Điều ước quốc tế (tiếng Anh: International Treaties) được hiểu là những văn bản có chứa những qui phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật quốc gia.
Đang xem: Treaty là gì, multilateral commercial
Điều ước quốc tế (International Treaties)
Khái niệm
Điều ước quốc tế trong tiếng Anh là International Treaties.
Điều ước quốc tế (International Treaties) được hiểu là những văn bản có chứa những qui phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật quốc gia được xây dựng, kí kết, công nhận và có hiệu lực pháp lí đối với chủ thể của các quốc gia thành viên, thường bao gồm: Hiệp ước, Hiệp định, Nghị định thư, công hàm trao đổi…
Phân loại điều ước quốc tế
Liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa thường có hai loại điều ước quốc tế được áp dụng. Đó là loại điều ước quốc tế mang những nguyên tắc pháp lí chung làm cơ sở cho hoạt động thương mại, nó không điều chỉnh trực tiếp các vấn đề quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí của các bên tham gia hợp đồng mà chỉ đề ra các nguyên tắc pháp lí chung có tính chất định hướng chỉ đạo như Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA); Hiệp định cắt giảm thuế quan với ASEAN…
Loại điều ước thứ hai là loại điều ước quốc tế trực tiếp điều chỉnh đến các bên trong kí kết và thực hiện hợp đồng. Đây chính là nguồn qui phạm pháp luật dùng để giải quyết tranh chấp, thường được các bên và cơ quan tiến hành tố tụng viện dẫn trong quá trình giải quyết tranh chấp. Loại điều ước này điển hình có Công ước Brussel 1964 về chuyên chở hàng hóa, Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (United Nations Convention For The International Sales Of Goods – Vienna Convention 1980 – CISG).
Thực tế áp dụng các qui định trongĐiều ước quốc tế
Trong quá trình đàm phán, kí kết và thực hiện hợp đồng quốc tế các bên có thể lựa chọn các qui định trong Điều ước quốc tế khi quốc gia đó đã là thành viên hoặc thậm chí chưa phải là thành viên bởi nó được vận dụng một cách linh hoạt trên cơ sở của sự thỏa hiệp.
Xem thêm: Bật Mí Cách Bật Tính Năng Wifi Calling Là Gì ? Hoạt Động Như Thế Nào?
Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng: việc lựa chọn những nội dung trong Điều ước quốc tế phải tuân thủ theo các nguyên tắc như không trái với các qui định, không xâm phạm thuần phong mĩ tục,…
Thực tế chứng minh rằng: khi Việt Nam chưa gia nhập CISG thì một số qui định của CISG vẫn được áp dụng nếu Việt Nam là một bên tham gia quan hệ thương mại quốc tế. Điều này được cụ thể là:
– Nếu qui phạm xung đột dẫn chiếu đến luật một nước là thành viên CISG
– Nếu các bên tham gia giao dịch cùng lựa chọn áp dụng CISG
– Khi trong hợp đồng các bên không lựa chọn luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp (tòa án hoặc trọng tài) lựa chọn CISG để giải quyết tranh chấp.
Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 84 Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) vào năm 2015. Theo đó, khi kí kết, thực hiện hoặc có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thì dù các bên không có thỏa thuận dẫn chiếu thì Công ước Viên năm 1980 vẫn được “tự động” áp dụng.
Xem thêm: Trang Web Là Gì ? Định Nghĩa Chi Tiết Website Và Lợi Ích Kinh Doanh
Thậm chí, trên thực tế cho thấy: vào thời điểm mà Việt Nam chưa phải là thành viên chính thức của CISG thì trong giải quyết tranh chấp kinh doanh vẫn có thể áp dụng các qui định trong CISG.