*

Tin tức và sự kiện

*

Thời sự

*

*

*

Nghị định quy định cụ thể về Kiểm soát viên của Tập đoàn, tổ chức quản lý của TKV, quan hệ của TKV với các đơn vị trực thuộc và các doanh nghiệp tham gia tập đoàn các công ty KTV, quản lý vốn của KTV ở doanh nghiệp khác…

Ngày 19 tháng 12 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 212/2013/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.

Đang xem: Nghĩa vụ về vốn và tài sản của tkv là gì, tập Đoàn công nghiệp than

Điều lệ này là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của TKV. Tất cả các cá nhân, các đơn vị trực thuộc, các công ty con và các đơn vị sự nghiệp của TKV có trách nhiệm thi hành Điều lệ này.

Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (tên tiếng Anh: VIETNAM NATIONAL COAL AND MINERAL INDUSTRIES HOLDING CORPORATION LIMITED, tên viết tắt tiếng Anh:VINACOMIN, tên viết tắt tiếng Việt TKV), trụ sở chính tại 226 phố Lê Duẩn, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, trang tin điện tử www.vinacomin.vn là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, biểu tượng, thương hiệu, tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ mở tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. TKV có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác bằng toàn bộ tài sản của mình; chịu trách nhiệm dân sự và thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty con, công ty liên kết trong phạm vi số vốn do TKV đầu tư. TKV chịu sự quản lý nhà nước của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.

TKV được Nhà nước giao quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên trữ lượng than, bôxít và các khoáng sản khác theo quy định của pháp luật; vốn nhà nước đầu tư vào TKV; một số công trình thuộc kết cấu hạ tầng có tính chất liên mỏ, liên khu vực.

Vốn điều lệ của TKV đến năm 2015 là 35.000.000.000.000 đồng (Ba mươi lăm nghìn tỷ đồng chẵn).

Ngành, nghề kinh doanh chính của TKV gồm:

– Công nghiệp than: Khảo sát, thăm dò, đầu tư, xây dựng, khai thác, vận tải, sàng tuyển, chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm than, khí mỏ, nước ngầm ở mỏ và các khoáng sản khác đi cùng với than;

– Công nghiệp khoáng sản – luyện kim: Khảo sát, thăm dò, đầu tư, xây dựng, khai thác, vận tải, sàng tuyển, làm giàu quặng, luyện kim, gia công, chế tác, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm khoáng sản;

– Vật liệu nổ công nghiệp: Sản xuất, mua, bán, dự trữ, sử dụng, xuất nhập khẩu các loại vật liệu nổ công nghiệp và nitơrat amôn;

– Công nghiệp điện: Đầu tư, xây dựng, sản xuất điện; mua, bán điện.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện:

1. Phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ hằng năm và thanh tra theo quy định việc thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm của TKV.

Xem thêm: Liệu Chương Trình Im Japan Là Gì Của Nhật Bản, Chương Trình Vì Người Nghèo

2. Thẩm định để Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; việc tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản TKV; chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm của TKV theo đề nghị của Bộ Công Thương.

3. Có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ: Quyết định vốn điều lệ của TKV khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động; phê duyệt Đề án thành lập công ty con 100% vốn nhà nước; phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác của TKV; phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Tập đoàn các công ty TKV.

4. Có ý kiến với Bộ Công Thương về việc góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn tại doanh nghiệp khác, việc tiếp nhận công ty con, công ty liên kết của TKV.

5. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, phân công của chủ sở hữu và Điều lệ này.

Nghị định quy định cụ thể về Kiểm soát viên của Tập đoàn, tổ chức quản lý của TKV, quan hệ của TKV với các đơn vị trực thuộc và các doanh nghiệp tham gia tập đoàn các công ty KTV, quản lý vốn của KTV ở doanh nghiệp khác…

Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của TKV gồm có Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.

Người lao động trong TKV tham gia quản lý doanh nghiệp thông qua Hội nghị người lao động, đối thoại tại nơi làm việc, tổ chức công đoàn và thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Tappi Sàn Là Gì ? Và Loại Nào Là Tốt Nhất? Thanhbinhauto

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2014 (Phong Lâm).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *