Ngày nay, nhiều ngườiniệm Phật A Di Đà để cầu vãng sinh Tây phương Cực Lạc. Điều này phù hợp với đạinguyện của đức Phật A Di Đà cứu độ chúng sinh về cõi Tịnh độ của Ngài để tiếptục tu hành tới ngày thành Phật.

 Do sự mong muốn của mộtsố độc giả nên tôi viết ra những điều căn bản của Pháp Môn Tịnh Độ và của việcHộ Niệm để giúp người tu biết làm thế nào để được vãng sanh, làm sao biết một người khi chếtđược vãng sinh hay không; có mấy phương thứctu Tịnh Độ, có bao nhiêu cách niệm Phật, và người tu phảilàm những gì để đạt kết quả mỹ mãn?

 Mong rằng: người tuPháp Môn Niệm Phật A Di Đà nghiền ngẫm thật kỹ, ghi nhớ những điều phân tích khuyếntấn trong cuốn cẩm nang này trước khi bắt đầu thực hành, và về sau thỉnh thoảngnên đọc lại để được nhắc nhở.

 Mặc dù trong sách nêura rất nhiều điều, nhưng chưa nói hết được mọi chi tiết, cách diễn đạt văn tự còn khuyếtđiểm, mong các vị Thiện trithức bỏ qua cho, người viết muôn phần thành thật đa tạ.

 Sau chót, chân thành cảm tạ và xin phép qúyThiện tri thức, Phật tử, v.v… đã viết, dịch, in, ấn tống, xuất bản Kinh sách,đăng trên mạng, nhờ đó quyển sách “Pháp Môn Tịnh Độ” được thành hình đầy đủ.

Đang xem: Tịnh Độ là gì, cõi tĩnh Độ là cõi nào

Milpitas, Cali.USAngày 16 – 10 – 2011NamMô Thích Ca Mâu Ni PhậtNamMô A Di Đà Phật.Toàn Không Đỗ Đăng Tiến

 

 

DẪN NHẬP

 

TỊNH ĐỘ LÀ GÌ?

 

 Tịnh là im lặng yên ổn trong sạch, Độ là cứu giúp, Tịnh Đ từ chữ Phạn: Buddhasetra là Phật độ, cõi Phật, cõi thanhtịnh.

 Trong hư không bao la vôbiên: có vô lượng cõi nước (hành tinh), trong số đó có cõi Tịnh, có cõi Uế (nhưSa Bà). Chúng sinh có tâm tịnh sinh về cõi Tịnh, có tâm uế sinh về cõi uế; nếusinh về cõi uế thì nghiệp chướng mỗi ngày một sâu nặng, khó thành tựu pháp lành;còn sinh về cõi Tịnh thì nghiệp chướng mỗi ngày một tiêu trừ, dễ thành tựu pháplành; ngay cả các cõi Tịnh độ cũng có nhiều sai biệt, trong đó cõi thù thắngnhất là thế giới Tây Phương Cực Lạc.

 Để được đầy đủ và có thứ lớp, trước hết cần lược qua về ba Kinh căn bảncủa Tịnh Độ Tông, sau bàn đến phương cách tu, các điều nên biết và chuẩn bị.Sau chót nói đến cách thực hành hàng ngày của người tu Tịnh Độ. Chúng ta cùng theo dõi:

 

MỤC 1:

LƯỢC KINH A DI ĐÀ:

I) – CÕI TỊNH ĐỘ TRANGNGHIÊM:

 Một thời Đức Phật ngựtại Tịnh xá Kỳ Hoàn, vườn Cấp Cô Độc nước Xá-Vệ, cùng với một nghìn hai trămnăm mươi vị Tỳ kheo; lúc đó, có vô số Bồ Tát, Chư Thiên, Thiên Long Bát Bộ vàtứ chúng tham dự.

 Bấy giờ đức Phật bảo TỳKheo Xá-Lợi-Phất rằng: “Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật (1)(xa quá 10 tỷ giải Ngân Hà), có thế giới tên là Cực Lạc, trong thế giới đó cóđức Phật hiệu là A Di Đà (2) hiện nay đang nói pháp.

 Xá Lợi Phất, cõi đóvì sao tên là Cực lạc?

 Vì chúng sanh trong cõiCực Lạc không có những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui; trong cõi đó có bảytừng bao lơn, bảy từng mành lưới, bẩy từng hàng cây, đều bằng bảy báu bao bọcgiáp vòng.

 Lại có ao bằng bẩy báu,trong ao đầy nước đủ tám công đức (3);đáy ao thuần dùng kim cương làm cát trải trên đất bằng vàng. Vàng bạc, lưu ly,pha lê hợp thành những thềm đường ở bốn bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũngđều nghiêm sức bằng bảy báu là: vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mãnão.

 Trong ao có hoa sen lớnnhư bánh xe: hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh, sắc vàng thời ánh sáng vàng, sắcđỏ thời ánh sáng đỏ, sắc trắng thời ánh sáng trắng, nhiệm mầu thơm mát trongsạch. 

 Xá Lợi Phất, cõi CựcLạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế.

 Trong cõi của đức Phậtđó, thường trỗi (vang lên) nhạc trời, đất bằng vàng ròng, ngày đêm sáu thời (4) rải hoa trời Mạn đà la; chúngsanh trong cõi đó thường vào lúc sáng sớm, đều lấy giỏ đựng những hoa thơm đemcúng dường mười muôn ức đức Phật ở mười phương, đến giờ ăn liền trở về bản quốcăn cơm xong đi kinh hành (5).

 Xá Lợi Phất, cõi Cực Lạcthành tựu công đức trang nghiêm như thế.

*

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI NÓIKINH

 

 Lại nữa, cõi đó thường cónhững giống chim mầu sắc xinh đẹp lạ thường, như chim Bạch hạc, Khổng-tước,Anh-vũ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cọng-mạng; những giống chim đó ngày đêm sáuthời hót tiếng hòa nhã.

 Tiếng chim đó diễn nóinhững pháp như Năm căn (6), Năm lực (7),Bảy giác Chi (8), Tám thánh đạo (9), v.v… Chúng sanh trong cõi đó nghetiếng chim xong thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng! 

 Xá-Lợi-Phất! Ông chớ chorằng những giống chim đó là do tội báo sinh ra, vì cõi Cực Lạc không có bađường ác, Xá-Lợi-Phất, cõi đó tên đường ác còn không có huống là có sự ác sao?Những giống chim đó là do đức Phật A Di Đà muốn cho tiếng pháp được tuyên lưu(bày tỏ chuyền đi) mà biến hóa ra đó thôi.

 Trong cõi Cực Lạc, giónhẹ thổi động các hàng cây báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vidiệu, ví như trăm ngàn thứ nhạc đồng hòa chung; người nào nghe tiếng đó tựnhiên đều sinh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. 

 Xá-Lợi-Phất: cõi Cực Lạcthành tựu công đức trang nghiêm như thế.

 

II) – DIỆU THẮNG CỦA PHẬTA DI ĐÀ:

 

 Xá-Lợi-Phất: Ông nghĩ sao, Đức Phật đó vìsao hiệu là A Di Đà? 

 Vì đức Phật đó có hàoquang sáng chói soi suốt vô lượng các cõi mười phương không bị chướng ngại (vôlượng quang); Đức Phật đó và nhân dân của Ngài sống vô lương A Tăng tỳ kiếp (vôlượng thọ). Đức Phật A Di Đà thành Phật đến nay đã 10 kiếp rồi (1 kiếp = 16triệu 800 nghìn năm).

 Lại trong cõi nước CựcLạc có vô lượng Thanh Văn đệ tử đều là bậc A La Hán, chẳng phải tính đếm mà cóthể biết hết được, hàng Bồ Tát chúng cũng đông như thế.

 Xá Lợi Phất, cõi CựcLạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế.

 Lại nữa, cõi Cực Lạc,những chúng sanh vãng sinh đến đó đều là bậcbất thóai chuyển (10) (không bị đọa nữa); trong đó córất nhiều vị bực nhất sanh bổ xứ (chuẩn bị thành Phật), số đó rất đông, chẳngphải tính đếm mà biết hết được, chỉ có thể dùng vô số a-tăng-kỳ để nói thôi!

 Chúng sanh nào nghenhững điều trên đây, nên phát nguyện cầu sinh sang cõi nước đó, vì sao? Vì:được cùng với các bậc Thượng thiện nhân ở cùng một chỗ. 

 

III) – NHÂN CỦA VÃNG SINH:

 Xá-Lợi-Phất! Chẳng cóthể dùng chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sinh sang cõi đó.

 Nếu có thiện nam tử,thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc haingày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày,một lòng không tán loạn. Thời người đó đến lúc lâm chung (chết) được đức Phật ADi Đà cùng hàng Thánh chúng hiện thân ở trước người đó. Người đó lúc chết tâmthần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A DiĐà.

Xem thêm: Máy Chủ Ảo Vps Windows Là Gì ? Tổng Hợp Tất Cả Những Điều Cần Biết Về Vps

 Xá Lợi Phất, ta thấy cónhững lợi ích ấy nên nói những lời như thế, nếu có chúng sinh nào nghe nhữnglời trên, nên phát nguyện sinh sang cõi Cực Lạc.

 

IV) – CHƯ PHẬT KHUYÊN TIN:

 Nói xong, đức Phật bảoTôn giả Xá Lợi Phất:

– Như Ta hôm nay ngợi khen công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn củađức Phật A Di Đà, thì hằng hà sa số chư Phật ở khắp sáu Phương Đông Tây Nam BắcTrên Dưới đều ở tại nước các Ngài, hiện ra tướng lưỡi rộng dài (nói chân thật)trùm khắp cõi tam thiên đại thiên (1 cõi Phật) mà nói lời thành thật rằng:”Chúng sanh các ngươi phải nên tin xưng tán công đức không thể nghĩ bàncủa Kinh: “Nhất Thiết (một lòng) Chư Phật Sở Hộ (độ cho) Niệm (nhớ) Này”,vì sao tên là Kinh Nhất-Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm?

 Vì nếu có thiện nam tử,thiện nữ nhân nào nghe Kinh này, và nghe danh hiệu của đức Phật A Di Đà mà thọtrì, thì những thiện nam tử cùng thiện nữ nhân ấy đều được tất cả các đức Phậthộ niệm, đều được không thoái chuyển nơi đạo Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác (bậc giác ngộ hiểu biết chân chính,không còn bậc nào hơn được nữa).

 Cho nên, các ông đềunên tin nhận lời của Ta và của Chư Phật nói; nếu có người đã phát nguyện, đangphát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sinh về cõi nước của đức Phật A Di Đà, nhữngngười ấy đều được không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác,thời đã sinh sang, đang sanh sang, hoặc sẽ sinh sang.

 Xá-Lợi-Phất! Cho nêncác thiện nam tử thiện nữ nhân, nếu người nào có lòng tin thì nên phát nguyệnsinh về cõi nước kia. Như ta hôm nay ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn củađức Phật A Di Đà, thời các đức Phật cũng ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàncủa Ta.

 

GIẢNG GIẢI:

 Đọc Kinh trên, chúng tathấy đức Phật nói rất rõ, duy có một số điểm cần tìm hiểu thêm, đó là:

1) – Cõi Cực Lạc: Người đời đều nghi ngờ cõi Cực Lạc ở xangoài mười muôn ức cõi Phật quá xa, lúc sắp lâm chung chỉ trong khoảnh khắc ekhó đến được, làm sao hiểu được điều này?

 Trong Kinh nói: Tâm baohư không trùm khắp pháp giới, thì mười muôn ức cõi Phật chỉ ở trong tâm ta, nàocó xa xôi gì? Khoảnh khắc mạng chung sinh trong tâm ta, nào có khó khăn gì?

 Vả lại, gọi mười muôn ứccõi nước là đối với cái nhìn của phàm phu, tâm trong sinh tử mà nói; nếu chúngsinh thành tựu Tịnh nghiệp, lúc lâm chung tâm an định tức là tâm thọ sinh Tịnhđộ, vừa khởi niệm liền được vãng sinh. Vì thế cho nên Kinh nói: “Mười muôn ứccõi nước chỉ trong khoảnh khắc liền đến, tự tâm vốn huyền diệu vậy!”.

2) – Phật A Di Đà: Dịch từ chữ Phạn (Sanskrit): Amitabha Buddha: Buddha dịch âm Hán là Giác là Phật, Amita dịch âm là A Di Đà nghĩa là vô lượng, bha là Quang, Amitabhalà vô lượng ánh sáng.

3) – Nước tám công đức là gì? Đó là:

1-Nước trong vắt không vẩn đục. 2- Nước mát dịu. 3- Nước thơm ngon ngọt. 4- Nướcmềm mại nhẹ nhàng. 5- Nước thấm nhuần. 6- Nước an hòa lặng lẽ. 7- Nước trừ đóikhát. 8- Nước nuôi lớn các căn.

4) – Sáu thời là gì?

 Ngày 6 thời, đêm 6 thời, ngày có các loạichim hót hòa nhã; Trung Hoa chia ra đêm năm canh, ngày sáu khắc.

5) – Đi kinh hành là gì?

 Đi kinh hành: Là đi bộ cho giãngân cốt sau khi ngồi thiền hay niệm Phật lâu, vừa đi vừa niệm, quán tưởng, thamthiền, v.v…, cũng là kinh hành.

6) – Năm Căn là gì?

 Năm Căn là năm vấn đề căn bản, năm cội gốc,năm nguồn căn bản cho việc tu hành, đó là Tín Căn, Tinh Tấn Căn, Niệm Căn (nhớnghĩ), Định Căn (tịch tĩnh), và Huệ Căn (trí tuệ).

7) – Năm Lực là gì?

 Năm Lực là năm sức mạnh mẽ, là năm năng lựcsức lực; Năm Căn ví như năm ngón của bàn tay, còn Năm Lực ví như sức co ruỗicủa các ngón tay để cầm, nắm, cấu véo, bóp, xoa. Năm Lực gồm có: Tín Lực, TinhTấn Lực, Niệm Lực, Định Lực, và Huệ Lực.

8) – Bảy Giác Chi là gì?

 Giác chữ Phạn là Boddhi (Bồ Đề) là giácngộ; Chi là nhánh, là bảy loại tu tuần tự sẽ đạt đến đạo qủa, còn gọi là “BảyGiác Phần”, bảy phương tiện thực hành sẽ giải thoát. Bảy giác chi gồm có: NiệmGiác Chi, Trạch Pháp Giác Chi (lựa chọn), Tinh Tấn Giác Chi, Hỷ Giác Chi, KhinhAn Giác Chi, Định Giác Chi, và Xả GiácChi.

9) – Tám Chính Đạo là gì?

 Tám Chính Đạo còn được gọi là Tám Thánh Đạolà con đường giải thoát, gồm có tám nhánh là Chính kiến (nhìn biết như thật),Chính tư duy (suy nghĩ đúng như thật), Chính ngữ (nói năng đúng sự thật), Chínhnghiệp (hành động phải đạo), Chính mệnh (nghề nghiệp chân chính), Chính tinhtấn (siêng năng cần mẫn), Chính niệm (nhớ nghĩ không quên), Chính định (thanhtịnh sáng suốt); thiếu một trong tám nhánh không thành Bát chính đạo. 

 Do những lời nguyện trong khi tu hành, đứcPhật A Di Đà đã trang nghiêm cõi Tịnh độ của Ngài thù thắng nên mới có đủ thứnhư các hàng cây, lưới báu, cung điện, các loài chim, những âm thanh hòa tấu vidiệu, khiến người nghe được tự nhiên niệm Phật niệm Pháp niệm Tăng.

 Nếu ai nghe danh hiệu Phật A Di Đà tintưởng niệm danh hiệu Ngài từ một ngày cho đến bảy ngày,một lòng không tán loạn. Thời người đó đến lúc qua đời được đức Phật A Di Đàcùng hàng Thánh chúng hiện thân trước người đó để tiếp rước về cõi Cực Lạc.

Xem thêm: Tìm Chân Mệnh Thiên Tử Là Gì, Chân Mệnh Thiên Tử Nghĩa Là Gì

10)- Bậc bấtthoái chuyển:

 Khi được sinh sang Tâyphương Cực Lạc, rồi tiếp tục tu hành cho đến ngày thành Phật, nên không bị đoạ.Điều này có năm nhân duyên khiến người vãng sinh không thoái chuyển, đó là:

 1. Do nguyện lực của PhậtA-di-đà thường thâu nhiếp giữ gìn.

 2. Do ánh sáng của Phậtluôn soi chiếu, tâm Bồ-đề thường tăng trưởng.

 3. Nước, chim, cây rừng, gió reo, nhạc tấu đềuthuyết giáo nghĩa khổ, không; người nghe những pháp ấy thường khởi lòng niệmPhật, niệm Pháp, niệm Tăng.

 4. Cõi nước Cực Lạc toàn là bậc Bồ-tát, Thượng nhân làm bạn lành, khôngcó cảnh duyên xấu ác, không có quỷ thần, tà ma; các thứ phiền não Tam độc, v.v…hoàn toàn không sinh khởi.

 5. Do sống lâu mãi mãi, đồng với Chư Phật vàChư Bồ-tát.

*

TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC TRANG NGHIÊM

MỤC 2:

LƯỢC KINH

 PHẬT VÔ LƯỢNG THỌ:

I) – KINH VÔ LƯỢNG THỌ:

*

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI NÓI KINH

 

 Một thời đức Phật ngự tại núi Kỳ Xà Quậtthuộc thành La Duyệt, nước Ma Kiệt cùng 1250 Tỳ Kheo, có đông đảo chúng Bồ Tát,các Vua Trời, và Thiên Long Bát Bộ. Lúc bấy giờ sắc diện của đức Thế Tôn vui vẻtươi sáng. Tôn giả A Nan Đà từ chỗ ngồi đứng lên, quỳ gối phải chắp tay bạchđức Phật rằng:

-Bạch đức Thế Tôn! Hôm nay sắc diện của Ngài vui vẻ tươi sáng chưa từng đượcthấy, có phải Ngài nghĩ nhớ đến Chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại chăng?

 ĐứcPhật dạy:

– Lànhthay, lành thay! Này A Nan: Ông phát trí tuệ hỏi được Như Lai việc ấy, Ông làĐại Sĩ hi hữu như hoa Ưu Đàm (1) xuấthiện ở thế gian, có lòng vì lợi ích chúng sanh, nên thưa hỏi việc ấy.

 Nầy A Nan, Như Lai Chính Đẳng Chính Giáchay khai thị vô lượng tri kiến, tại sao? Vì Như Lai tri kiến (biết thấy) vôchướng vô ngại, Như Lai, nếu muốn ở thế gian, có thể ở đến vô lượng vô số trămngàn ức na do tha kiếp (vô số kiếp) mà thân thể của Như Lai và các căn vẫnkhông tổn giảm, tại sao? Vì Như Lai được tam muội (tịch tịnh) tự tại rốt ráo; nàyA Nan, Ông hãy lắng nghe, khéo suy nghĩ, Ta sẽ vì ông mà phân biệt giải nói.

 Tôn giả A Nan thưa:

-Vâng! Bạch Thế Tôn! Con mong muốn được nghe đức Thế Tôn chỉ dạy.

 Đức Phật bảo:

-Thuở xưa, quá a tăng kỳ vô số đại kiếp, có Phật xuất thế hiệu là Nhiên Đăng NhưLai giáo hóa độ thoát vô lượng chúng sanh. Sau đó có Quang Viễn Phật, NguyệtQuang Phật, Chiên Đàn Hương Phật, v.v… hết thảy 52 vị Phật nối tiếp ra đời.

 Kế sau đó có đức Phật hiệu là Thế Tự TạiVương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế GianGiải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn (10 tên hiệu của chư Phật (3)).

 Lúc đó có Quốc Vương nghe đức Phật thuyếtpháp lòng rất vui đẹp phát tâm Vô thượng Bồ đề, từ bỏ ngôi vua xuất gia làm TỳKheo hiệu là Pháp Tạng, đến cúi lễ đức Phật Thế Tự Tại Vương, đi quanh bên phảiba vòng, quỳ chắp tay nói kệ ca tụng Phật xong bạch:

“-Bạch đức Thế Tôn, con đã phát tâm Vô thượng Chính giác, xin đức Thế Tôn nóikinh pháp cho, con sẽ tu hành nhiếp lấy cõi Phật vô lượng thanh tịnh trangnghiêm. Khiến con mau thành bực Chánh giác nhổ hết gốc rễ sinh tử khổ lụy.”

 Thế Tự Tại Vương Như Lai nói với Tỳ KheoPháp Tạng rằng: “- Công hạnh tu hành trang nghiêm Phật độ, ông tự biết lấy.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *