Time-out là cách phạt không bạo lực với mục đích giúp bé trầm tĩnh để suy nghĩ về những việc đã làm và tự rút ra bài học cho tương lai. Vì vậy, Trước khi time-out, khuyến khích bé suy nghĩ và rút kinh nghiệm, trong khi time-out, không nên nói gì hoặc khuyên gì với bé.

Dụng cụ cần thiết: Đồng hồ quay ngược & Ghế ngồi thoải mái

Thời gian time out: nên cho bé ngồi yên tĩnh với số phút bằng số tuổi. Vặn đồng hồ, và để ghế ở nơi yên tĩnh, không nhìn thấy TV, mọi vật xa tầm tay với của bé. Nếu time-out xong, bé lập lại hành vi cũ, time-out lại –> max là 20 lần/ ngày

Trong khi bị phạt, nếu trẻ rời khỏi chỗ phạt, điều cha mẹ cần làm là không nói gì hết, chỉ im lặng, đưa trẻ về chỗ phạt và tính giờ lại từ đầu. Nếu trẻ tè dầm, quẳng đồ đạc, giả vờ nôn ọe… tất cả chỉ để khiến phụ huynh phản ứng và nếu không có gì nguy hiểm, cha mẹ tốt nhất là nên làm ngơ những hành vi này.

Đang xem: Time out là gì, nghĩa của từ timeout trong tiếng việt

*

Nếu bé không chịu ngồi time-out thì tăng số phút quá số tuổi (max là 15′) và vẫn không chịu ngồi thì lấy đi những cái bé muốn ví dụ như TV, internet, đồ ngọt tráng miệng sau bữa cơm… Những cái bé muốn khác với những cái bé cần. Ví dụ: bé cần xem ti vi 15′ mỗi ngày để phát triển, nhưng bé thường thích xem tivi đến 1 tiếng. Và đó là cái bé muốn. Mẹ phải hiểu được cái nào là cần, cái nào là muốn. Khi phạt thì lấy đi cái con muốn, không lấy đi cái con cần.

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Tụ 104 Là Gì ? Tụ Gốm 104, Tác Dụng Và Thông Số Kỹ Thuật

Độ tuổi áp dụng time – out: từ 1 tuổi trở đi.

Xem thêm: To Start Over Là Gì – Start Over Có Nghĩa Là Gì

Nhật ký time out của mẹ Sóc:

Sóc hư, vừa mới bị mẹ phạt time-out vì tội đưa tay lên miệng ngậm cho giống mấy bạn trong lớp. Mẹ nói mãi không nghe, mẹ đếm 1-2-3, xong xách Sóc vào phòng ngủ, vặn đồng hồ kitchen timer. Boong, 2 phút, hết. Sóc ra, mắt rân rấn nước, ngồi vào lòng ba. Mẹ bắt xin lỗi, rồi mẹ thơm. Nói con là mẹ nói phải nghe. Tay dơ đưa vào miệng. Thói quen xấu của bạn, mẹ nói xấu mà bắt chước.

Time-out là phương pháp “ngắt, dừng, can thiệp” hành động xấu của trẻ, lái sự chú ý của trẻ qua một hướng khác mà không đánh, la, hét, kể lể. Phương pháp này của tác giả Thomas W. Phelan, được viết chủ yếu trong quyển sách “1-2-3 Magic & Effective Discipline for Chlidren 2-12″

Nhiều người nghe Time-out thì cũng time-out con nhưng không đúng cách, gây hiệu quả ngược. Con vẫn lờn, mẹ vẫn la hét. Lưu ý là phương pháp này không nói nhiều, chỉ đếm 1-2-3. Sau nhiều lần, trẻ chỉ cần nghe đếm 1 là lập tức ngưng ngay hành động mà bố mẹ không muốn trẻ làm

2 lỗi cha mẹ hay mắc phải là NÓI QUÁ NHIỀU và CẢM XÚC QUÁ NHIỀU. Nói nhiều và khi không có kết quả, dẫn đến Hội chứng Nói- thuyết phục- Tranh luận- La hét – Và Đánh con. Còn cảm xúc quá nhiều cũng không tốt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *