BOT là viết tắt của cụm từ (Build – Operate – Transfer) hay còn gọi là Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao trong kinh tế. Hợp đồng BOT hiện nay thường được xuất hiện nhiều dưới các hình thức đầu tư các công trình giao thông như cầu đường.
Nhắc đến BOT, mọi người sẽ nghĩ ngay đến các trạm thu phí trên đường bộ. Rất nhiều trạm BOT đã từng trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội như BOT Cai Lậy, BOT Bến Cầu Thủy,… Tuy nhiên không phải ai cũng biết BOT là gì?
Trong nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc liên quan đến BOT là gì?
BOT là gì?
BOT là viết tắt của cụm từ (Build – Operate – Transfer) hay còn gọi là Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao trong kinh tế.
Đang xem: Bản chất thực sự của trạm bot là gì, bot là gì và trạm thu phí bot là gì
Theo Khoản 3, Điều 3, Nghị định 68/2018/NĐ-CP về Đầu tư theo hình thức Đối tác Công tư thì:
“Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao(sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Hợp đồng BOT hiện nay thường được xuất hiện nhiều dưới các hình thức đầu tư các công trình giao thông như cầu đường. Nước ta đang trong giai đoạn phát triển, đặc biệt quan tâm chú trọng phát triển mạng lưới giao thông đường bộ dẫn đến trong những năm gần đây, các dự án BOT mọc lên như nấm bởi nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Điều này được hiểu là các công trình giao thông được nhà đầu tư và nhà nước cùng bỏ vốn xây dựng, sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng thì nhà đầu tư sẽ được phép xây dựng các trạm thu phí để thu hồi lại vốn đầu tư và khi hết thời hạn đó thì sẽ phải trả lại cho nhà nước.
Như vậy, chúng ta đã hiểu rõ khái niệm BOT là gì? cũng như các hình thức tồn tại của nó.
Tại sao phải quy định trạm thu phí BOT?
Trạm thu phí BOT chính là trạm thu phí do nhà đầu tư xây dựng để thu phí những xe chạy trên các đoạn đường nằm trong hợp đồng BOT.
Việc thu phí này nhằm đảm bảo cho các nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng có thể thu hồi lại số vốn đó do đây là hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao giữa nhà nước và nhà đầu tư nên cần phải có cơ chế đảm bảo cho nhà đầu tư được thu hồi vốn.
Ngoài ra số tiền thu được từ người tham gia giao thông sẽ được dùng vào việc chi trả, bảo trì và nâng cấp các tuyến đường. Hiện nay, mức tiền thu phí được nhà nước quy định và điều chỉnh theo từng thời điểm, từng loại hình phương tiện và từng tuyến đường khác nhau.
Sau khi hết thời hạn thu phí thì chủ đầu tư sẽ phải trả lại các trạm thu phí này cho nhà nước và thường thì khi đó nhà nước sẽ cho ngưng hoạt động các trạm thu phí.
Xem thêm: Sự Khám Phá Diệu Kỳ Của Than Củi Là Gì ? Cách Nhận Biết Than Chất Lượng
Những đối tượng bị thu phí tại các trạm thu phí BOT
Mức thu phí tại các trạm BOT được quy định tại Thông tư 15/2020/TT-BGTVTngày 22 tháng 7 năm 2020 của Bộ giao thông vận tài quy định về hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.
“Đối tượng chịu phí bao gồm:
1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm: xe ô tô, máy kéo; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo (sau đây gọi chung là ô tô) và xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (sau đây gọi chung là mô tô) thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ.
2. Xe ô tô thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ quy định tại khoản 1 Điều này không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau:
+ Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai;
+ Bị tịch thu;
+ Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa hữa từ 30 ngày trở lên.
3. Các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều này nếu xe ô tô đó đã được nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp (áp dụng cho xe ô tô bị hủy hoại, tịch thu không được tiếp tục lưu hành) hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau (áp dụng đối với xe ô tô vẫn tiếp tục được lưu hành sau khi được sửa chữa) tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ nếu có đủ hồ sơ theo quy định pháp luật.
4. Không áp dụng khoản 2 Điều này đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, lực lượng công an và xe nước ngoài tạm nhập lưu hành tại Việt Nam.”
Mặc dù đã có những quy định về phải nộp phí BOT nhưng rất nhiều người không chấp hành và cố tình vi phạm. Tuy nhiên không phải trạm thu phí BOT nào cũng minh bạch và không có những bất cập.
Như vậy, thực tế các dự án BOT đã phần nào góp cho các tuyến đường bộ được lưu thông hơn và giúp cho việc giao thương hàng hóa thuận tiện hơn, người dân đi lại dễ dàng hơn.
Xem thêm: Stoner Là Gì, Nghĩa Của Từ Stoner Trong Tiếng Việt, Nghĩa Của Từ Stoner Trong Tiếng Việt
Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc về BOT là gì để bạn đọc tham khảo.