function tS(){ x=new Date(); x.setTime(x.getTime()); return x; } function y2(x){ x=(x 11) { ap =”PM”; };return ap;} function dT(){ if(fr==0){ fr=1; document.write(“”+eval(oT)+””); } tP.innerText=eval(oT); setTimeout(“dT()”,1000); } var dN=new Array(“Chủ nhật”,”Thứ hai”,”Thứ ba”,”Thứ tư”,”Thứ năm”,”Thứ sáu”,”Thứ bảy”),mN=new Array(“1″,”2″,”3″,”4″,”5″,”6″,”7″,”8″,”9″,”10″,”11″,”12”),fr=0,oT=”dN
Đang xem: Bão nhiệt Đới ( tropical depression là gì, câu 2: cơ sở phân loại bão, Áp thấp nhiệt Đới
Ông Nguyễn Xuân Hoàng – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ứng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố nhiệm kỳ 2021 – 2026 tại Đơn vị số 19, quận Gò Vấp * Thông báo về việc tăng cường thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 * Công nhận huyện Cần Giờ đạt chuẩn nông thôn mới *
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
3
0
1
9
3
2
9
5
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Xem thêm: Taxol Là Gì – Cây Thông Đỏ Và Taxol (1)
Bão nhiệt đới (Tropical Storm)
Xin xem Bảng Cấp Gió để biết thêm định nghĩa các cấp gió.
Bão có nhiều tên gọi khác nhau tuỳ vào khu vực phát sinh:
+ Bão hình thành trên Đại Tây Dương: hurricanes
+ Bão hình thành trên Thái Bình Dương: typhoons
+ Bão hình thành trên Ấn Độ Dương: cyclones
Điều kiện cơ bản để hình thành bão là nhiệt độ cao và những vùng dồi dào hơi nước: khi nhiệt độ cao sẽ làm cho hơi nước bốc lên mạnh và bị đấy lên cao, tại khu vực đó 1 tâm áp thấp hình thành. Do sự chênh lệch khí áp, không khí ở khu vực lân cận sẽ tràn vào.Tại tâm bão (mắt bão) không khí chuyển từ trên xuống dưới, xung quanh tâm bão: không khí bốc mạnh lên cao ngưng tụ thành 1 bức tường mây dày đặc, tạo ra những cơn mưa cực lớn và gió xoáy rất mạnh. Khi đi vào đất liền hoặc vùng biển lạnh ở các vĩ độ cao, bão mất nguồn năng lượng bổ sung từ không khí nóng ẩm trên biển, cộng với đó là ảnh hưởng của lực ma sát với mặt đất nên suy yếu dần và tan đi.
Cấu tạo của 1 cơn bão gồm các phần sau: mắt bão (the eye), thành mắt bão (the eyewall), dải mây (rainbands) và lớp mây ti dày đặc phía trên (the Dense Cirrus Overcast)
Bão thường xuất hiện ở khu vực từ vĩ tuyến 5 đến 20 0 vĩ Bắc và Nam, điển hình là ở Thái bình Dương với tên gọi là Bão nhiệt đới (Tropical Storm). Tại đây, nhiệt độ tương đối cao, tạo điều kiện cho sự đối lưu của nước, hình thành bão. Những cơn mưa rào do bão mang tới làm cho cỏ cây phát triển tươi tốt. Tuy nhiên những trận bão dữ dội có thể tàn phá mùa màng, sập nhà cửa, gây thiệt hại rất lớn cho con người.
Ở Việt Nam, bão phát sinh từ tháng 5 đến tháng 12 trên khu vực biển Đông. Sau khi đạt tới trình độ phát triển mạnh, bão di chuyển theo hướng từ Đông sang Tây, về phía đất liền và thường tan đi khi đã đổ bộ vào bờ biển. Từ Bắc vào Nam mùa bão chậm dần phù hợp với sự di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới: từ Móng Cái – Thanh Hoá (tháng 7,8), Thanh Hoá – Quảng Trị (tháng 9), Quảng Trị – Bồng Sơn (tháng 10), Bồng Sơn – TPHCM (tháng 11), TPHCM – Cà Mau (tháng 12).
Năm 2006 là năm xuất hiện nhiều trận bão mạnh: bão Chanchu (5/2006), bão Xangsane và Cimaron (10/2006), Chebi (11/2006), bão Durian và Utor (12/2006). Các cơn bão gây thiệt hại lớn cho người dân (đặc biệt là các khu vực gần biển)