khu tự trị là gì?

Khu tự trị là khu vực địa giới nằm trong lãnh thổ toàn vẹn của một quốc gia, chịu sự lãnh đạo thống nhất của Nhà nước trung ương và được Nhà nước trung ương giao cho một số quyền hạn phù hợp với đặc điểm của vùng dân tộc.

Khu tự trị còn được hiểu là đơn vị hành chính – lãnh thổ có quyền tự quản lí công việc thuộc dân tộc sinh sống trong khu; được thành lập ở các vùng có nhiều dân tộc ít người với những điều kiện địa lí, dân tộc, văn hoá truyền thống đặc thù, nhằm thực hiện chính sách tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc.

*

Đặc điểm của khu tự trị

– Đơn vị hành chính ở một số nước, lập ra để bảo đảm quyền tự trị của các dân tộc thiểu số sống tập trung ở một khu vực, dưới sự lãnh đạo thống nhất của chính quyền trung ương.

Xem thêm: ” Tie Down Là Gì ? Tie Down Trong Tiếng Tiếng Việt

– Khu vực địa giới nằm trong lãnh thổ toàn vẹn của một quốc gia

– Được nhà nước trung ương giao cho một số quyền như quyền lập ra các cơ quan quản lí nhà nước ở địa phương, quyền được lập ngân sách riêng, quyền lập quy, quyền được dùng tiếng mẹ đẻ và chữ viết riêng của dân tộc trong các trường học, công sở hành chính, tư pháp, vv.

– Phạm vi các quyền tự trị rộng hẹp khác nhau tùy theo hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước.

– Các khu tự trị không được quyền có quân đội riêng và cơ quan đối ngoại độc lập với quốc gia.

-Khu tự trị được thành lập ở các vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và hoạt động với mục đích phát huy bản sắc và sức mạnh tối đa của các dân tộc trong cộng đồng quốc gia gồm nhiều dân tộc.

– Khu tự trị không còn cần thiết duy trì khi trình độ các mặt của các dân tộc trong khu tự trị đã không còn sự chênh lệch so với các dân tộc đa số

Việt Nam có khu tự trị không?

Ở Việt Nam, khu tự trị được lập và duy trì trong một thời gian tương đối dài. Khu tự trị ở Việt Nam được bảo đảm quyền và khả năng tự quản lí của các dân tộc ít người ở Việt nam. Khu tự trị đầu tiên ở Việt Nam là khu tự trị Thái Mèo, được thành lập theo Sắc lệnh 230/SL ngày 29.4.1955 của chủ tịch nước, là khu tự trị của các dân tộc ở vùng Tây Bắc, gồm 16 châu: tổ chức chính quyền ở 3 cấp (khu – châu – xã), trong khu có thể thành lập vùng tự trị của một dân tộc ít người khác. Khu tự trị Việt Bắc được thành lập theo Sắc lệnh 268/SL ngày 1.7.1956, tổ chức chính quyền ở 4 cấp (khu – tỉnh – châu – xã).

Theo quy định của Hiến pháp năm 1959, khu tự trị là một đơn vị hành chính tương đương tỉnh, thành phố trực thuộc trung Ương, nước ta thời điểm đó được chia thành tỉnh, khu tự trị thành phố trực thuộc trung ương (Điều 78), hại đồng nhân dân khu tự trị – cơ quan quyền lực nhà nước của khu tự trị, với nhiệm kì là ba năm.

Trước bối cảnh và yêu cầu lịch sử mới, Theo nghị quyết kì họp II Quốc hội khoá V (22.12.1975), Quốc hội đã ra nghị quyết về việc cải tiến hệ thống các đơn vị hành chính. Theo đó, Quốc hội quyết định bãi bỏ cấp khu tự trị trong hệ thống các đón vị hành chính của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Hội đồng nhân dân khu tự trị có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Hội đồng nhân dân khu tự trị có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

– Bảo đảm sự tôn trọng và chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước ở địa phương; Bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc;

– Tăng cường sự đoàn kết giữa các dân tộc; căn cứ vào đặc điểm của Nhà nước và đặc điểm tình hình trong khu tự trị, quyết định phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế trong khu tự trị;

– Xét duyệt dự trù và quyết toán chỉ tiêu của cấp khu;

– Căn cứ vào đặc điểm của Nhà nước và chiếu theo những đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc ở địa phương, đặt ra điều lệ tự trị và những điều lệ về những vấn đề riêng biệt để thi hành ở các địa phương sau khi đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Uỷ ban hành chính các cấp trong khu tự trị có trách nhiệm lãnh đạo các tỉnh trong khu tự trị thực hiện chính sách dân tộc, phát huy khả năng của các dân tộc nhằm làm cho khu tự trị phát triển về mọi mặt;

 – Quản lí công tác văn hóa dân tộc; đào tạo cán bộ các dân tộc; chấp hành điều lệ tự trị và những điều lệ về những vấn đề riêng biệt của khu tự trị…

Các nước nào có khu tự trị?

– Trung Quốc: Tân Cương, Tây Tạng, Quảng Tây, Nội Mông, Ninh Hạ.

Xem thêm: Bạo Lực Trẻ Em Là Gì ? Khái Niệm Trẻ Em Là Gì

– Ý: Thung lũng Aosta, Sicilia, Friuli-Venezia Giulia, Sardegna (Sardinia), Trentino-Nam Tirol.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *