Tài sản cố định là gì ? Tiêu chuẩn xác định tài sản cố định để trích lập khấu hao ? Văn bản hướng dẫn chi tiết về cách xác định tài sản cố định hiện nay ? và các vấn đề pháp lý khác liên quan đến tài sản cố định sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:
Kính thưa luật sư : Công ty tôi mua điều hòa phục vụ cho hoạt động của công ty, giá trị 21 triệu đồng. tôi không biết là có được tính vào tài sản cố định để phân bổ không, theo tôi nhớ là trên 20 triệu đồng là được tính tài sản cố định rồi đúng không ?

Trả lời:

Theo khoản 1 điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình như sau :

Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Đang xem: Tscđ là gì, tải sản cố Định là gì

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.

Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.

Như vậy, tài sản mà chị đưa ra không được xác định là tài sản cố định . Bạn có thể cho tài sản này vào công cụ dụng cụ và phân bổ vào chi phí trả trước.

Trân trọng./.

2. Hỏi về thời gian trích khấu hao tài sản cố định ?

Kính chào Công ty Luật Minh Khuê, em có một vấn đề đang thắc mắc cần được tư vấn như sau:

Công ty em kinh doanh dịch vụ vệ sinh, trong tháng 8 có mua một máy đánh sàn với giá chưa thuế là 78 triệu. Em đã đọc trong thông tư số 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Nhưng em không thấy thời gian trích khấu hao cụ thể đối với máy móc thiết bị sử dụng cho nghành vệ sinh. Vậy Luật sư cho em hỏi là:

1. Loại tài sản cố định này được xếp vào máy móc, thiết bị công tác khác không?

2. Đối với tài sản cố định này thì khoảng thời gian tính khấu hao là bao nhiêu?

Trân trọng cảm ơn !

Trả lời:

Thứ nhất, xác định tài sản cố định hữu hình và phân loại:

– Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư số 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định:

“1. Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…”

– Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC: Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:

“1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên…”

Như vậy, máy đánh sàn là tài sản cố định hữu hình.

– Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 6 Thông tư số 45/2013/TT-BTC: Về phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp:

...Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, giàn khoan trong lĩnh vực dầu khí, cần cẩu,dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ….”

Như vậy, máy đánh sàn của công ty bạn là loại máy móc, thiết bị chuyên dùng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ vệ sinh của công ty bạn do đó nó thuộc loại 2.

Do đó, từ hai phân tích trên máy đánh sàn của công ty bạn thuộc loại máy móc, thiết bị công tác khác.(xem danh mục các nhóm tài sản cố định trong bảng phụ lục I kèm theo thông tư số 45/2013/TT-BTC).

Thứ hai, về thời gian khấu hao:

– Theo khoản 9, 10 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC

“9. Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định”….

10. Thời gian trích khấu hao TSCĐ: là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ.”

– Theo bảng phụ lục I kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC: đối với máy móc, thiết bị công tác khác thì thời gian trích khấu hao tối thiểu là 5 năm và thời gian trích khấu hao tối đa là 12 năm.

Trân trọng./.

Thưa luật sư! Trong năm 2013 bên em có mua 02 ô tô nhưng không có hóa đơn đầu vào (xe mua của cá nhân) nên không hoạch toán tài sản cố định và năm 2014 bên em có bán 01 xe ô tô cho cá nhân với giá là 80.000.000 và còn 1 chiếc nữa chưa bán. Mong luật sư tư vấn giúp em nếu thuế thanh kiểm tra thì bên em có bị phạt không và phạt như thế nào ? Và bên em muốn điều chỉnh lại sổ sách cho chuẩn thì điều chỉnh như thế nào cho hợp lý?

Trả lời:

Thông tư 45/2013/TT-BTC Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định như sau.

“Điều 5. Nguyên tắc quản lý tài sản cố định:

1. Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.

2. Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:

Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ

=

Nguyên giá của tài sản cố định

Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ

3. Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này.

4. Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.”

Vậy đối với trường hợp của bạn tài sản cố định dùng tiền của doanh nghiệp đề mua hình thành 2 tài sản cố định của doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mà bạn không tiến hành khai báo, theo dõi hạch toán trên sổ sách tức là bạn bỏ ngoài sổ sách kế toán những tài sản của doanh nghiệp mình phản ánh sai về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán, theo quy định xử phạt tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 41/2018NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:

Điều 9. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về sổ kế toán

…4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:a) Hủy bỏ trước hạn hoặc cố ý làm hư hỏng sổ kế toán;b) Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hợp đồng đầu ra với bệnh viện là hợp đồng cho thuê hệ thống máy, thời hạn thuê khoảng 4 năm, hình thức thanh toán hằng tháng (giá trị cho thuê chia đều cho thời hạn thuê, tính theo tháng), trong hợp đồng cũng ghi rõ là khi hết thời hạn thuê thì mặc nhiên tài sản cố định là hệ thống máy này sẽ thuộc về bệnh viện. Như vậy, cho em hỏi:

1/ Trường hợp với hợp đồng đầu ra như vậy có được coi là hợp đồng cho thuê tài sản cố định là cho thuê tài chính hay thuê cho thuê hoạt động? Nếu cho thuê tài sản cố định như vậy thì có hợp lý không khi giấy phép đăng ký kinh doanh không có đăng ký cho thuê. Giả sử, nếu cộng ty được phép cho thuê thì nếu hợp đồng đó là cho thuê tài chính thì có sai nguyên tắc đăng ký hoạt động không khi công ty không có chức năng cho thuê tài chính.

2/ Công ty muốn đăng ký khấu hao nhanh hệ thống máy đó, bảo đảm rằng hiệu quả kinh doanh của công ty có lãi thì có được không, thủ tục đăng ký khấu hao nhanh như thế nào?

3/ Cuối kỳ, chuyển giao quyền sở hữu tài sản cố định đó lại cho bệnh viện với giá trị là 0 đồng có được không? (không phải đánh giá lại tài sản cố định), có phải xuất hoá đơn giá trị gia tăng cho bệnh viện không trong trường hợp chuyển giao quyền sở hữu tài sản cố định đó?

Mong nhận được hồi âm của quý công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn!

*

Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến gọi: 1900.6162

Trả lời:

Khoản 1 Điều 472 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 472. Hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

Căn cứ Điều 8 Thông tư 45/2013/TT-BTC:

Điều 8. Cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

1. Mọi hoạt động cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý tài sản cố định phải theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

2. Đối với tài sản cố định đi thuê:

a. TSCĐ thuê hoạt động:

– Doanh nghiệp đi thuê phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợp đồng thuê. Chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

Xem thêm: Giải Nghĩa Chi Nhánh Tiếng Anh Là Gì ? Chi Nhánh Ngân Hàng Tiếng Anh Là Gì

– Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ sở hữu, phải theo dõi, quản lý TSCĐ cho thuê.

b. Đối với TSCĐ thuê tài chính:

– Doanh nghiệp đi thuê phải theo dõi, quản lý, sử dụng tài sản cố định đi thuê như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê tài sản cố định.

– Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ đầu tư, phải theo dõi và thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng cho thuê tài sản cố định.

c. Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản (bao gồm cả thuê hoạt động và thuê tài chính) quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm.

4. Đối với giao dịch bán và thuê lại tài sản cố định:

– Trường hợp doanh nghiệp bán và cho thuê lại tài sản cố định là thuê hoạt động, doanh nghiệp phải thực hiện như quy định đối với doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định hoạt động. Các khoản chênh lệch phát sinh khi giá bán thỏa thuận, tiền thuê lại tài sản cố định ở mức thấp hơn hoặc cao hơn giá trị hợp lý được hạch toán ngay vào thu nhập trong kỳ phát sinh hoặc phân bổ dần vào chi phí theo quy định.

– Trường hợp doanh nghiệp bán và thuê lại tài sản cố định là thuê tài chính, doanh nghiệp phải thực hiện như quy định đối với doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính. Khoản chênh lệch giữa giữa thu nhập bán tài sản với giá trị còn lại trên sổ kế toán được hạch toán vào thu nhập theo quy định.

* Mẫu đăng ký khấu hao tài sản cố định:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày…….tháng………..năm 20

ĐĂNG KÝ PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Kính gửi:

Tên đơn vị:

Mã số thuế:

Nay Công ty…………………. đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định với Chi Cục thuế………………………………..theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Theo bảng chi tiết dưới đây.

STT

Tên tài sản cố định

Thời gian trích khấu hao tài sản cố định

Bắt đầu trích khấu tài sản cố định (thời gian)

ĐẠI DIỆN CÔNG TY

(Ký và đóng dấu)

Căn cứ khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC:

Thời điểm lập hóa đơn giá trị gia tăng (ngày lập) hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

5. Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện nhận biết tài sản cố định ?

Trả lời

Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định cụ thể về tiêu chuẩn và cách nhận biết tài sản cố định:

1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.

Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.

2. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình:

Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình.

Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệpnếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:

a) Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;

b) Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;

c) Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

d) Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

đ) Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;

e) Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;

g) Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.

3. Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.

Rất mong nhận được sự hợp tác!Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật doanh nghiệp – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời:

Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.

Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:

Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ

=

Nguyên giá của tài sản cố định

Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ

Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT- BTC.

Xem thêm: To Be Worthy Là Gì Trong Tiếng Việt? Worthy Nghĩa Là Gì Trong Tiếng Việt

Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *