Nhập trạch là một trong những nghi lễ cổ xưa của người Việt Nam. Đây là nghi thức rất quan trọng để được tổ tiên chấp nhận, phù hộ may mắn cho mọi thành viên trong gia đình.

Đang xem: Nhập trạch là gì, nghĩa của từ trạch trong tiếng việt nghĩa của từ trạch trong tiếng việt

Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nhập trạch là gì, những lưu ý và kiêng kị trong nhập trạch qua bài viết sau đây.

*

Nhập trạch là lễ dọn vào nhà mới. Lễ nhập trạch tương đương với việc “đăng ký hộ khẩu” với thần linh, thổ địa đang cai quản ngôi nhà này. Đây là một nghi lễ cổ truyền khá quan trọng được lưu truyền ngàn đời của dân tộc ta.

Theo quan niệm ngàn đời của ông cha ta, mỗi một vùng đất đều có những vị thần linh cai quản, những vị quan trấn giữ. Vậy nên, lễ nhập trạch là lễ làm để thông báo cho các vị thần, quan đang cai trị tại vùng đất này về việc gia đình bạn sẽ chuyển tới đó sinh sống, mong các ngài phù hộ cho cuộc sống tại nơi ở mới được thuận lợi và bình an.

Đồng thời, do tổ tiên, thần tài – thổ địa đang được thờ cúng tại nhà cũ nên khi chuyển nhà, cúng nhập trạch xin phép được chuyển họ đến nhà mới là việc cần làm, để gia đạo được tiếp tục phù hộ.

*

Khi các bạn có sự thay đổi về nơi ở, cần chuyển nhà, nhập trạch tức như việc thay đổi môi trường sống, không gian sống từ đó sẽ có những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Để một phần hóa giải những điểm xấu thì các bạn nên chọn một ngày thật tốt để chuyển nhà.

Một ngày tốt chuyển nhà thì nên đồng thời đảm bảo đủ các yếu tố: Thuận lợi cho chủ nhà, là ngày hoàng đạo đẹp và là ngày hợp với tuổi mệnh của gia chủ.

Vàng mã là một trong những thứ quan trọng và không thể thiếu trong lễ nhập trạch. Để chuẩn bị cho lễ nhập trạch thì chúng ta cần chuẩn bị vàng mã như sau:

– 6 con ngựa có đủ mũ, cờ, kiếm, giầy, áo quần gồm các màu. Trong đó có 2 ngựa đỏ, 1 ngựa xanh, 1 ngựa trắng, 1 vàng và 1 tím.

– Mua thêm 5 tập tào quan, 5 tập giấy tiền, 5 tập vàng lá, 5 loại cùng màu với ngựa để hóa ngựa theo màu nến

Để mọi thứ được may mắn và tránh bị thần linh vùng đất đó khiển trách thì chúng tôi khuyên bạn nên chọn thầy cúng và nhờ họ chuẩn bị cho mình thì sẽ là tốt nhất.

*

Mâm cúng nhập trạch được coi là món quà ra mắt của gia chủ đối với thổ địa, thần linh và gia tiên khi chuyển đến nơi ở mới.

Theo nghi lễ dân gian thì mâm cúng lễ nhập trạch bao gồm 3 phần chính là ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn.

Mâm ngũ quả: Thường lựa chọn ít nhất là 5 loại quả tươi ngon theo mùa. Các trái được lựa chọn theo tiêu chí to, đẹp, không bị bầm dập hay thôi. Hoa quả sau khi mua về thì được rửa sạch và sắp xếp ngay ngắn lên đĩa.

Hương hoa: Gồm lọ hoa tươi cúng nhà mới (hồng, cúc hoặc ly), cặp đèn cày, nhanh, trầu cau, vàng mã, 3 hủ nhỏ đựng muối, gọa và nước.

Nếu là mâm cỗ mặn thì gồm bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và trứng vịt luộc), gà luộc hoặc heo quay, xôi hoặc cháo, các món mặn khác tùy ý.

Nếu là mâm cơm chay thì bạn có thể chuẩn bị 4-5 món tùy vào mỗi gia đình. Gia chủ có thể làm một vài món đơn giản nhưng không kém phần sang trọng như: rau củ xào, canh rau củ, đậu hũ, xôi đậu, chè, bánh, kẹo…

Văn khấn trong bất kì một nghi lễ nào đó đều có ý nghĩa như lời kính xin các vị thần linh, thần tài… cho được phúc lộc, bình an và may mắn. Do đó, khi gia đình chuyển vào nhà mới thì bài văn khấn nhập trạch có một ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống sau này.

Văn khấn nhập trạch khi chuyển nhà bao gồm 2 phần là văn khấn thần linh và gia tiên. Thứ nhất là văn khấn thần linh xin nhập trạch, thứ hai là văn khấn về nhà mới cúng tổ tiên, xin rước ông bà về thờ phụng.

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trên án, trước bản toạ chư vị tôn thần kính cẩn tâu trình:

Các ngài Thần Linh chính trực giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh của trời đất, phù hộ dân lành bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo.

Chúng con cầu xin chư vị minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào như ý, vạn điều tốt lành. Người người được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dầy, thương xót phù trì bảo hộ.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, thịnh vượng an khang. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điều lành tiếp ứng.

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trên án, trước bản toạ chư vị tôn thần kính cẩn tâu trình:

Các ngài Thần Linh chính trực giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh của trời đất, phù hộ dân lành bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo.

Xem thêm: Ehon Cảm Xúc: Xấu Hổ Là Gì ? Các Dấu Hiệu Nhận Biết Cảm Xúc Xấu Hổ

Chúng con cầu xin chư vị minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào như ý, vạn điều tốt lành. Người người được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dầy, thương xót phù trì bảo hộ.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, thịnh vượng an khang. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điều lành tiếp ứng.

Khi đọc bài cúng nhập trạch, gia chủ cần đọc văn cúng thần linh trước để xin phép rồi tiếp đó mới đến văn cúng tổ tiên. Trình tự này không được thay đổi nếu không sẽ bị cho là thiếu tôn trọng đối với bậc thần linh nơi đây.

*

– Ngày về nhà mới, nếu làm lễ chuyển nhà mà gia chủ chưa ở ngay thì cũng nên nán lại ngủ ở đó một đêm để hoàn thành việc báo cáo là nhà đã có người ở và hoàn tất lễ cúng về nhà mới.

– Bài vị cúng tổ tiên, thần tài phải do gia chủ tự tay mang đến còn những thành viên khác trong gia đình đi theo cầm tiền của mang đến nhà mới.

– Khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào là cái chiếu hoặc tấm đệm đang sử dụng, sau đó là bếp lửa (bếp ga, bếp dầu), chổi quét nha, gạo, nước,… sau đó là lễ vật để cúng thần linh.

– Nước đun trên bếp lần đầu tiên ở nhà mới phải để sôi 5-10 phút, lâu hơn càng tốt. Đun nước mục đích là để khai bếp, pha trà dâng thổ công và gia tiên. Nếu có khách có thể lấy nước đó để pha nước mới khách.

– Ngay sau khi khấn thàn linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết gia tiên rồi mới dọn dẹp đồ đạc. Sau khi dọn xong, để cầu mong bình yên, toàn gia nên tổ chức bái tạ thần phật và tổ tiên.

– Trấn nhà: Dùng đá phong thủy hợp mệnh hoặc tiền xu cho vào các hủ nhỏ, bọc vải đỏ và đặt ở các góc nhỏ khuất trong nhà.

– Treo chuông gió: Chuông gió theo quan niệm dân gian sẽ có tác dụng luôn chuyển không khí, xua tà khí, hút tài vận.

– Thai phụ sẽ không được chuyển nhà vì điều này được xem là phạm vào thần thai, nếu bất đắc dĩ phải cho phụ nữ mang thai chuyển nhà thì nên dùng chổi mới quét lên mọi đồ đạc.

– Nếu mượn người dọn nhà thì tuyệt đối không được chọn người cầm tinh con cọp vì tuổi này có thể mang tới điều dữ, không lành khi về nhà mới.

*

Chính vì tầm quan trọng của lễ nhập trạch mà nhiều người sẽ lựa chọn ngày nhập trạch được cho là tốt nhất. Tuy nhiên sẽ có một vài trường hợp buộc bạn phải cân nhắc dọn đồ trước ngày nhập trạch như:

– Đã chọn được ngày tốt nhập trạch nhưng ngày đó lại còn quá lâu trong khi bạn cần chuyển dọn nhà ngay

Đó là những trường hợp có thể xảy ra khiến bạn băn khoăn không biết có nên chuyển đồ trước khi nhập trạch không vì sợ phạm phải điều cấm kị. Tuy nhiên, bạn không cần phải có lo lắng như vậy bởi theo nhiều phong thủy sư, việc chuyển đồ trước nhập trạch là điều hoàn toàn có thể.

Cuộc sống hiện đại và có nhiều tình huống bất ngờ xẽ mang con người đến các hướng giải quyết linh động, không chỉ thuận tiện hơn mà còn hợp với phong thủy.

Để cho tiện lợi và tiết kiệm thời gian mà một số gia chủ quyết định ở lại nhà mới khi chưa nhập trạch. Vậy chưa nhập trạch có ở được không?

Theo các chuyên gia phong thủy thì đây là điểu không nên. Vì khi chưa làm lễ nhập trạch mà ở lại nhà mới khiến gia chủ dễ gặp phải những điều không may do các thần linh khu đất đó chưa biết bạn là ai để bảo vệ.

Nhập trạch có cần xem tuổi hay không đang là vấn đề lo lắng chung của nhiều gia chủ. Theo ý kiến của các phong thủy sư và quan niệm của ông bà ta “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, muốn có cuộc sống may mắn ở nhà mới thì gia chủ nên xem tuổi để nhập trạch.

Theo quan niệm của dân gian, chọn một ngày tốt để nhập trạch cần phải chọn ngày có tuổi của chủ sở hữu căn nhà đó. Gia chủ cần tránh nhập trạch vào những ngày xấu, phạm bách kỵ như Dương công kỵ, Sát chủ, Thọ tử, Tam nương, Nguyệt kỵ… Bạn nên lựa chọn ngày của Trực và Cát Sao thích hợp hơn cho từng công việc.

Gia chủ nên tránh nhập trạch vào những ngày xung với vận mệnh của mình, tránh những ngày thiên can hoặc địa chi xung với tuổi gia chủ.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhập trạch là gì, những kiêng kỵ khi làm lễ nhập trạch qua đó giúp ích được đôi chút trong việc sắp tới khi bạn phải chuyển nhà nhập trạch.

Xem thêm: Android Tv Box Là Gì Và Những Thông Tin Cần Biết, Android Tivi Box Là Gì

Nội Thất Dominer là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế thi công nội thất, ngoại thất. Chúng tôi tự tin mang đến trải nghiệm tuyệt vời nhất cho không gian của bạn.

Thiết kế nội thất chung cư

Thiết kế nội thất phòng khách

Thiết kế nội thất phòng ngủ

Thiết kế nội thất phòng bếp

Thiết kế nội thất phòng làm việc

Thi công nội thất

Thi công nội thất chung cư

Thi công nội thất văn phòng

Thi công nội thất nhà phố

Thi công nội thất biệt thự

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *