Tổng cung và tổng cầu

Có nhiều cách mô tả hoạt động của nền kinh tế, theo cách tiếp cận hệ thống, nển kinh tế được xem như là một hộ thống – gọi là hộ thống kinh tế vĩ mô. Theo P.A.Samuelson hệ thống này gồm 3 yếu tố:

Những yếu tố đầu vào gồm: Các biến số hay công cụ chính sách như chính sách tài khoá, chính sách tiên tệ…và các biến ngoại sinh (đôi khi còn gọi là ngoại biến) như: Dân số, thời tiết, chiến tranh.. .thường chủ yếu do các lực lượng phi kinh tế gây ra.Những yếu tố đầu ra bao gồm các biến số được tạo ra của hệ thống. Đây cũng chính là các muc tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô như: sản lượng, việc làm, giá cả, xuất nhập khẩu (đôi khi còn gọi là biến suy diễn hệ quả).Yếu tố trung tâm của hệ thống gọi là hộp đen kinh tế vĩ mô, còn gọi là nền kinh tế vĩ mô. Hai lực lượng quyết định sự hoạt động của nền kinh tế vĩ mô là tổng cầu và tổng cung.

Đang xem: Tổng cầu là gì, biểu Đồ tổng cầu là gì

Tổng cầu (AD – Aggregate Demand)

Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà các tác nhân trong nền kinh tế muốn và có khả năng mua tương ứng với mức giá đã cho, trong các điều kiện khác không đổi. Nói cách khác, tổng cầu đo lường mức tổng chi tiêu dành cho mua sắm hàng hoá và dịch vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước,

Đường tổng cầu: Là đường biểu thị mối quan hệ giữa tổng mức cầu và mức giá chung trong các điều kiện khác không đổi.

Đường cầu có độ dốc nghiêng xuống – điều này hàm ý, khi giá cả giảm khối lượng chi tiêu của toàn bộ nền kinh tế có xu hướng tăng lên, tổng cầu tăng lên. Nguyên nhân dẫn đến điều đó là do khi giá giảm, thu nhập thực tế của công chúng tăng lên, tiêu dùng thực tế sẽ cao hơn, tổng cầu do đó cao hơn.

*
*
*

Hình 1.8 chỉ ra cho ta thấy, giao điểm của đường AD và AS ngắn hạn gọi là điểm cân bằng trong ngắn hạn (E). Giao điểm của đường AD, AS và đường ASLR gọi là điểm cân bằng trong dài hạn (Eị).

Xem thêm: Songkran Là Gì – Tết Songkran Không Té Nước Vì Covid

Có thể sử dụng tổng mức cầu và tổng mức cung minh hoạ trên hình 1.8 để nghiên cứu một số sự kiện lớn diễn ra trong đời sống kinh tế của các nước như tình trạng nền kinh tế hoạt động làm sản lượng thực tế vượt quá mức sản lượng tiềm năng, dẫn đến lạm phát về giá cả; cũng có thể nền kinh tế dơi vào tình trạng đình trệ lạm phát (vừa đình trệ lại vừa lạm phát).

Khi một cú sốc về phía tổng cung làm dịch chuyển đường AS sang trái, dẫn đến tình trạng giá cao hơn cùng với mức sản lượng giảm đi. Cú sốc này đã có tác động xấu đến toàn bộ các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô.

Một trạng thái khác cũng xẩy ra khi giảm cung ứng tiền tệ, lãi suất tăng làm giảm tốc độ chi tiêu dẫn đến dịch chuyển đường AD sang trái. Cú sốc này làm tình trạng nén kinh tế xẩy ra trái ngược hẳn với cú sốc ở phần trên là làm sản lượng giảm, giá giảm, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng theo.

Xem thêm: Tứ Hành Xung Và Tam Hợp Là Gì, Tam Hợp Hóa Tam Tai Có, Nguyên Tắc Tính Tam Hợp (Tam Hạp)

Có thể nói một số biến động của nền kinh tế là do sự dịch chuyển của đường tổng cầu hoặc sự dịch chuyển của đường tổng cung sang phải hoặc sang trái. Nhiệm vụ chính về hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô trong một nền kinh tế là phải chuẩn đoán hình thái của những cú sốc tác động đến đường tổng cầu hay đưòng tổng cung để định ra các chính sách thích hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *